Krishnamurti Subtitles home


AM81T1 - Tư tưởng và thời gian là gốc rễ của sợ hãi
Buổi nói chuyện trước công chúng thứ 1
Amsterdam, Hà Lan
Ngày 19 tháng 9 năm 1981



1:30 Most unfortunately there are only two talks and so we have to condense what we have to say about the whole existence of life. We are not doing any kind of propaganda, we are not persuading you to think in one particular direction, nor convince you about anything. We must be quite sure of that. We are not bringing something exotic from the East, all that nonsense that goes on in the name of the gurus and those people who write strange things after visiting India. We do not belong to that crowd at all. But we would like to point out that during these two talks that we are thinking together, not merely listening to the talks, listening to some ideas, either agreeing or disagreeing with those ideas, we are not creating any kind of arguments, opinions, judgements, but together – I mean together, you and the speaker, are going to observe what the world has become, not only in the Western world but also in the East where there is a great deal of poverty, great misery, an enormous amount of population, where the politicians, as here in the West, are incapable of dealing with what is happening. They are all politicians thinking in terms of tribalism. Tribalism has become the glorified nationalism. And we cannot therefore rely on any politicians, or on any leader, or on any books that have been written about religion. We cannot possibly rely on any of these people, neither the scientists, nor the biologists, nor the psychologists. They have not been able to solve our human problems. I am quite sure you agree to all that. Nor can we rely on any of the gurus. Unfortunately these people come to the West and exploit people, get very rich, and they have nothing whatsoever to do with religion. Rất tiếc là chỉ có 2 buổi nói chuyện vì thế chúng ta phải cô đọng cái cần nói về toàn thể cuộc sống. Chúng tôi không đang tuyên truyền gì cả, không thuyết phục các bạn suy nghĩ theo hướng riêng biệt nào, cũng không làm cho các bạn tin về bất cứ điều gì. Chúng ta phải rất rõ ràng về điều đó. Chúng tôi không đem thứ gì đặc dị từ phương Đông tới, những thứ vô nghĩa ấy cứ tiếp diễn vì quyền lợi của những guru và những ai viết những điều lạ lùng sau khi viếng thăm Ấn Độ. Chúng tôi không hề thuộc về đám đông ấy. Nhưng chúng tôi muốn chỉ ra trong hai buổi đàm thoại này là chúng ta cùng nhau tư duy, chứ không chỉ lắng nghe bài nói, lắng nghe vài ý niệm, đồng ý hay không đồng ý với những ý niệm đó, chúng ta không tạo ra tranh luận, ý kiến, đánh giá nào cả, mà cùng nhau - tôi muốn nói là cùng nhau, các bạn và người nói, sẽ quan sát thế giới trở nên ra sao, không chỉ ở thế giới Tây phương mà còn ở Đông phương nơi đầy đói nghèo, đầy đau khổ, dân số đông đúc, nơi các chính trị gia, cũng như ở phương Tây này, không có khả năng giải quyết chuyện đang diễn ra. Họ là những nhà chính trị tư duy theo chủ nghĩa bộ lạc. Chủ nghĩa bộ lạc đã trở thành chủ nghĩa dân tộc vinh quang. Chúng ta do đó không thể dựa vào chính trị gia hay nhà lãnh đạo nào, hay bất kỳ sách vở nào viết về tôn giáo. Chúng ta không thể dựa dẫm vào những người này, cả những khoa học gia, nhà nghiên cứu sinh vật cũng như nhà tâm lý học. Họ không thể giải quyết được những vấn đề của con người chúng ta. Tôi chắc là các bạn đồng ý với điều này. Chúng ta cũng không thể lệ thuộc bất kỳ vị guru nào. Đáng tiếc, những ông này đến phương Tây lợi dụng người ta, trở nên giàu sụ, và họ chẳng làm bất kỳ điều gì với tôn giáo cả.
5:48 Having said all that, it is important that we, you and the speaker, think together. We mean by thinking together, not merely accepting any kind of opinion or evaluation but together observe not only externally – that is, what is happening in the world – but also what is happening to all of us inwardly, psychologically. Externally, outwardly there is great uncertainty, confusion, wars, or the threat of war. There are wars going on in some parts of the world, human beings are killing each other. That is not happening in the West, here, but there is the threat of the nuclear war, the bomb, and the preparation for war. And we ordinary human beings do not seem to be able to do anything about all that. There are demonstrations, terrorism, hunger strikes and so on. This is what is actually going on in the outward world; one tribal group against another tribal group; the West, America against another country and so on. The scientists are contributing to all that, and the philosophers, though they may talk against all that but inwardly they continue in terms of nationalism, according to their own particular career and so on. So that is what is actually going on in the outward world, of which any intelligent human being can observe. Tuy nói thế, nhưng điều quan trọng là chúng ta, các bạn và người nói, cùng suy nghĩ với nhau. Chúng tôi muốn nói cùng nhau suy nghĩ là không chỉ chấp nhận ý kiến hay đánh giá nào mà cùng quan sát không chỉ phía bên ngoài - tức là cái đang diễn ra trên thế giới - lẫn cái đang xảy ra ở nội tâm với tất cả chúng ta, thuộc về tâm lý. Bên ngoài, ngoại giới hết sức bất ổn, rối ren, chiến tranh, hay đe dọa chiến tranh. Nhiều cuộc chiến đang tiếp diễn ở nhiều nơi trên thế giới, loài người đang giết nhau. Không chỉ xảy ra ở phương Tây này, nhưng còn sự đe dọa của cuộc chiến hạt nhân, bom đạn và sự chuẩn bị cho chiến tranh. Chúng ta, những người bình thường dường như không thể làm được gì về chuyện này cả. Những cuộc biểu tình, chủ nghĩa khủng bố, tuyệt thực v.v... Đây là cái đang thực diễn ra nơi thế giới bên ngoài; bộ lạc này chống lại bộ lạc khác; phương Tây, Mỹ chống lại nước khác... Những khoa học gia đang góp phần vào đó, những triết gia, dù họ có thể lên tiếng phản đối nhưng về nội tâm họ vẫn tiếp tục với chủ nghĩa dân tộc, tùy theo nghề nghiệp riêng của họ... Đó là cái thực sự đang diễn ra ở ngoại giới, điều mà bất kỳ ai có chút nhạy bén đều có thể quan sát.
8:59 And inwardly, in our own minds and in our own hearts, we are also very confused. There is no security, not only perhaps for ourselves but for our future, our future generation. Religions have divided human beings as the Christian, the Hindus, the Muslims and the Buddhists and so on. Và ở phía trong, trong tâm thức của mình, chúng ta cũng rất rối ren. Không hề có an toàn, có lẽ không chỉ bản thân chúng ta mà còn cả tương lai, thế hệ tương lai của chúng ta nữa. Những tôn giáo đã chia rẽ loài người thành ra người Công giáo, người Ấn giáo, người Hồi giáo, Phật tử...
9:50 So considering all this, looking objectively, calmly, without any prejudice, observing, it is naturally important that we think about all this together. Think together. Not have opinions opposing another set of opinions; or one conclusion against another conclusion, one ideal against another ideal; but rather think together and see what we human beings can do. The crisis is not in the economic world nor in the political world, but the crisis is in our consciousness. I think very few of us realise that. The crisis is in our mind and in our heart. That is, the crisis is in our consciousness. Our consciousness, which is our whole existence, with our beliefs, with our conclusions, with our nationalism, with all the fears that one has, the pleasures, the apparently insoluble problem of sorrow, the thing that we call love, compassion, and the problem of death, and what is there, if there is anything hereafter, and the question of meditation, and if there is anything beyond time, beyond thought, if there is something eternal. That is the content of our consciousness. That is the content of every human being, whether they live in this country or in Asia, in India or in America or Russia. The content of our consciousness is the common ground of all humanity. I think this must be made very clear right from the beginning. Xem xét mọi điều này, nhìn một cách khách quan, điềm tĩnh, không kèm theo thành kiến nào, quan sát, tất nhiên điều quan trọng là chúng ta cùng suy tư về tất cả điều này. Cùng nhau suy nghĩ. Không có ý kiến này đối lập với ý kiến khác; hay kết luận này đối nghịch kết luận kia, lý tưởng này chống lý tưởng nọ; mà hãy suy nghĩ cùng nhau và thấy ra điều con người chúng ta có thể làm. Khủng hoảng không ở giới kinh tế, cũng không nơi giới chính trị, mà khủng hoảng nằm trong ý thức của chúng ta. Tôi cho là rất ít trong chúng ta nhận ra điều đó. Khủng hoảng nằm trong tâm, trong não của chúng ta. Nghĩa là khủng hoảng trong ý thức mình. Ý thức chúng ta là toàn bộ cuộc sống của chúng ta, với những niềm tin, những kết luận, với chủ nghĩa dân tộc của chúng ta, với những sợ hãi ta có, những lạc thú, những phiền muộn chừng như không thể hóa giải, điều chúng ta gọi là tình yêu, từ ái, chuyện về cái chết, và cái ở đó nếu có thứ gì ở kiếp sau, vấn đề thiền định, và liệu có cái gì siêu việt thời gian, nằm ngoài tư tưởng, có gì là vĩnh cửu hay không. Đó là nội dung ý thức của chúng ta. Đó là nội dung của mỗi con người, dù họ sống ở nước này hay ở châu Á, ở Ấn, Mỹ hay Nga. Nội dung ý thức của chúng ta là nền tảng chung của toàn nhân loại. Tôi nghĩ điều này phải được làm rõ ràng ngay từ lúc bắt đầu.
13:47 As a human being living in this part of the world, he suffers, not only physically but also inwardly. He is anxious, uncertain, fearful, confused, anxious, without any sense of deep security. It is the same in Asia, with every human being there, it is the same in India, it is the same in America and Russia. So our consciousness is common to all mankind. Please do listen to this. You may be hearing this for the first time and so please don’t discard it. Let’s investigate it together, let’s think about it together. Not when you get home but now. That your consciousness – what you think, what you feel, your reactions, your anxiety, your loneliness, your sorrow, your pain, the search for something that is not merely physical but goes beyond all thought – is the same as a person living in India or Russia or America. They go through the same problems as you do, the same problems of relationship with each other, man, woman. So we are all standing on the same ground - consciousness. Our consciousness is common to all of us. And therefore we are not individuals. Please do consider this. We have been trained, educated, religiously as well as scholastically, that we are separate souls, individuals, striving for ourselves, but that is an illusion because our consciousness is common to all mankind. So we are mankind. We are not separate individuals fighting for ourselves. This is logical, this is rational, sane. So we are not separate entities with separate psychological content struggling for ourselves. But we are, each one of us is actually the rest of human kind. Bởi một người sống ở nơi này, anh ta đau khổ, không chỉ về thân thể mà còn ở nội tâm. Anh ta lo âu, bất định, sợ hãi, rối ren, lo lắng, không có cảm giác an toàn sâu xa. Cũng vậy ở châu Á, với mọi người ở đó, Ở Ấn, ở Mỹ hay ở Nga cũng như nhau. Thế nên ý thức của chúng ta là chung đồng cho toàn nhân loại. Xin hãy lắng nghe điều này. Các bạn có thể nghe điều này lần đầu tiên và xin đừng chối bỏ nó. Hãy cùng tra xét nó, hãy cùng suy nghĩ về nó. Không phải khi bạn về nhà mà ngay lúc này. Ý thức của bạn - cái bạn nghĩ, điều bạn cảm nhận, những phản ứng, sự lo lắng, sự cô đơn, phiền muộn của bạn, nỗi đau của bạn, sự tìm kiếm điều gì không chỉ thuộc về vật chất mà vượt ra ngoài mọi tư tưởng - thì cũng y như một người sống ở Ấn, Nga hay Mỹ. Họ trải qua những vấn đề y như các bạn, những vấn đề về mối quan hệ như nhau với người khác, với người nam, người nữ. Vậy tất cả chúng ta cùng đứng trên một nền tảng như nhau là ý thức. Ý thức của chúng ta là chung đối với mọi người. Và do đó chúng ta không phải là những cá nhân. Xin hãy xem xét điều này. Chúng ta được đào tạo, giáo dục, thuộc về tôn giáo cũng như sách vở, rằng ta là những linh hồn riêng biệt, những cá nhân, phấn đấu vì bản thân, nhưng đó là một ảo tưởng bởi ý thức của chúng ta là chung cho toàn nhân loại. Chúng ta là nhân loại. Chúng ta không phải là những cá nhân biệt lập chiến đấu vì bản thân. Điều này rất logic, có lý và đúng mực. Vậy chúng ta không phải là những thực thể tách biệt với nội dung tâm lý riêng, đang đấu tranh cho chính mình. Mà chúng ta, mỗi người trong chúng ta thực sự là phần nhân loại còn lại.
17:57 So logically, perhaps you will accept it intellectually, but if you feel that profoundly, then our whole activity undergoes a radical change. That is the first issue that we have to think together about: that our consciousness, the way we think, the way we live, perhaps more comfortably, affluently, with greater facility to travel and so on, apart from that, inwardly, psychologically, you are exactly similar to those who live thousands and thousands of miles away. Có lẽ các bạn sẽ chấp nhận nó ở khía cạnh trí thức, nhưng nếu bạn cảm thấy điều ấy sâu sắc, thì toàn bộ hoạt động của chúng ta trải qua một sự biến đổi tận gốc. Đó là vấn đề đầu tiên chúng ta phải cùng suy nghĩ: rằng ý thức của chúng ta, cách ta nghĩ, lối ta sống, có lẽ tiện nghi, dư dả hơn, cùng phương tiện đi lại tốt hơn... ngoài ra, về nội tâm, về tâm lý, các bạn giống y như những người sống cách xa hàng ngàn dặm.
19:19 And so we have to think about these problems together. First, the problem of relationship: All life is relationship, the very existence is to be related. And when you observe what we have done with our relationship with each other, whether it is intimate or not, whether between two human beings, man and woman, in that relationship there is tremendous conflict, struggle - why? Why have human beings, who have lived for over a million years, have not solved this problem of relationship? That is, two people living together without conflict. Apparently we have not solved it. So if we could this morning perhaps for an hour, think together about it. Let’s together observe actually what is that relationship between a man and a woman, because all society is based on relationship. There is no society if there is no relationship, society then becomes an abstraction. So we should together, this morning, consider together what our relationships actually are. Vậy chúng ta phải cùng suy nghĩ những vấn đề này với nhau. Trước hết, vấn đề về mối quan hệ: Toàn bộ cuộc sống là sự tương giao, chính sự sống là liên quan nhau. Và khi bạn quan sát cái chúng ta đã làm với mối tương giao của mình với người, dù có thân mật hay không, dù giữa hai người với nhau, giữa nam và nữ, trong mối quan hệ đó có xung đột đấu tranh dữ dội - tại sao? Tại sao nhân loại đã sống trên triệu năm, vẫn không giải quyết được vấn đề mối quan hệ này? Nghĩa là hai người sống với nhau không xung đột. Dường như ta chưa giải quyết được nó. Vậy nếu chúng ta sáng nay có lẽ trong khoảng 1 giờ, cùng suy nghĩ về nó. Hãy cùng quan sát một cách thực sự mối quan hệ giữa người nam và người nữ là, bởi toàn xã hội đặt cơ sở trên mối quan hệ. Không có xã hội nếu không có mối quan hệ, xã hội khi ấy trở nên một thứ trừu tượng. Vậy chúng ta nên cùng nhau, trong sáng nay, cùng xem xét những mối tương giao của chúng ta thực sự là gì.
21:51 If one observes it closely there is conflict between man and woman. The man has his own ideals, his own pursuits, his own ambition, he is always seeking success, to be somebody in the world. And also the woman is struggling, also wanting to be somebody, wanting to fulfil, to become. Each is pursuing his own direction. So it is like two railway lines running parallel but never meeting, perhaps in bed but otherwise, if you observe closely they never meet actually, psychologically, inwardly – why? That is the question. When we ask why, we are always asking for the cause, we think in terms of causation, hoping thereby if we could understand the cause then perhaps we would change the effect. May I ask now – you all understand English I hope. If not I am talking to myself, which is rather absurd. One has not been in this country for ten years but one is glad to be back here again, but if we don’t understand English then I am afraid our communication is not possible. So one hopes that you understand English as clearly as possible. Unfortunately one can speak in French or Italian but that would be equally difficult. Nếu ta quan sát nó thật kỹ, có sự xung đột giữa người nam và người nữ. Người nam có những lý tưởng riêng, theo đuổi riêng, tham vọng riêng, anh ta luôn tìm kiếm thành công, để là ai đó trên đời. Và người nữ cũng đang đấu tranh, cũng muốn là ai đó, muốn thỏa mãn, trở thành. Mỗi người theo đuổi hướng riêng mình. Nó như 2 đường ray song song không bao giờ gặp, có lẽ trên giường nhưng theo cách khác, nếu bạn quan sát kỹ họ không bao giờ gặp nhau thật sự, về tâm lý, về nội tâm - tại sao? Đó là câu hỏi. Khi ta hỏi tại sao, ta luôn hỏi về nguyên nhân, chúng ta nghĩ về quan hệ nhân quả, hy vọng bằng cách ấy nếu ta có thể hiểu được nhân thì có lẽ chúng ta sẽ thay đổi được quả. Giờ tôi có thể hỏi không - hy vọng tất cả các bạn hiểu Anh ngữ. Nếu không tôi chỉ nói với mình, vậy thì quá ngớ ngẩn. Ông ấy đã không ở đất nước này 10 năm rồi và thấy vui khi trở lại đây, nhưng nếu chúng ta không hiểu Anh ngữ thì tôi sợ rằng không thể thông tri được. Nên hy vọng các bạn hiểu Anh ngữ càng rõ càng tốt. Rất tiếc, ông ấy có thể nói tiếng Pháp hay Ý nhưng như thế thì khó như nhau.
24:53 So we are asking a very simple but very complex question: why is it that we human beings have not been able to solve this problem of relationship though we have lived on this earth for over millions and millions of years? Is it because each one has his own particular image put together by thought, and our relationship is only based on two images: the image that the man creates about her and the image the woman creates about him? So, we are in this relationship : two images living together. That is a fact. If you observe very closely yourself, if one may point out, you have created an image about her, and she has created a picture, a verbal structure about you, the man. So relationship is between these two images. These images have been put together by thought. And thought is not related to love. Vậy chúng tôi sẽ hỏi một câu hỏi rất đơn giản nhưng cũng rất phức tạp: tại sao con người chúng ta đã không thể giải quyết vấn đề về mối quan hệ này dù chúng ta đã sống trên trái đất cả hơn triệu năm? Có phải là bởi mỗi người có hình ảnh của riêng mình được nhóm họp bởi suy nghĩ, và mối quan hệ của chúng ta chỉ dựa trên 2 hình ảnh: hình ảnh mà người nam tạo ra về người nữ và hình ảnh người nữ tạo ra về anh ta? Vậy chúng ta trong mối quan hệ này: hai hình ảnh sống với nhau. Đó là 1 thực kiện. Nếu các bạn quan sát thật kĩ bản thân, nếu ta có thể chỉ ra, bạn đã tạo 1 hình ảnh về cô ấy, và cô ấy đã tạo một bức tranh, một cấu trúc bằng từ về bạn, người nam. Vậy mối quan hệ là giữa hai hình ảnh này. Những hình ảnh này đã được đặt cạnh nhau bởi tư tưởng. Và tư tưởng thì không liên quan gì đến tình yêu.
26:55 Is thought love? All the memories of this relationship with each other, the remembrances, the pictures, the conclusions about each other, are - if one observes closely, without any prejudice - are the product of thought, are the result of various remembrances, experiences, irritations, loneliness. And so our relationship with each other is not love but the image that thought has put together. Tư tưởng có phải là yêu không? Mọi ký ức về mối quan hệ với nhau, sự hồi tưởng, những hình ảnh, những kết luận về nhau, - nếu ta quan sát thật kỹ mà không có định kiến nào - chúng là sản phẩm của tư tưởng, và kết quả của những ký ức khác nhau, những kinh nghiệm, sự cáu tức, nỗi cô đơn. Vậy mối quan hệ của chúng ta với nhau không phải là tình yêu mà là hình ảnh mà tư tưởng đã nhóm họp với nhau.
28:03 So we have to examine, if we are to understand the actuality of relationship, we have to understand the whole movement of thought because we live by thought, all our actions are based on thought; all the great buildings of the world are put together by thought, all the cathedrals, churches, temples and mosques are put there by thought, constructed by thought. And what is inside all these religious buildings – the inside, the figures, the symbols, the images – are all the inventions of thought. There is no refuting that. So thought has created not only the most marvellous architectural buildings and the contents of those buildings, but also it has created the instruments of war, the bomb, various forms of that bomb. Thought has also put together the surgeon, those marvellous instruments, so delicate in surgery. And also thought has made the carpenter. He must study the wood, the instruments and so on. So thought has done all this. The content of a church and the surgeon, the expert engineer who builds a beautiful bridge, are all the result of thought. There is no refuting that however much one may argue. So one has to examine what is thought, why human beings live on thought, why thought has brought about such chaos in the world – war, lack of relationship with each other, the great capacity of thought with its extraordinary energy. And also what thought has done through millions of years, bringing sorrow for mankind. Please observe this together, let’s examine it together. Don’t let’s oppose what the speaker is saying but let’s examine it, what he is saying together so that we understand what is actually happening to all human beings. We are destroying ourselves. Vậy chúng ta phải tra xét, nếu ta muốn thấu hiểu sự thực về mối quan hệ, chúng ta phải thấu hiểu toàn bộ chuyển động của tư tưởng bởi vì ta sống bằng tư tưởng, mọi hoạt động của ta dựa trên tư tưởng; mọi kiến trúc vĩ đại trên thế giới được dựng lên bởi tư tưởng, mọi thánh đường, nhà thờ, đền đài và nhà thờ Hồi giáo được hình thành bởi nghĩ tưởng, được xây dựng bởi tư tưởng. Cái gì bên trong những kiến trúc tôn giáo này - cái bên trong, những nhân vật, biểu tượng, hình ảnh - tất cả đều là những phát minh của tư tưởng. Điều ấy không thể chối cãi được. Tư tưởng không chỉ tạo ra những công trình kiến trúc tuyệt vời nhất và nội dung của những công trình đó, nhưng nó cũng tạo ra những khí giới chiến tranh, bom đạn, rất nhiều thể loại bom. Tư tưởng cũng kết tạo nên nhà phẫu thuật, những dụng cụ thật tuyệt, thật tinh tế trong nghề phẫu thuật. Và tư tưởng cũng tạo dựng nên người thợ mộc. Anh ta hẳn là học về gỗ, các dụng cụ v.v... Vậy tư tưởng đã làm tất cả điều này. Nội dung của nhà thờ và nhà phẫu thuật, người kỹ sư lão luyện xây nên một cây cầu đẹp, tất cả là kết quả của tư tưởng. Không có gì bác bỏ được điều ấy dù ta có tranh luận đến đâu đi nữa. Vậy ta phải xem xét tư tưởng là gì, tại sao con người sống trên tư tưởng, tại sao tư tưởng lại đem đến rối loạn trên thế giới như thế - chiến tranh, thiếu thốn quan hệ với nhau, khả năng to lớn của tư tưởng cùng năng lượng phi thường của nó. Và cũng vậy điều tư tưởng đã làm suốt triệu năm, đem khổ đau đến cho con người. Xin hãy cùng quan sát, cùng quan sát với nhau. Đừng phản đối điều diễn giả đang nói mà hãy xem xét nó, điều ông ta nói cùng chúng ta để rồi chúng ta thấu hiểu cái đang thực xảy ra với toàn nhân loại. Chúng ta đang hủy hoại chính mình.
32:12 So we have to go very carefully into the question of thought. Thought is the response of memory. Memory is not only the remembrance of things past but also thought which projects itself as hope in the future. So thought is the response of memory, memory is knowledge, knowledge is experience. That is, there is experience, from experience there is knowledge, from knowledge there is memory, or remembrance, and from memory you act. So from that action you learn, which is further knowledge. So we live in this cycle – experience, knowledge, memory, thought, action. In this cycle human beings live, always living within the field of knowledge. I hope this is not boring you. If you are bored, I am sorry. If you want something romantic, sentimental, something that pleases you, I hope you won’t listen then. But what we are talking about is very serious. It is not something for the weekend, for a casual listening because we are concerned with the radical change of human consciousness. So we have to think about all this, look together, see if it is possible why human beings who have lived on this earth for so many million years are still as we are. We may have advanced technologically, better communication, better transportation, hygiene and so on, but inwardly we are the same, more or less: unhappy, uncertain, lonely, carrying the burden of sorrow endlessly. And any serious man confronted with this challenge must respond, he can’t take it casually, turn his back on it. That is why this meeting and tomorrow morning’s meeting is very serious because we have to apply our minds and our hearts to find out if it is possible to radically bring about a mutation in our consciousness and therefore in our action and behaviour. Vậy chúng ta phải xem xét thật cẩn trọng vấn đề tư tưởng. Tư tưởng là phản ứng của ký ức. Ký ức không chỉ là nhớ lại những gì ở quá khứ mà tư tưởng còn phóng chiếu bản thân nó thành hy vọng ở tương lai. Vậy tư tưởng là phản ứng của ký ức, ký ức là kiến thức, kiến thức là kinh nghiệm. Tức là có kinh nghiệm, từ kinh nghiệm mới có kiến thức, từ kiến thức có ký ức, hay hồi tưởng, và từ ký ức bạn hành động. Rồi từ hành động đó bạn học, tức là kiến thức sâu hơn. Vậy chúng ta sống trong chu kỳ này - kinh nghiệm, kiến thức, ký ức, tư tưởng, hành động. Nhân loại sống trong chu kỳ này, luôn luôn sống trong phạm vi của kiến thức. Tôi hy vọng điều này không khiến các bạn chán. Tôi lấy làm tiếc nếu các bạn chán. Nếu bạn muốn điều gì đó lãng mạn, ủy mị, điều gì làm mình vui thì mong bạn đừng nghe nữa. Tuy nhiên điều chúng ta đang nói đây thật sự nghiêm túc. Nó không phải thứ dành cho ngày cuối tuần, nghe cho vui tai bởi chúng ta đang quan tâm đến đổi thay gốc rễ của ý thức nhân loại. Vậy chúng ta phải suy tư về tất cả, cùng quan sát, xem có thể không, tại sao nhân loại đã sống trên hành tinh này bao nhiêu triệu năm rồi mà vẫn như chúng ta hiện giờ. Chúng ta có thể đã tiến bộ về công nghệ kỹ thuật, truyền thông tốt hơn, vận tải tốt hơn, vệ sinh dịch tễ ..., nhưng còn nội tâm chúng ta ít nhiều vẫn như nhau: bất hạnh, bất định, cô đơn, mang vác gánh muộn phiền không dứt. Và bất kì ai nghiêm túc khi đối mặt với thử thách này đều phải đáp ứng, anh ta không thể đón nhận thờ ơ, rồi quay lưng với nó. Đó là lý do tại sao buổi gặp mặt này và sáng mai thật hệ trọng bởi chúng ta phải dùng tâm và trí của mình để khám phá ra liệu có thể xuất hiện cuộc đổi thay tận gốc trong ý thức chúng ta và do vậy cũng là trong hành động và cư xử của chúng ta.
35:53 So as we were saying, thought is born of experience, knowledge and so there is nothing whatsoever sacred about thought. It is materialistic, it is a process of matter, thinking. And we have relied on that, on thought to solve all our problems, political, religious, relationship and so on. And our brains, our minds are conditioned, educated to solve problems. Thought has created the problem and then our brains, our minds, are trained to solve problems. If you have an engineering problem you solve it, a problem of disease, one solves it and so on. Our minds are trained to solve problems. These problems are created by thought psychologically, inwardly. You follow what is happening? Thought creates the problem psychologically and the mind is trained to solve problems, so thought, creating the problem, thought then tries to solve the problem. So it is caught in the same old process, a routine. So problems are becoming more and more complex, more and more insoluble. So we must find, if it is at all possible, if there is a different way of approaching this life, not through thought because thought has not solved our problems. On the contrary, thought has brought about greater complexity. We must find if it is possible, or if it is not possible, if there is a different dimension, a different approach to life altogether. And that is why it is important to understand the nature of thought, the nature of our thinking. Our thinking is based on remembrance, remembrance of things past. Which is, thinking about what happened a week ago, thinking about it, modified in the present and projected into the future. This is the movement of our life, which is an actuality. So knowledge has become all important for us but knowledge is never complete. Knowledge about anything is still incomplete, will always be incomplete. Therefore knowledge always goes with ignorance, knowledge always lives within the shadow of ignorance. That is a fact. It is not the speaker’s invention, or conclusion, but that is so. Vậy như đã nói, tư tưởng thoát thai từ kinh nghiệm, kiến thức và do đó tư tưởng dù thế nào cũng chẳng có gì thiêng liêng cả. Nó thiên về vật chất, sự suy nghĩ là một diễn trình thuộc về vật chất. Và chúng ta phụ thuộc vào đó, vào tư tưởng để giải quyết mọi vấn đề của mình, về chính trị, tôn giáo, mối quan hệ... Và não bộ, tâm thức của chúng ta bị tập nhiễm, được rèn luyện để giải quyết những vấn đề. Tư tưởng đã tạo ra vấn đề và rồi não bộ và tâm thức chúng ta, được huấn luyện để giải quyết chúng. Nếu bạn có một vấn đề kĩ thuật bạn giải quyết nó, một vấn đề về bệnh tật, ta giải quyết nó... Tâm thức của chúng ta được đào luyện để giải quyết những vấn đề. Những vấn đề này đã được tư tưởng tạo nên về mặt tâm lý, nội tâm. Các bạn có theo sát cái đang diễn ra không? Tư tưởng tạo nên vấn đề về tâm lý và tâm thức được đào luyện để giải quyết những vấn đề, vậy là tư tưởng tạo nên vấn đề, rồi tư tưởng lại cố gắng giải quyết vấn đề. Thế thì nó mắc kẹt trong cùng một diễn trình, lề thói cũ. Rồi những vấn đề ngày càng trở nên phức tạp, càng không thể hóa giải. Thế nên chúng ta phải tìm ra liệu có thể nào, liệu có một lối tiếp cận đời sống nào khác hay không, không qua tư tưởng bởi vì nó đã không giải quyết được những vấn đề của chúng ta. Trái lại, tư tưởng còn đem lại rắc rối hơn nhiều. Chúng ta phải cùng nhau tìm xem liệu có khả dĩ hay bất khả, có một chiều kích khác, một lối tiếp cận đời sống khác biệt hay không? Và đó là lý do tại sao việc thấu hiểu bản chất của tư tưởng, bản chất suy nghĩ của mình thật là hệ trọng. Suy nghĩ của chúng ta dựa trên trí nhớ, hồi tưởng những điều đã qua. Ấy là suy nghĩ về cái đã xảy ra tuần trước, nghĩ ngợi về nó, chỉnh sửa trong hiện tại và phóng hiện thành tương lai. Đây là chuyển động của cuộc sống chúng ta, là một thực tế. Kiến thức đã trở nên quá quan trọng với chúng ta, nhưng kiến thức không bao giờ là trọn vẹn. Kiến thức về bất cứ điều gì luôn là bất toàn, luôn là chưa đầy đủ. Do đó kiến thức luôn đi kèm với vô minh, kiến thức luôn sống trong bóng tối của vô minh. Đó là một thực kiện. Nó không phải là phát minh hay kết luận của người nói, mà nó là thế.
40:11 So, love is not knowledge. Love is not remembrance. Love is not desire or pleasure. Desire, pleasure, remembrance are based on thought. So our relationship with each other, however close, however near, if you look at it closely, is based on remembrance which is thought. So in that relationship actually, though one may say you love your wife or your husband or your girlfriend and so on, it is actually based on remembrance which is thought. Therefore in that there is no love. Would you actually see that fact? Or do we say, ‘What terrible things you are saying. I do love my wife’ – but is that so? Can there be love when there is jealousy, possessiveness, attachment, when each one is pursuing his own particular ambition, greed, envy, direction, like two parallel lines never meeting. Is that love? So one has to enquire if one is to pursue the problem of existence seriously, profoundly, one must examine what is desire. Why human beings have been driven by desire. Can the speaker go on with all this? Sorry, you have to bear this but it is your fault that you are here! And perhaps also the speaker’s! I hope we are thinking together, observing together, as two friends walking along that road and seeing what is around us, not only what is very close, what is immediately perceived, but also what one sees in the distance, because we are taking the journey together, perhaps affectionately, hand in hand, or as two friends, amicable, examining the very complex problem of life in which there is no leader, there is no guru, because when one actually sees that our consciousness is the consciousness of the rest of mankind then we realise we are both the guru and the disciple, the teacher as well as the pupil, because we are all that, it is all in our consciousness. That is a tremendous realisation. So that as one begins to understand oneself deeply one becomes a light to oneself and not depend on anybody, on any book, on any authority, including that of the speaker, so that we are capable of understanding this whole problem of living and be a light to ourselves. Vậy tình yêu không phải là kiến thức. Tình yêu không phải là tưởng nhớ. Tình yêu không phải là khát khao hay lạc thú. Khát khao, lạc thú, tưởng nhớ được đặt nền móng trên tư tưởng. Mối quan hệ của chúng ta với người khác, dù cho thân thiết, gần gũi ra sao, nếu bạn nhìn nó thật kĩ, thì nó đều dựa trên hồi ức, vốn là tư tưởng. Vậy thực sự, trong mối quan hệ đó, dù bạn có thể nói bạn yêu vợ hay chồng bạn, hay bạn gái của bạn..., nó thực sự đặt cơ sở trên sự hồi tưởng, tức là tư tưởng. Do đó trong đó không có yêu thương. Các bạn có thực sự thấy thực kiện đó không? Hay ta lại nói, "Ông đang nói những điều thật kinh khủng. Tôi thực sự yêu vợ tôi" - nhưng có thật vậy không? Có thể nào có yêu thương khi có ghen tuông, sở hữu, ràng buộc, khi mỗi người đều đang theo đuổi tham vọng riêng, tham lam, đố kỵ, cai quản, giống như hai đường thẳng song song chẳng bao giờ gặp. Đó là yêu ư? Nên ta phải xét xem nếu ta định theo đuổi vấn đề của cuộc sống một cách nghiêm túc, sâu sắc, ta hẳn phải thẩm tra xem dục vọng là gì. Tại sao con người lại bị dục vọng sai khiến. Diễn giả có thể tiếp tục tất cả chuyện này không? Xin thứ lỗi, các bạn phải chịu đựng nó, nhưng đây là lỗi của bạn khi bạn ở đây! Và có lẽ cũng là lỗi của người nói nữa! Tôi mong chúng ta cùng suy nghĩ, cùng quan sát, như hai người bạn thả bước dọc con đường và nhìn ngắm xung quanh, không chỉ cái ở thật gần, cái lĩnh hội được tức thời, mà cả cái ta thấy ở đàng xa, bởi vì chúng ta đang bước cùng nhau, có thể một cách trìu mến, tay trong tay, hoặc như hai người bạn thân tình, xem xét vấn đề cuộc sống hết sức phức tạp này mà không có ai là lãnh đạo, là đạo sư, bởi vì khi ta thực sự thấy rằng ý thức của chúng ta là ý thức của phần nhân loại còn lại thì chúng ta vừa là sư vừa là đệ, là thầy cũng như là trò, bởi chúng ta là tất cả điều đó, tất cả đều trong ý thức của chúng ta. Đó là một sự tỏ ngộ dữ dội. Để rồi khi ta bắt đầu thấu hiểu bản thân một cách thâm sâu ta trở thành ngọn đuốc cho chính mình và không phụ thuộc vào bất cứ ai, vào bất cứ kinh sách, bất cứ thẩm quyền nào, kể cả của người nói, để mà chúng ta có khả tính thấu hiểu trọn vẹn vấn đề cuộc sống này và là ánh sáng cho chính ta.
45:30 So we must examine together desire, because if desire is love then desire creates problems. Love has no problems, and to understand the nature of love, compassion, with its own intelligence, we must understand together what is desire. Desire has extraordinary vitality, extraordinary persuasion, drive, achievement, and the whole process of becoming, success, is based on desire – desire which makes us compare with each other, imitate, conform. So it is very important in understanding the whole nature of ourselves to understand what desire is, not to suppress it, not to run away from it, not to transcend it, but to understand it, to look at it, to see the whole momentum of it. We can do that together, which doesn’t mean that you are learning from the speaker. The speaker has nothing to teach you. Please realise this. The speaker is merely acting as a mirror in which you can see yourself. And then when you see yourself clearly you can discard the mirror, it has no importance, you can break it up. Vậy chúng ta phải cùng xem xét dục vọng, bởi vì nếu dục vọng là tình yêu thì dục vọng tạo nên những vấn đề. Tình yêu không có những vấn đề, và để hiểu bản chất của tình yêu, lòng trắc ẩn cùng sự thông tuệ của nó, chúng ta hẳn phải cùng nhau thấu hiểu dục vọng là gì. Dục vọng có sức sống mãnh liệt, có sức thuyết phục, sự nỗ lực, sự thành tựu phi thường, và toàn bộ diễn trình trở thành, thành công đặt cơ sở trên dục vọng - dục vọng khiến ta so sánh với kẻ khác, bắt chước, tuân phục. Vậy nên trong việc thấu hiểu toàn bộ bản chất của chính mình, điều quan trọng là thấu hiểu dục vọng là gì, mà không đè nén nó, không chạy trốn khỏi nó, không vượt qua nó, mà là thấu hiểu được nó, ngắm nhìn nó, thấy được toàn bộ chuyển động của nó. Chúng ta có thể cùng thực hiện điều đó, nó không có nghĩa rằng bạn đang học từ diễn giả. Người nói không có gì để dạy bạn. Xin hãy thấy rõ. Người nói chỉ đang đóng vai trò như một tấm gương, trong đó bạn có thể thấy chính mình. Và rồi khi bạn thấy bản thân rõ ràng, bạn có thể bỏ gương đi, nó không quan trọng gì, bạn có thể đập bỏ nó.
47:48 So to understand desire requires attention, seriousness, it is a very complex problem. Why human beings have lived on this extraordinary energy of desire as the energy of thought. What is the relationship between thought and desire? What is the relationship between desire and will? Because we live a great deal by will. So, what is the movement, the source, the origin of desire? If one observes oneself one sees the origin, the beginning of desire begins with sensation, sensory responses, sensory responses with its contact, sensation, then thought creates the image, at that moment begins desire. Please let’s look at it very closely. One sees something in the window, a robe, a shirt, a car, a scarf, whatever it is - seeing, sensation, then touching it, and then thought saying, ‘If I put that dress or shirt on how nice it will look’ – it creates the image, then begins desire. Right? Do you follow all this? See it for oneself, it is fairly simple. You see something very nice, there is the sensation created through nervous responses, optical response, then thought saying, 'how nice I would look with that dress, or shirt, or coat' or whatever it is, then desire begins. So, the relationship between desire and thought is very close. If there was no thought there would be only sensation - not all the problems created by desire. I hope we are meeting each other. Vậy để thấu hiểu dục vọng đòi hỏi sự chú tâm, nghiêm túc, nó là một vấn đề hết sức phức tạp. Tại sao nhân loại sống trên năng lượng dục vọng to lớn như năng lượng của tư tưởng. Mối quan hệ giữa tư tưởng và dục vọng là gì? Mối quan hệ giữa dục vọng và ý chí là gì? Bởi vì chúng ta sống bằng ý chí rất nhiều, Vậy sự vận hành, nguồn gốc, căn nguyên của dục vọng là gì? Nếu ta quan sát bản thân ta sẽ thấy cái căn nguyên, khởi nguồn của dục vọng bắt đầu bởi cảm giác, những phản ứng thuộc giác quan, những đáp ứng của giác quan với sự tiếp xúc của nó, cảm giác, rồi tư tưởng tạo nên hình ảnh, và khoảnh khắc đó dục vọng bắt đầu. Xin quan sát nó thật kỹ. Ta thấy điều gì đó ở cửa sổ, áo choàng, áo sơ mi, chiếc xe hơi, khăn quàng cổ, bất cứ nó là gì - nhìn, cảm giác, rồi xúc chạm nó, và rồi tư tưởng nói, "Nếu tôi mặc cái áo váy hay chiếc sơmi đó vào thì trông sẽ thật tuyệt"- nó tạo ra hình ảnh, và dục vọng bắt đầu. Phải không? Các bạn theo sát điều này chứ? Thấy nó cho chính mình, nó khá đơn giản. Bạn thấy cái gì đó rất đẹp, có cảm giác được tạo ra qua những đáp ứng thuộc thần kinh, đáp ứng thuộc thị giác, rồi tư tưởng nói, “Tôi sẽ thật tuyệt với cái váy đó, hay cái áo sơ mi, chiếc áo choàng” hay bất cứ nó là gì, rồi dục vọng khởi lên. Vậy mối quan hệ giữa dục vọng và tư tưởng rất gần gũi. Nếu không có tư tưởng thì sẽ chỉ có cảm giác – không phải tất cả những vấn đề đều được dục vọng tạo ra. Tôi hy vọng chúng ta đang gặp nhau.
51:15 So desire is the quintessence of will. So, thought dominates sensation and creates the urge, the desire to possess. Am I talking to myself, or are you all in it? Perhaps all this may be new to you, but we have to think about all these things together, not as separate individual with his own particular conclusions but together observe all this and be very clear about all this. Dục vọng là cái tinh túy của ý chí. Rồi tư tưởng chi phối cảm giác và tạo nên sự thôi thúc, dục vọng sở hữu. Tôi có đang nói một mình không, hay tất cả các bạn vẫn còn trong cuộc? Có lẽ tất cả điều này mới mẻ với các bạn, nhưng chúng ta phải cùng suy nghĩ về chúng, không như cá nhân tách biệt với những định kiến riêng tư mà là cùng quan sát mọi thứ này và thật sự tỏ tường về nó.
52:16 So where in relationship thought operates, which is remembrance creating the image about each other, where there is that image created by thought there can be no love. Or where there is desire, sexual or other forms of desire, prevents – because desire is part of thought – prevents love. Chỗ nào trong mối quan hệ mà tư tưởng vận hành, tức là sự hồi tưởng tạo nên hình ảnh về người khác, nơi nào có hình ảnh được tạo bởi tư tưởng thì không thể có tình yêu. Hay nơi nào có dục vọng, thuộc về tính dục hay những dạng dục vọng khác – bởi vì dục vọng là một phần của tư tưởng – thì sẽ ngăn trở yêu thương.
53:03 And also we should consider in our examination together the nature of fear, because we are all caught in this terrible thing called fear. We don’t seem to be able to resolve it. We live with it, become accustomed to it, or escape from it, through amusement, through worship, through various forms of entertainment, religious and otherwise. So we must together examine again the nature and the structure of fear. Please, fear is common to all of us, whether you live in this tidy, clean country, or in India where it is untidy, dirty, over-populated, and so on. It is the same problem, fear. And man has lived with it for thousands and thousands of years, and we haven’t been able to resolve it. Is it possible – one is asking this question most seriously – is this at all possible to be totally completely free of fear, not only physical forms of fear but much more subtle forms of fear inwardly. Conscious fears and the deep undiscovered fears, fears that are deeply in our consciousness which we have never even examined that they are there. Chúng ta cũng nên lưu ý trong việc cùng nhau suy xét về bản chất của sợ hãi, bởi vì tất cả chúng ta mắc kẹt trong điều khủng khiếp được gọi là sợ hãi. Chúng ta dường như không thể giải quyết nó. Ta sống với nó, trở nên quen nó, hay trốn tránh nó, qua giải trí, qua thờ phượng, qua những hình thức tiêu khiển khác nhau, về tôn giáo và về mặt khác. Vậy chúng ta phải cùng nhau xem xét lại bản chất và cấu trúc của sợ hãi. Làm ơn, sợ hãi là phổ biến với tất cả chúng ta, dù bạn sống ở đất nước ngăn nắp sạch sẽ này, hay ở Ấn - nơi lôi thôi, dơ bẩn, thừa dân số… Cùng là một vấn đề, sợ hãi. Con người đã sống với nó cả muôn ngàn năm rồi và chúng ta vẫn không thể giải quyết được nó Liệu có thể không – ta đang hỏi câu hỏi này hết sức nghiêm túc – có chút khả tính nào tự do hoàn toàn triệt để khỏi sợ hãi, không chỉ những dạng sợ hãi thuộc thân thể mà còn những dạng sợ hãi vi tế hơn nhiều thuộc nội tâm. Những sợ hãi ý thức được và những nỗi sợ sâu thẳm chưa được phát giác, sợ hãi nằm sâu trong ý thức mà chúng ta chưa bao giờ tra xét ra chúng ở đó.
55:34 Examination does not mean analysis. I know it is the fashion that if you have any problem turn to the analyst. I hope there aren’t any here! And the analyst is like you and me, only he has got a certain technique. But we must examine what is observation and analysis. Analysis implies there is an analyser. Is the analyser different from that which he analyses? Or the analyser is the analysed? You understand the question? The analyser is the analysed. That is an obvious fact. I am analysing myself but who is the analyser, in me, who says, ‘I must analyse’? It is still the analyser separating himself from the analysed, and then examining that which is going to be analysed - right? So, the analyser is that which he is examining, analysing. Both are the same, it is a trick played by thought. So, when we observe, there is no analysis, merely to observe things as they are. To observe actually what is, not to analyse what is, because in the process of analysis one can deceive oneself. And if you like to play that game you can go on endlessly until you die analysing, and never bringing about a radical transformation within oneself. Whereas observation, to look, to look at the present world as it is, not as a Dutchman, Englishman, or French or this or that, but to see actually what is happening. That is observation, pure observation of things as they are. Tra xét, khảo sát không có nghĩa là phân tích. Tôi biết rằng nếu bạn có bất cứ vấn đề gì đều quay sang nhà phân tích là một điều phổ biến. Hy vọng rằng không có chuyện đó ở đây! Nhà phân tích cũng giống như bạn và tôi, chỉ là ông ấy có một kỹ thuật nhất định. Nhưng chúng ta phải xem xét cái gì là sự quan sát và sự phân tích. Sự phân tích ám chỉ có người phân tích. Người phân tích có khác với cái anh ta phân tích không? Hay người phân tích là cái được phân tích? Bạn hiểu vấn đề chứ? Người phân tích là cái được phân tích. Đó là một thực kiện rõ ràng. Tôi đang phân tích mình, nhưng ai là người phân tích, trong tôi, người mà nói, “tôi phải phân tích” ấy? Nó vẫn là người phân tích tự chia tách bản thân với cái được phân tích, và rồi xem xét cái sẽ được phân tích – phải chứ? Thế nên, người phân tích chính là cái mà anh ta đang xem xét, phân tích. Cả hai là như nhau. Nó là một mánh khóe mà tư tưởng chơi đùa. Vậy khi ta quan sát, đừng phân tích, chỉ có quan sát sự việc như chúng là. Quan sát thật sự cái đang là chứ không phân tích cái đang là, bởi trong diễn trình phân tích ta có thể gạt chính mình Và nếu bạn thích chơi trò đó bạn có thể tiếp tục không bao giờ ngừng đến khi bạn chết trong phân tích, và không bao giờ đem lại một sự đổi thay căn để nào trong chính mình. Trái lại, quan sát, nhìn ngó, nhìn vào thế giới hiện tại như nó là, không như một người Hà Lan, người Anh, người Pháp, đây hay đó, mà nhìn thực sự cái đang xảy ra. Đó là quan sát, quan sát thuần túy về sự việc như chúng là.
58:34 So we have to examine or observe what fear is, not what is the cause of fear – we will look at that presently – not what is the cause of fear which implies analysis, going further, further back, the origin of fear, – we’ll find that out in a minute – but to learn the art of observing, not translating what you observe, or interpreting what you observe but just to observe, as you would observe a lovely flower. The moment you tear it to pieces the flower is not. That is what analysis is. But to observe the beauty of a flower, the light in a cloud, the evening light, a tree by itself in a forest, just to observe it. So similarly if we can, to observe fear. What is the root of fear, not the various aspects of fear? Right? Can we go on with this? That is, suppose I am afraid. Suppose – I am not – suppose I am afraid, I must make this point very clear. What the speaker says, he lives, otherwise he wouldn’t get up on a platform and talk about it. He has done it for sixty years, he wouldn’t deceive himself, one can, but he has gone into it very deeply. So what he says is what to him is a fact, not just an illusion, an escape. Rồi chúng ta phải xem xét hay quan sát sợ hãi là gì, không phải cái gì là nguyên nhân của sợ hãi – ta nhìn điều đó ngay hiện tại – không phải nguyên nhân sợ hãi là gì, vốn hàm ý phân tích, đi xa hơn, đi lùi lại, nguồn gốc của sợ hãi, - chúng ta sẽ tìm ra nó sớm thôi – còn để học nghệ thuật quan sát, không diễn dịch cái bạn quan sát, hay giải thích cái bạn quan sát mà chỉ quan sát thôi, như khi bạn quan sát một đóa hoa đẹp. Giây phút bạn xé nó ra thành từng mảnh thì không còn hoa nữa. Đó là sự phân tích. Còn để quan sát vẻ đẹp của đóa hoa, ánh sáng trong mây, ráng nắng chiều, bản thân một cội cây trong rừng thì hãy chỉ nhìn nó thôi. Tương tự như thế, nếu có thể, chúng ta chỉ quan sát sợ hãi thôi. Gốc rễ của sợ hãi, không phải những khía cạnh khác nhau của sợ hãi, là gì? Chúng ta có thể tiếp tục chỗ này không? Nghĩa là giả sử tôi đang sợ hãi. Giả dụ nhé – chứ tôi thì không – giả sử tôi đang sợ, tôi phải nêu điểm này thật rõ ràng. Người nói sống với điều ông ấy nói, nếu không ông ấy sẽ không lên nơi bục này và nói chuyện về nó. Ông ấy đã làm nó trong sáu mươi năm qua, ông ấy đã không lừa gạt bản thân, ông ấy có thể, nhưng ông ấy đã thâm nhập nó thật sâu. Vậy nên điều ông ấy nói, đối với ông ấy là một thực kiện, chứ không phải là ảo tưởng, né tránh.
1:00:47 So we are asking if it is at all possible to be free of fear, absolutely. Psychologically, inwardly, what is the root of fear? What does fear mean? Fear of something that has given you pain, fear of what might happen. That is the past, or what might happen in the future - right? Not what might happen now because now there is no fear. But you can see for yourself fear is a time process - right? Fear of something that has happened last week, an incident which has brought psychological pain, or physical pain, and the fear that it might happen again tomorrow: losing a job, not achieving something you want, not achieving illumination and all that stuff. So fear is a movement in time - right? A movement from the past through the present, modifying itself to the future. So the origin of fear is thought. And thought is time, because thought is the accumulation of knowledge through experience, memory, response of memory, thought, action. So thought-time are one, and thought-time is the root of fear. That is fairly obvious. It is so. Chúng ta đang truy vấn liệu có chút khả dĩ nào tự do khỏi sợ hãi hoàn toàn hay không? Về mặt tâm lý, về nội tâm, gốc rễ của sợ hãi là gì? Sợ hãi có nghĩa gì? Sợ thứ gì đó khiến bạn đau đớn, sợ điều gì có thể xảy ra. Điều đó là quá khứ, hay cái có thể xảy đến ở tương lai – phải không? Không phải là cái có thể xảy ra bây giờ bởi lúc này thì không có sợ hãi. Nhưng bạn có thể thấy cho bản thân rằng sợ hãi là một diễn trình thuộc thời gian – phải không? Sợ điều gì đó đã diễn ra từ tuần trước, một tai nạn gây nên đau đớn về tinh thần, hay cơn đau thể xác, và sợ hãi rằng nó có thể lại xảy ra ngày mai: mất việc, không thực hiện được điều bạn muốn, không thành tựu được sự khai mở và các thứ đại loại vậy. Thế nên sợ hãi là một chuyển động trong thời gian – phải không? Một chuyển động từ quá khứ xuyên qua hiện tại, chỉnh sửa chính nó tới tương lai. Vậy nguồn gốc của sợ hãi là nghĩ tưởng. Và nghĩ tưởng là thời gian, bởi nghĩ tưởng là sự tích tập kiến thức qua kinh nghiệm, kí ức, sự đáp ứng của kí ức, suy nghĩ, hành động. Vậy nghĩ tưởng và thời gian là một, và nghĩ tưởng–thời gian là gốc rễ của sợ hãi. Điều đó khá rõ ràng. Nó là thế.
1:03:35 Now, it is not a question of stopping thought or time. Of course it would be impossible to stop it because who is the entity that says, ‘I must stop thought’? Which would be absurd because that entity is part of thought. Are you following all this? So this idea of stopping thought is impossible. That implies a controller who is trying to control thought. The controller is created by thought. So please just listen to this, just observe. The observation is an action in itself, not that one must do something about fear. I wonder if you understand this? Không phải là chuyện dừng nghĩ tưởng hay thời gian. Dĩ nhiên sẽ không thể nào dừng được nó bởi ai là thực thể nói rằng, “tôi phải dừng nghĩ tưởng”? Điều ấy sẽ thật vô lý bởi thực thể đó là một phần của nghĩ tưởng. Các bạn có theo sát tất cả điều nay không? Vậy ý niệm về việc dừng nghĩ tưởng là không thể. Điều ấy ngụ ý một người kiểm soát đang cố gắng điều khiển suy nghĩ. Người kiểm soát được tạo ra bởi suy nghĩ. Vậy hãy làm ơn lắng nghe điều này, chỉ quan sát. Sự quan sát bản thân nó là một hành động, chứ không phải rằng ta phải làm gì đó với nỗi sợ. Tôi không rõ các bạn có hiểu chỗ này không?
1:04:35 Look: suppose I am afraid about something or other, darkness, my wife running away, or I am lonely, or this or that. I am frightened, deeply. You come along and tell me, you explain to me the whole movement of fear, the origin of fear, which is time. I had pain, or I went through some accident, incident that has caused fear, recorded it in the brain, and that memory of that past incident might happen again, and therefore there is fear. So you have explained this to me. And I listen very carefully to your explanation, I see the logic of it, the sanity of it, I don’t reject it, I listen. And that means listening becomes an art. I don’t reject what you are saying, nor accept, but observe. So I observe that what you tell me about time, thought, is actual. I don’t say, ‘I must stop time and thought’, but you have explained to me, don’t do that, but just observe how fear arises, it is a movement of thought, time. Just observe this movement and don’t move away from it, don’t escape from it, live with it, look at it, put your energy in your looking. Then you will see that fear begins to dissolve because you have done nothing about it, you have just observed, you have given your attention to it. That very attention is like bringing light on fear. Attention means giving all your energy in that observation. Is this clear somewhat? Sir, unfortunately we have only two talks, I wish there were more talks. If you begin to ask questions we will become something different. But I hope you don’t mind if I go on. May I? Nhìn này: giả sử tôi sợ về điều này điều nọ, bóng tối, vợ tôi bỏ đi, hoặc tôi cô đơn, cái này hoặc cái khác. Tôi sợ hãi một cách sâu xa. Bạn đi bên cạnh và nói cho tôi, bạn giải thích cho tôi toàn bộ chuyển động sợ hãi, căn nguyên của sợ hãi, đó là thời gian. Tôi đã đau khổ, hay tôi đã trải qua vài rủi ro, rắc rối khiến cho sợ hãi, khắc sâu vào trong não bộ, và kí ức về việc rắc rối trong quá khứ có thể xuất hiện nữa, và do đó có sợ hãi. Rồi bạn đã giải thích điều đó cho tôi. Tôi lắng nghe thật cẩn thận sự giải thích của bạn, tôi thấy sự logic của nó, sự đúng đắn của nó, tôi không chối bỏ nó, tôi lắng nghe. Và điều ấy có nghĩa là lắng nghe trở thành một nghệ thuật. Tôi không chối bỏ điều bạn đang nói, cũng không chấp nhận, mà chỉ quan sát. Tôi quan sát điều bạn nói cho tôi về thời gian, suy nghĩ, là có thật. Tôi không nói, “ta phải ngưng thời gian và suy nghĩ”, tuy nhiên bạn đã giải thích cho tôi, đừng làm thế, hãy chỉ quan sát nỗi sợ khởi lên ra sao, nó là sự vận hành của suy nghĩ, của thời gian. Chỉ quan sát chuyển động này và đừng chạy khỏi nó, đừng lẩn tránh nó, hãy sống với nó, nhìn nó, dành năng lực của bạn vào cái nhìn của mình. Rồi bạn sẽ thấy rằng sợ hãi bắt đầu tiêu mất bởi bạn đã không làm gì với nó, bạn đã chỉ quan sát, bạn đã dành chú tâm của bạn cho nó. Chính sự chú tâm giống như đem lại ánh sáng lên sợ hãi. Chú tâm nghĩa là trao toàn bộ năng lực của bạn vào sự quan sát. Có rõ ràng chút nào không? Thưa ngài, không may chúng ta chỉ có 2 buổi nói chuyện, tôi mong có nhiều buổi nói chuyện hơn. Nếu ông bắt đầu đặt câu hỏi chúng ta sẽ trở nên điều gì khác mất. Song tôi hy vọng ông sẽ không phiền nếu tôi tiếp tục. Được chứ?
1:07:50 So, observation without analysis implies giving your total attention to a problem. The problem which is relationship, the problem which is fear, and also we have to go into the problem of pleasure. May I ask what time it is? Beg your pardon? Quarter past twelve. We have talked for an hour. Do you want to continue another half an hour? Can you bear it? It’s up to you, not to me, sirs. Quan sát không phân tích ý nói dành chú tâm trọn vẹn của bạn vào một vấn đề. Vấn đề là mối quan hệ, vấn đề là sợ hãi, và chúng ta cũng phải đi sâu vào vấn đề lạc thú nữa. Xin hỏi mấy giờ rồi? Làm ơn nhắc lại? 12h15. Chúng ta đã nói khoảng 1 giờ. Các bạn có muốn tiếp tục nửa giờ nữa không? Các bạn có thể chịu được chứ? Phụ thuộc các bạn thôi chứ không phải tôi, thưa các vị.
1:08:57 Also – sir, would you mind not taking photographs. Please, this is very serious all this. This is not something you play with for a day and drop it. It concerns our lives, our whole existence. And if you are at all serious we must give our attention to all this. Ngoài ra – thưa ngài, xin vui lòng không chụp ảnh. Làm ơn, tất cả chuyện này thật sự rất nghiêm túc. Không phải là điều gì đó để bạn tiêu khiển trong một ngày rồi đánh rơi mất. Nó liên quan đến đời sống của chúng ta, toàn bộ sự tồn tại của chúng ta. Và nếu các bạn có chút nghiêm túc, chúng ta phải dành sự chú tâm của mình đối với tất cả điều này.
1:09:42 Why is it that man has pursued pleasure? Please ask yourself why. Is pleasure opposite to pain? Please go into it a little bit. We have all had pain of different kinds, both physical and psychological. Psychologically most of us from childhood have been wounded, hurt, that is pain. And the consequence of that pain has been to withdraw, isolate oneself, not to be further hurt. We are hurt from childhood, through school, by comparing ourselves with somebody else who is more clever. We have hurt ourselves and others have hurt us through various forms of scoldings, hurting, saying something brutal, terrorising us. And there is this deep hurt with all its consequences, which is isolation, resistance, more and more withdrawing. And the opposite of that we think is pleasure. Pain and the opposite of it is pleasure. Is that so? Tại sao con người lại theo đuổi lạc thú? Xin hỏi chính các bạn tại sao. Lạc thú có đối nghịch với đau khổ không? Xin đi sâu vào nó một chút. Tất cả chúng ta đều đã có đủ thứ đau khổ, cả về thân và tâm. Về tâm lý, đa số chúng ta từ tấm bé đã bị tổn thương, bị xúc phạm, đó là đau khổ. Và kết quả của sự đau khổ đó là rút lui, cô lập bản thân, để không bị tổn thương thêm. Chúng ta bị tổn thương từ thơ ấu qua trường học, bởi so sánh bản thân với ai đó tài giỏi hơn. Chúng ta đã làm chính mình tổn thương và người khác làm tổn thương chúng ta qua nhiều hình thức mắng chửi, xúc phạm, nói điều gì thô tháo, đe dọa chúng ta. Và có sự tổn thương sâu xa với tất cả những hệ quả của nó, là sự cô lập, chống kháng, mỗi lúc mỗi co rút lại. Và cái đối nghịch với điều đó chúng ta nghĩ là lạc thú. Đau khổ và cái đối cực của nó là lạc thú. Nó là thế ư?
1:11:37 So we have to examine closely if you have the energy, if you have the time, if you want to, is goodness opposite of that which is not good? If goodness is the opposite, then that goodness contains its own opposite - right? Therefore it is not good. Goodness is something totally separate from that which it is not. So, is pleasure – please just listen to this if you don’t mind, one is asking this most respectfully – is pleasure something opposite of pain? Or it is a contrast and we are always pursuing the contrast, the opposite. So one is asking, is pleasure separate entirely, like goodness – which is not pleasurable? You understand? Or is pleasure tainted by pain? So when you look closely at pleasure it is always remembrance, isn’t it? One never says when one is happy, ‘How happy I am’, it is always after, the remembrance of that thing which gave you pleasure, and the remembrance of that pleasure. Like a sunset, when you look at the glory of the evening, full of that extraordinary light, there is great pleasure, great delight. Then that is remembered, then pleasure is born. So, pleasure is part of thought too. It is so obvious. Vậy chúng ta phải xem xét kĩ càng nếu các bạn có sinh lực, nếu các bạn có thời gian, nếu các bạn muốn. Điều thiện có là cái đối nghịch với cái gọi là không tốt hay không? Nếu điều thiện là cái đối nghịch thì điều thiện đó chứa đựng cái đối nghịch của chính nó – phải không? Do đó nó không phải là thiện. Điều thiện là cái gì đó hoàn toàn tách biệt với cái bất thiện. Vậy, lạc thú – xin hãy lắng nghe điều này nếu các bạn không phiền, ta đang truy vấn điều này hết sức nghiêm cẩn – có phải lạc thú là điều gì đối nghịch với khổ đau không? Hay nó là cái tương phản và chúng ta cứ luôn theo đuổi cái tương phản, cái đối nghịch? Vậy ta đang hỏi, có phải lạc thú tách biệt hoàn toàn, cũng giống như điều thiện – với cái không thỏa mãn hay không? Bạn hiểu chứ? Hay lạc thú bị khổ đau làm cho hư hoại? Rồi khi bạn nhìn kĩ vào lạc thú thì nó luôn luôn là sự hồi tưởng, phải không? Ta không bao giờ nói khi ta đang hạnh phúc “Ôi tôi hạnh phúc quá”, luôn là sau đó, sự hồi tưởng về điều đem lại cho bạn sự thỏa mãn, và hồi tưởng về sự thỏa mãn đó. Như lúc hoàng hôn, khi bạn thấy cảnh chiều huy hoàng, đầy thứ ánh sáng lạ thường thường thì có sự thỏa mãn, niềm khoái cảm to lớn. Rồi cái đó được nhớ lại, và lạc thú nảy sinh. Vậy lạc thú cũng là một phần của tư tưởng. Điều ấy quá rõ.
1:14:24 So the next problem is – it is very complex, like all human problems – is it possible to end all sorrow? Because where there is sorrow there is no love. Where there is sorrow obviously there cannot be intelligence. We will go into that word, which is a very complex word, intelligence. Nên vấn đề tiếp theo là – nó rất phức tạp, giống như tất cả mọi vấn đề của con người – có thể nào chấm dứt mọi phiền muộn không? Bởi nơi nào có phiền muộn, nơi đó không có yêu thương. Nơi nào có phiền muộn, rõ là chẳng thể nào có sự thông tuệ. Chúng ta sẽ xem xét từ đó, thông tuệ là một từ hết sức phức tạp
1:15:10 You know, the understanding of relationship, fear, pleasure and sorrow, is to bring order in our house. Without order you cannot possibly meditate. You understand that word? Unfortunately that word has been brought to the West by the Eastern people. Now, the speaker puts meditation at the end of the talks because there is no possibility of right meditation if you have not put your house, psychological house, in order. If the house is in disorder, psychological house, what you are, if that house is not in order what is the point of meditating? It is just an escape. It leads to all kinds of illusions. And you may sit cross legged or stand on your head for the rest of your life but that is not meditation. Meditation must begin with bringing about complete order in your house: that is, order in your relationship, order in one’s desires, pleasure and so on. Các bạn biết đó, thấu hiểu về mối quan hệ, sợ hãi, lạc thú và muộn phiền là đem lại trật tự trong ngôi nhà của mình. Không có trật tự bạn không thể nào có thể thiền. Bạn hiểu từ đó không? Đáng tiếc là từ đó đã được người phương Đông đem tới phương Tây. Giờ người nói để thiền định vào cuối những buổi nói chuyện bởi vì không thể nào có thiền đúng đắn nếu bạn không sắp xếp ngôi nhà của bạn, ngôi nhà về mặt tâm lý, có trật tự. Nếu ngôi nhà mất trật tự, ngôi nhà tâm lý, là cái bạn là, nếu ngôi nhà đó không có trật tự thì trọng tâm của hành thiền là gì? Đó chỉ là sự lẩn tránh. Nó đưa đến đủ thứ ảo tưởng. Và bạn có thể ngồi kiết già hay trồng chuối cả đời nhưng như thế không phải là thiền. Thiền phải bắt đầu bằng việc mang lại trật tự trong ngôi nhà của bạn: nghĩa là, trật tự trong mối quan hệ, trật tự trong những dục vọng, lạc thú của mình…
1:17:11 And also, one of our causes of disorder in our life is sorrow. This is a common factor, common reality in all human beings. Everyone goes through this tragedy of sorrow, here or in the Asiatic world or in the Western world. Again this is a common thing we all share. There is not only so-called personal sorrow but there is the sorrow of mankind, sorrow which wars have brought about, five thousand years of historical record, every year there has been a war, killing each other, violence, terror, brutality, maiming people, people have no hands, eyes, all the horrors and the brutality of war, which has brought incalculable misery to mankind. It is not only one’s own sorrow but the sorrow of mankind, the sorrow when you see a man who has nothing whatsoever, just a piece of cloth and for the rest of one’s life he is going to be that way. Not in these Western countries but in the Asiatic world it is like that. And when you see that person there is sorrow. There is also sorrow when people are caught in illusion; like going from one guru to another, which is escaping from yourself. That is a sorrow, to observe this. The clever people going off to the East. Writing books about it, praising some guru, and we all fall for that nonsense. That is also sorrow. Sorrow that comes when you see what the politicians are doing in the world. Thinking in terms of tribalism, that is also sorrow. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân của mất trật tự trong đời sống của chúng ta là phiền muộn. Đây là một nhân tố chung, thực tế chung cho cả nhân loại. Mỗi người đều trải qua bi kịch phiền muộn này, ở đây hay ở châu Á, hay ở châu Âu. Một lần nữa đây là cái chung mà tất cả chúng ta chia sẻ. Đây không chỉ là cái gọi là muộn phiền riêng tư mà là muộn phiền của nhân loại, sự khổ đau mà chiến tranh đã mang lại, cả 5000 năm của sử sách, mỗi năm đều có 1 cuộc chiến, giết hại nhau, bạo lực, khủng bố, tàn ác, làm tàn phế | con người, người ta không còn tay, mắt, đủ thứ kinh khủng và bạo tàn của chiến tranh, đem lại thống khổ không kể siết cho loài người. Đau buồn không của riêng ai mà là đau buồn của nhân loại, đau buồn khi bạn thấy một người chẳng có gì cả, ngoài một manh áo và cả phần đời còn lại ông ta sẽ chỉ như vậy. Không chỉ ở những đất nước Tây phương này mà cũng như thế ở thế giới châu Á. Có phiền muộn khi bạn thấy người ấy. Cũng có đau buồn khi người ta mắc kẹt trong ảo tưởng, như đi từ bậc thầy này đến bậc thầy nọ, tức là lẩn tránh chính bản thân mình. Đó là một nỗi buồn, hãy quan sát điều này. Những người lanh lợi bỏ đi đến phương Đông, viết sách về nó, tán tụng vài vị guru, và tất cả chúng ta sa vào thứ vô nghĩa đó. Đó cũng là phiền muộn. Phiền muộn cũng đến khi bạn thấy những gì mà các chính trị gia đang làm trên thế giới. Suy nghĩ về chủ nghĩa bộ lạc, đó cũng là nỗi buồn.
1:20:23 So there is personal sorrow and the vast cloud of sorrow of mankind. Sorrow is not something romantic, sentimental, illogical, it is there. My son dies and it has shattered one’s life. And we have lived with this sorrow from time measureless. And apparently one has not resolved this problem. When one suffers one seeks consolation, which is an escape from the fact of sorrow. When there is that grief, you try every form of amusement, escape, but it is always there. And apparently humanity has not resolved it. And we are asking the question whether it is possible to be free of it completely? Not avoiding it, not seeking consolation, not escaping into some fanciful theory, but to live with it. Just let’s understand what we mean by that word to ‘live with it’: not to let it become a habit like most people do; they live with nationalities, which is most destructive, they live with their own separate religious conclusions, they live with their own fanciful ideas and ideals, and that again brings their own conflict. So to live with something, to live with sorrow, not accept it, not become habituated to it, that is, to look at it, to observe it without any escape, without any question of trying to go beyond it, just to hold it in your hand and look. Which is, sorrow is also part of this tremendous sense of loneliness, you may have many friends, you may be married, you may have all kinds of things, but inwardly there is this feeling of complete loneliness. And that is part of sorrow. To observe that loneliness without any direction, without trying to go beyond it, without trying to find a substitute for it, to live with it, not worship it, not become psychotic about it. Which means to give all your attention to that pain, to that grief, to that sorrow. So when my son dies, or somebody whom I think I love, dies, there is great grief, and without running away from it, just to... It is a great thing to understand suffering because then where there is freedom from sorrow, there is compassion. And one is not compassionate as long as you are anchored to any belief, to your particular form of religious symbol. Compassion is freedom from sorrow. And where there is compassion there is love, and with that compassion goes intelligence – not the intelligence of thought with its cunning, with its adjustments, with its capacity to put up with anything. Compassion means the ending of sorrow and only then is there intelligence. Vậy là có phiền muộn cá nhân và cả bóng đen phiền muộn khổng lồ của cả nhân loại. Phiền muộn không phải là điều gì đó lãng mạn, ủy mị, phi lý, nó nằm đó. Con tôi chết và điều đó làm đời tôi vỡ vụn. Chúng ta sống với phiền muộn này từ vô thủy. Và dường như ta đã không giải quyết được vấn đề này. Khi ta đau khổ, ta tìm sự khuây khỏa, tức là trốn tránh sự kiện buồn đau. Khi có đau khổ, bạn thử mọi hình thức giải trí, chạy trốn, nhưng nó luôn nằm đó. Và dường như nhân loại không hóa giải được nó. Và chúng ta đang hỏi câu hỏi rằng liệu có thể nào tự do thoát khỏi nó hoàn toàn không? Không tránh nó, không tìm an ủi, không đào tẩu vào thứ lý thuyết đồng bóng nào đó, mà sống cùng với nó. Hãy thấu hiểu điều chúng tôi muốn nói qua cụm từ đó “sống với nó”: đừng khiến nó trở thành một tập quán như đa số làm; họ sống với những quốc tịch, là thứ có tính phá hoại nhất, họ sống với những định kiến tôn giáo biệt lập của riêng họ, họ sống với những ý niệm và lý tưởng không có thật của riêng họ, và điều ấy lại đem lại xung đột của chính họ. Vậy sống với điều gì đó, sống với buồn đau, không phải là chấp nhận nó, không trở nên quen thuộc với nó, tức là hãy nhìn vào nó, quan sát nó mà không hề trốn tránh, không hề có chuyện cố gắng vượt qua nó, mà chỉ là giữ nó trong tay bạn và nhìn ngắm. Buồn đau cũng là một phần của cảm giác cô đơn khủng khiếp, bạn có thể có nhiều bạn bè, bạn có thể có gia đình, bạn có thể có đủ các thứ, nhưng trong nội tâm luôn có cảm giác hoàn toàn cô đơn. Và đó là một phần của phiền muộn. Hãy quan sát sự cô đơn này mà không có hướng nào cả, không cố gắng đi ra ngoài nó, không cố gắng tìm cái thay thế nó, mà sống với nó, không tôn sùng nó, không trở nên loạn thần về nó. Điều ấy có nghĩa rằng dành trọn vẹn sự chú tâm của bạn vào cơn đau đó, vào buồn đau, phiền muộn đó. Thế nên khi con tôi chết, hay ai đó tôi nghĩ là tôi thương yêu chết đi thì có sự đau thương to lớn, và không chạy trốn khỏi nó, chỉ hãy… Điều thật vĩ đại là thấu hiểu sự đau khổ bởi vì ở đâu có sự giải thoát khỏi đau đớn, thì ở đó có trắc ẩn yêu thương. Và bạn sẽ không động lòng trắc ẩn chừng nào bạn còn níu giữ vào bất kỳ đức tin nào, vào bất kỳ hình thức biểu tượng tôn giáo cá biệt nào đó của bạn. Lòng trắc ẩn là tự do thoát khỏi muộn phiền. Và nơi nào có lòng trắc ẩn, nơi đó có tình yêu, và cùng với lòng trắc ẩn đó thì thông tuệ đến – không phải cái thông minh của tư tưởng cùng với sự trí trá của nó, sự dàn xếp của nó, với khả năng khoan nhượng bất cứ điều gì của nó. Lòng trắc ẩn có nghĩa là chấm dứt muộn phiền và chỉ khi đó mới có thông tuệ.
1:26:51 We will continue tomorrow if you don’t mind, talking about death, what happens, if anything happens after death, and what is the significance of death, and what is meditation. That is if you can bear it until tomorrow. Chúng ta sẽ tiếp tục vào ngày mai nếu các bạn không phiền, bàn về cái chết, cái sẽ xảy ra, nếu có bất cứ điều gì xảy đến sau khi chết, ý nghĩa của sự chết là gì, và thiền định là gì. Nghĩa là nếu các bạn có thể chịu đựng đến mai.
1:27:27 May I most respectfully request that you don’t clap. By clapping you are not encouraging me. You are clapping because you understand it for yourself. Tôi xin phép đề nghị một cách hết sức tôn trọng rằng các bạn đừng vỗ tay. Bằng cách vỗ tay, các bạn không đang cổ vũ tôi. Các bạn đang vỗ tay bởi các bạn thấu hiểu nó cho chính các bạn.
1:27:52 SUBTITLE TEXT COPYRIGHT 1981 KRISHNAMURTI FOUNDATION TRUST LTD BẢN QUYỀN PHỤ ĐỀ 1981 KRISHNAMURTI FOUNDATION TRUST LTD