Krishnamurti Subtitles home


AM81T2 - Đạo tâm chính là một tâm trí căn cứ trên sự thực
Buổi nói chuyện trước công chúng thứ 2
Amsterdam, Hà Lan
Ngày 20 tháng 9 năm 1981



0:47 I am afraid this is the last talk. Like two friends sitting in the park on a lovely day, talking about life, talking about their problems, investigating seriously the very nature of their existence and asking themselves seriously why life has become such a great problem. Why, though intellectually you are very sophisticated, yet our daily life is such a grind without any meaning, except survival, which again is rather doubtful. Why life, everyday existence, has become such a torture. One may go to church, follow some leader politically or religiously, but the daily life is always a turmoil though there are certain periods, occasionally joyful, happy, but there is always a cloud of darkness about our life. And these two friends talking together, as we are, you and the speaker, we are talking over together in a friendly manner, perhaps with affection, with care, with concern, whether it is at all possible to live a life, our daily life without a single problem. And though we are highly educated, have certain careers, specialised, yet we have these unresolved struggles, pain, suffering, joy and sometimes a great feeling of not being totally selfish. And together, if we can this morning, go into this question: why human beings live as we do live, go to the office from nine o’clock until five or six for the next fifty years, or be occupied all the time, not only with our own problems, but also the brain, the mind is constantly occupied, there is never a quietness, there is never peace, there is always this occupation with something or other. And that is our life. That is our daily, monotonous, rather lonely, insufficient life. And we try to escape from it through religion, through various forms of entertainment. Tôi e rằng đây là buổi nói chuyện cuối cùng. Như hai người bạn ngồi trong công viên vào một ngày đẹp trời, nói chuyện về cuộc sống, về những vấn đề của họ, truy vấn nghiêm túc chính bản chất về sự tồn tại của họ và tự hỏi chính mình một cách nghiêm túc rằng tại sao cuộc sống đã trở nên một vấn đề to lớn đến thế. Tại sao mặc dù về mặt trí thức bạn hết sức thạo đời, tuy nhiên cuộc sống hằng ngày của chúng ta lại nhọc nhằn như thế, vô nghĩa, trừ việc sống sót, mà một lần nữa lại quá mơ hồ. Tại sao cuộc sống, sự sống hàng ngày lại trở nên giày vò như thế. Ta có thể đến nhà thờ, theo vị lãnh đạo chính trị hay tôn giáo nào đó, tuy nhiên cuộc sống hàng ngày lại luôn rối ren dù có những giai đoạn nào đó, vui vẻ hạnh phúc thoảng qua, song luôn có đám mây ảm đạm vây quanh đời mình. Và hai người bạn này trò chuyện với nhau, cũng như chúng ta, các bạn với người nói, chúng ta trao đổi với nhau trong tình thân hữu, có thể với tình cảm, chăm sóc, quan tâm, liệu có thể nào sống một đời sống, đời sống hằng ngày của chúng ta mà không có một vấn đề nào không? Mặc dù chúng ta có học vấn cao, có nghề nghiệp nhất định, có chuyên môn, song chúng ta có những vẫy vùng không giải quyết được, đau đớn, thống khổ, niềm vui và thỉnh thoảng có cảm giác mãnh liệt về việc hoàn toàn không ích kỷ. Và nếu có thể, cùng nhau sáng hôm nay, xem xét câu hỏi này: tại sao nhân loại sống như chúng ta sống, đến sở làm từ 9 giờ đến 5 - 6 giờ trong 50 năm tới, hay bận rộn mọi lúc, không chỉ với những vấn đề riêng ta mà còn não bộ, tâm thức liên tục bận rộn, không bao giờ có sự tĩnh lặng, không bao giờ có bình an, luôn đầy nghẹt điều này điều nọ. Đó là đời sống của chúng ta, đơn điệu, một đời sống có phần thiếu thốn, cô đơn. Và chúng ta cố gắng trốn khỏi nó qua tôn giáo, qua những hình thức giải trí khác nhau.
5:55 At the end of the day we are still where we were for the last thousands and thousands of years. We seem to have changed very little psychologically, inwardly. And our problems increase. And always there is the fear of old age, disease, some accident that will put us out. So this is our existence, from childhood until we die, either voluntarily or involuntarily die. We don’t seem to have been able to solve that problem also, the problem of living and the problem of dying. Especially as one grows older, one remembers all the things that have been: the times of pleasure, the times of pain, the times of sorrow, the times of tears. But always there is this unknown thing called death of which most of us are frightened. And as two friends sitting in the park on a bench, not in this hall with all this light and so on, which is rather ugly, but sitting on a bench in the park with sunlight – the dappling light, the sun coming through the leaves – the ducks on the canal and the beauty of the earth, talking over together. And that’s what we are going to do, talking over together as two friends who have had a long life, a long serious life with all the troubles, the troubles of sex, loneliness, despair, depression, anxiety, uncertainty, a sense of meaninglessness to all this. And there is always, at the end of all this, death. Vào lúc cuối ngày, chúng ta vẫn ở nơi nơi chúng ta đã ở cả hàng thiên niên kỉ vừa qua. Chúng ta dường như đã thay đổi rất ít về mặt nội tâm, tâm lý. Và những vấn đề của chúng ta cứ gia tăng. Luôn luôn sợ hãi về tuổi già, bệnh tật, tai nạn sẽ cuốn ta đi. Đời sống của chúng ta là vậy, từ ấu thơ đến khi ta chết, tự nguyện hoặc không tự nguyện chết. Chúng ta dường như không thể giải quyết được vấn đề đó, vấn đề sống cũng như vấn đề chết. Đặc biệt khi ta già dần đi, ta hồi tưởng toàn bộ những thứ đã qua: những thời khắc vui sướng, khổ đau, muộn phiền và những giọt nước mắt. Nhưng luôn có điều-không-biết là cái chết mà đa số chúng ta đều sợ hãi. Và như hai người bạn ngồi trên trên ghế dài trong công viên, không phải trong đại sảnh với ánh sáng này…, khá khó chịu, mà ngồi trên ghế trong công viên với ánh mặt trời – ánh sáng lốm đốm của nắng xuyên qua tàng lá – những chú vịt trên kênh đào và vẻ đẹp của địa cầu, cùng bàn luận với nhau. Đó là cái chúng ta sẽ làm, nói chuyện như hai người bạn đã sống lâu, sống một đời sống nghiêm túc cùng những rắc rối, những vấn đề về tình dục, cô đơn, tuyệt vọng, trầm cảm, lo âu, bất định, cảm giác vô nghĩa với mọi thứ. Luôn luôn ở tận cùng của tất cả là cái chết.
9:29 And in talking about it, either we intellectually approach it, that is rationalise it, say it is inevitable, don’t be frightened or escape through some form of belief, the hereafter as the Asiatics believe, reincarnation, or if you are highly intellectual this is the end of all things, end of all our existence, our experiences, our memories, tender, delightful, plentiful. And also with it goes the great pain and suffering. What does it all mean, this life which is really, if one examines very closely, rather meaningless? One can intellectually, verbally, construct a meaning to life, but the way we live has very little meaning actually. Và khi nói chuyện đó, hoặc chúng ta tiếp cận nó về mặt trí thức, tức giải thích duy lý nó, nói rằng nó là không thể tránh được, đừng sợ hãi hay chạy trốn qua hình thức nào đó của đức tin, như kiếp sau mà người châu Á tin tưởng, luân hồi, hoặc giả nếu trí thức cao bạn nói rằng đây là chấm dứt tất cả, chấm dứt sự tồn tại của chúng ta, những kinh nghiệm, ký ức, nhạy cảm, thú vị, phong phú. Và đi kèm với nó là nỗi đau đớn, khổ sở lớn lao. Cuộc đời này thực sự có nghĩa là gì, nếu ta xem xét thật kĩ, khá vô nghĩa? khá vô nghĩa? Về mặt trí thức, về ngôn từ, ta có thể xây dựng ý nghĩa cho đời sống, nhưng lối sống của chúng ta thật sự có rất ít ý nghĩa.
11:12 So there is this thing called living and dying. That is all we know. Everything apart from that becomes a theory, a speculation; or a pursuit of a belief in which one finds some kind of security, hope. But those beliefs are also very shallow, rather meaningless, as all beliefs are. Or you have ideals projected by thought, and struggle to achieve those ideals. This is our life whether we are very young, full of vitality, fun, a sense that one can do almost anything, but even then with youth, middle age and old age, there is always this question - death, dying. Can we, this morning, talk over together this? Please, as we pointed out yesterday, we are thinking about it together. You are not merely, if one may point out, listening to a series of words, to some ideas, but rather together, I mean together, investigate this whole problem of living and dying. And either one does it with one’s heart, with one’s whole mind, or partially, superficially, and so with very little meaning. Vậy là có cái gọi là sống và chết. Đó là tất cả cái chúng ta biết. Mọi thứ ngoài điều đó đều trở thành lý thuyết, một sự ức đoán; hay sự theo đuổi một đức tin mà qua đó ta tìm được sự an toàn, niềm hy vọng nào đó. Song những đức tin đó cũng quá thiển cận, khá vô nghĩa, như mọi đức tin đều vậy. Hoặc bạn có những lý tưởng được tư tưởng phóng chiếu, và vùng vẫy đấu tranh để thành tựu những lý tưởng đó. Cuộc sống của chúng ta là vậy dù chúng ta rất trẻ, đầy năng lượng, vui vẻ, có cảm giác rằng có thể làm hầu hết các thứ, song thậm chí với tuổi trẻ, tuổi trung niên hay lão niên, luôn luôn có vấn đề cái chết, sự chết này. Sáng nay có thể chúng ta bàn về chuyện này không? Xin vui lòng, như chúng ta đã chỉ ra ngày hôm qua, chúng ta cùng nhau suy nghĩ về nó. Các bạn, nếu ta có thể chỉ thẳng, không chỉ lắng nghe một mớ từ ngữ, một vài ý tưởng nào đó, mà đúng hơn là cùng nhau, tôi muốn nói cùng nhau nghiên cứu toàn bộ vấn đề sống và chết. Và hoặc là ta thực hiện với toàn bộ tâm trí mình, hoặc chỉ một phần, một cách hời hợt với rất ít ý nghĩa.
14:10 So first of all we should see that our brains never act fully, completely, we only use a very small part of our brain. That part is the structure of thought. That part being in itself a part and therefore incomplete, as thought is incomplete, so the brain functions within a very narrow area, depending on our senses, our senses which again are partial, never all the senses fully awakened. I do not know if you have not experimented with watching something with all your senses: watching the sea, the birds and the moonlight at night on a green lawn. If you have not watched partially or with all your senses fully awakened. The two states are entirely different. When you watch something partially you are establishing more the separative, egotistic attitude and living. But when you watch that moonlight on the water making a silvery path, with all your senses, that is, with your mind, with your heart, with your nerves, giving all your attention to that observation, then you will see for yourself that there is no centre from which you are observing. Vậy trước tiên, tất cả chúng ta nên thấy rằng não bộ ta không bao giờ hoạt động một cách đầy đủ, trọn vẹn, chúng ta chỉ sử dụng một phần rất nhỏ của não bộ. Phần đó là cấu trúc của tư tưởng. Phần đó bản thân nó là 1 bộ phận nên nó bất toàn, bởi tư tưởng bất toàn nên não bộ chỉ thực thi trong một phạm vi rất hẹp, phụ thuộc vào những giác quan của chúng ta, những giác quan của chúng ta lại cũng mang tính cục bộ, thiên lệch, không bao giờ tất cả giác quan tỉnh thức hoàn toàn. Tôi không biết các bạn đã thử nhìn điều gì với toàn bộ giác quan của mình không: nhìn ngắm biển, chim chóc, ánh trăng đêm trên bãi cỏ xanh. Các bạn không nhìn một cách cục bộ hoặc với tất cả các giác quan tỉnh thức trọn vẹn. Hai trạng thái khác biệt hoàn toàn. Khi nhìn điều gì một cách cục bộ, một phần, các bạn tạo thêm sự chia tách, thái độ và cuộc sống ích kỉ. Còn khi nhìn ngắm ánh trăng trên nước tạo nên một con đường lấp lánh, với tất cả những giác quan của mình, nghĩa là với tâm thức và con tim bạn, với khí lực của bạn, dành toàn bộ chú tâm của bạn vào sự quan sát đó thì bạn sẽ tự thấy rằng không hề có trung tâm nào mà từ đó bạn quan sát.
16:52 So can we observe what is living, the actuality and what does it mean to die ? Together. Our life, daily life, is a process of remembrances. Our brain, mind is entirely memory. Right? Are we together in this? This is rather a difficulty that I am not sure that we are understanding each other. I don’t know how much English you know, and that is not an insulting statement, whether we understand English completely, what the speaker is saying. Or you are partially listening, partially understanding English, and so, attention wandering off, and so one looks rather dazed – from here. The language that the speaker is using is very ordinary non-specialised language. It is simple English. So I hope we understand each other. Vậy có thể nào chúng ta quan sát sống, thực tại là gì và chết đi nghĩa là gì không? Cùng nhau nhé. Cuộc đời chúng ta, cuộc sống thường nhật là một diễn trình của những kí ức. Tâm não của chúng ta hoàn toàn là trí nhớ. Đúng chứ? Chúng ta có đang cùng ở chỗ này không? Điều này rất khó, tôi không chắc rằng chúng ta đang hiểu nhau. Tôi không biết các bạn biết tiếng Anh nhiều không, và đó không phải là một phát biểu có tính xúc phạm. chúng ta có hiểu Anh ngữ hoàn toàn về những gì người nói đang nói hay không? Hoặc là các bạn chỉ nghe một phần, hiểu Anh ngữ phần nào, thế nên sự chú ý bị lơ đễnh, và ta trông có vẻ khá ngơ ngác – từ đây. Ngôn ngữ của người nói đang sử dụng là thứ ngôn ngữ thông thường, không chuyên biệt hóa. Nó là thứ tiếng Anh đơn giản. Vậy tôi hy vọng chúng ta hiểu nhau.
19:11 We are saying we are – we, our ego, our personality – our whole structure is entirely put together as memory, we are memory - right? This is subject to investigation, please, don’t accept it. Observe it, listen. The speaker is saying, the you, the ego, the me, is altogether memory. There is no spot or space in which there is clarity. Or, you can believe, hope, have faith that there is something in you which is uncontaminated, which is God, which is a spark of that which is timeless, you can believe all that. But that belief is merely illusory, all beliefs are. But the fact is that, our whole existence, we are entirely memory, remembrance. There is no spot or space inwardly which is not memory. You can investigate this, if you have time, perhaps not this morning because we have a lot to cover, but if you are enquiring seriously into yourself you will see that the ‘me’, the ego, is all memory, remembrances. And that is our life, we function, live from memory. And for us death is the ending of that memory. Right? Chúng ta đang nói chúng ta là – chúng ta, bản ngã của chúng ta, tính cách của chúng ta - toàn bộ cấu trúc của chúng ta hoàn toàn là nhóm họp như ký ức, chúng ta là ký ức, phải không? Đây là vấn đề cần tra xét, xin đừng chấp nhận. Hãy quan sát, lắng nghe nó. Người nói đang nói, cái “bạn”, bản ngã cái “tôi” toàn là ký ức. Không hề có chỗ hay không gian nào trong đó có sự sáng suốt. Hay các bạn có thể tin, hy vọng, tin tưởng rằng có điều gì đó trong bạn là vô nhiễm, là Thượng đế, là ánh chớp của điều vốn là phi thời, các bạn có thể tin tất cả điều ấy. Nhưng niềm tin đó chỉ là viển vông, tất cả những niềm tin là thế. Còn thực tế là, toàn bộ đời sống của chúng ta, chúng ta toàn là kí ức, trí nhớ. Không có nơi nào hay không gian nào thuộc nội tâm không phải là kí ức. Các bạn có thể xem xét điều này, nếu các bạn có thời gian, có lẽ không phải sáng nay bởi chúng ta có nhiều thứ cần nói, nhưng nếu bạn truy vấn nghiêm túc chính bản thân mình, bạn sẽ thấy rằng cái “tôi”, bản ngã, tất cả là kí ức, hồi ức. Đó là cuộc đời của chúng ta, chúng ta hành hoạt, sống từ kí ức. Và đối với chúng ta, cái chết là sự chấm dứt kí ức đó. Đúng chứ?
21:56 Am I speaking to myself, or are we all together in this? You see, the speaker is used to talking in the open, under trees, or in a vast tent without these glaring lights, and one can then have an intimate communication with each other. As a matter of fact, there is only you and me talking together, not all this enormous audience in a vast hall, but you and I sitting on the banks of a river, on a bench, talking over this thing together. And one is saying to the other: we are nothing but memory, and it is to that memory that we are attached – my house, my property, my experience, my relationship, the office I go to, the factory, the skill I like being able to gather during a certain period of time, I am all that. And to that, thought is attached. That’s what we call living. And this attachment, with all its problems, because when you are attached there is fear of losing, we are attached because we are lonely, deep abiding loneliness which is suffocating, isolating, depressing. And the more we are attached to another, which is again memory – the other is a memory: my wife, my husband, my children, are physically different from me, psychologically the memory of my wife, I am attached to that, to the name, to the form, my existence is attachment to that memory which I have gathered through all my life. Where there is attachment I recognise, observe there is corruption. When I am attached to a belief, hoping in that attachment to that belief there will be certain security, both psychologically as well as physically, that attachment not only prevents further examination, but I am frightened to examine even when I am greatly attached to something – to a person, to an idea, to an experience. So corruption exists where there is an attachment. And one’s whole life is a movement within the field of the known. This is obvious. And death means the ending of the known. Right? Ending of the physical organism, ending of all the memory of which I am. I am nothing but memory, memory being the known. I am frightened to let all that go, which means death. I think that is fairly clear, at least verbally. That is, intellectually you can accept that. Logically, sanely, that is a fact. Tôi có đang nói cho chính tôi hay tất cả chúng ta đang cùng nhau ở chỗ này? Các bạn biết đó, người nói quen nói chuyện trong không gian mở, dưới những cây cối, hay trong một cái rạp lớn mà không có thứ ánh sáng chói này, và khi đó ta có thể có thông tri thân mật với người khác. Trên thực tế chỉ có bạn và tôi nói chuyện với nhau, không phải đông đúc thính giả trong tòa đại sảnh này, mà bạn và tôi ngồi bên bờ sông, trên trường kỉ, nói chuyện này với nhau. Người này nói với người kia: chúng ta chẳng là gì ngoài kí ức, và chúng ta bám chấp vào chính kí ức ấy – nhà tôi, tài sản, kinh nghiệm của tôi, mối quan hệ của tôi, văn phòng tôi làm, công xưởng, kĩ năng tôi thích có thể đạt được trong một thời gian nhất định, tôi là tất cả cái đó. Và tư tưởng bám chặt điều đó. Đó là cái chúng ta gọi là sống. Sự bám chấp này, cùng với tất cả những vấn đề của nó, bởi khi bạn chấp bám thì sợ mất, chúng ta chấp bám bởi chúng ta cô đơn, chịu đựng cô đơn sâu thẳm đến ngạt thở. Và càng bám chấp cái khác, thứ lại cũng là kí ức - người khác là kí ức: vợ tôi, chồng tôi, lũ trẻ của tôi, là khác với tôi về vật lý, còn thuộc về tâm lý, kí ức về vợ tôi, tôi bám vào đó, với cái tên, hình dáng, cuộc sống của tôi là sự trói buộc vào kí ức mà tôi thu thập cả một đời. Nơi nào tôi nhận ra có sự trói buộc tôi quan sát thấy có sự mục nát. Khi tôi gắn với một đức tin, hy vọng trong sự gắn bó vào đức tin đó sẽ có sự an toàn nhất định, cả về tâm lý lẫn thân thể, sự trói buộc không chỉ cản trở sự xem xét sâu hơn mà còn khiến tôi sợ xem xét cả khi tôi hết sức chấp bám vào điều gì đó – với một người, một ý tưởng, kinh nghiệm. Vậy là sự mục nát hiện diện ở nơi nào có sự trói buộc, gắn bó. Toàn bộ đời sống của ta là một chuyển động trong vòng cương tỏa của điều đã biết. Điều này rõ ràng. Và cái chết là chấm dứt điều đã biết. Phải không? Sự chấm dứt của cơ thể vật lý, sự chấm dứt toàn bộ kí ức về cái tôi là. Tôi chẳng là gì ngoài kí ức, kí ức là cái đã biết. Tôi sợ để tất cả đi mất, có nghĩa là chết. Tôi nghĩ điều đó khá dễ hiểu, ít nhất là về mặt ngôn ngữ. Nghĩa là về mặt trí thức các bạn có thể chấp nhận điều đó. Một cách logic, đúng mực, đó là một thực kiện.
27:47 So the question is: why human beings throughout the world, though they believe – some of them, in the Asiatic world – in the rebirth of themselves in the next life; the next life being much more dignified, more prosperous, better house, better position. So those who believe in reincarnation, that is, the soul, the ego, the ‘me’ – which is a bundle of memories – being born next life. The next life is a better life because if I behave rightly now, conduct myself righteously, live a life without violence, without greed and so on, the next life I will have a better life, better position. But next life... a belief in reincarnation is just a belief because those who have this strong belief don’t live a righteous life today. Right? You are following all this? It is just an idea that the next life will be marvellous. The beauty of the next life must correspond to the beauty of the present life. But the present life is so tortuous, so demanding, so complex, we forget the belief and struggle, deceit, hypocrisy, every form of vulgarity and so on. That is one aspect of death, believing in something next life. Vậy câu hỏi là: tại sao con người trên khắp thế giới, dù họ tin – một vài trong số họ, ở thế giới Á châu – vào sự tái sanh của bản thân họ vào đời sau; đời vị lai trở nên tôn quí hơn, phồn thịnh hơn, nhà cửa, địa vị cao hơn. Vậy những người này tin vào sự đầu thai, nghĩa là cái linh hồn, tự ngã, cái “tôi” – vốn là một mớ kí ức – được sinh ra vào đời sau. Đời sau thì tốt hơn bởi nếu tôi cư xử chính đáng lúc này, bản thân sống đạo đức, sống một đời không bạo lực, không tham lam…, đời sau tôi sẽ tốt đẹp hơn, địa vị cao hơn. Nhưng đời sau…, một niềm tin về sự đầu thai thì chỉ là một niềm tin, bởi những người có niềm tin mạnh mẽ đó không sống một đời đạo đức hôm nay. Phải chứ? Các bạn có theo được hết không? Đời sau sẽ tuyệt vời thì chỉ là một ý tưởng. Cái đẹp của đời vị lai hẳn phải tương ứng với cái đẹp của đời hiện tại. Nhưng đời hiện tại lại quá ư trí trá, quá đòi hỏi, quá phức tạp, chúng ta quên tuốt niềm tin và đấu tranh, lừa gạt, giả hình, đủ mọi hình thức tục tằn thô tháo… Đó là một khía cạnh của cái chết, niềm tin vào điều gì đó ở đời sau.
30:18 But those who do not accept such theory, though they are trying to compile evidence of reincarnation, which is rather absurd too - you understand all this? - because what is it that is going to reincarnate? What is it that has continuity? You understand my question? Are we talking together? What is it that has continuity in life, in our daily life? It is the remembrance of yesterday’s experience, pleasures, fears, anxieties and there is that continuity right through life unless we break it and move away from that current. Right? Song những ai không chấp nhận lý thuyết như thế, dù vậy họ đang cố gắng sưu tầm bằng chứng của việc đầu thai, vốn cũng khá ngớ ngẩn – các bạn hiểu hết chứ? – bởi vì cái gì là cái sẽ đi đầu thai cơ chứ? Cái gì là cái có sự tương tục chứ? Các bạn hiểu câu hỏi của tôi không? Chúng ta có đang nói chuyện với nhau không? Cái gì có tính liên tục trong cuộc đời, trong cuộc sống thường nhật của chúng ta? Nó là kí ức về kinh nghiệm, lạc thú, sợ hãi, lo âu của ngày hôm qua và sự liên tục đó xuyên suốt cuộc sống trừ khi chúng ta bẻ gãy nó và rời khỏi dòng chảy đó. Phải không?
31:34 Now the question is: is it possible while one is living, with all the turmoil, with that energy, capacity, to end, say for example, attachment? Because that is what is going to happen when you die. You may be attached to your wife, to your husband, to your property – not to property, that is dangerous – we are attached to some belief, belief in God. That belief is merely a projection, or an invention of thought, but we are attached to it because it gives a certain feeling of security however illusory it is, we are attached to that. Death means the ending of that attachment. Now, while living, can we end voluntarily, easily, without any effort, that form of attachment? Which means dying to something we have known. You follow? Can we do this? Because that is living and dying together, not separated by a hundred years, or fifty years, waiting for some disease to push us off. But living with all our vitality, energy, intellectual capacity, with the greater feeling, to end certain conclusions, certain idiosyncrasies, experiences, attachments, hurts, to end it. That is, while living also living with death. You understand this? Are we meeting each other? So that death is not something far away, death is not something that is at the end of one’s life, through some accident, disease, old age, but rather living, to all the things of memory, ending that, which is death. That means death is not separate from living. Giờ câu hỏi là: liệu trong khi ta đang sống, với mọi sự loạn động, với sinh lực, năng lực, có thể nào kết thúc, ví dụ như sự trói buộc, chấp bám không? Bởi đó là cái sẽ xảy ra khi bạn chết. Bạn có thể gắn bó với vợ bạn, với chồng bạn, với tài sản của bạn – à không phải với tài sản, cái đó nguy hiểm – chúng ta bám chấp vào niềm tin nào đó, đức tin nơi Thượng đế. Đức tin đó đơn thuần chỉ là sự phóng chiếu, hay là một phát minh của tư tưởng, nhưng chúng ta bám lấy nó bởi vì nó đem lại cảm giác an toàn nhất định dù nó không thật, chúng ta bám dính vào điều đó. Cái chết nghĩa là chấm dứt sự trói buộc, gắn bó. Vậy trong khi đang sống, ta có thể nào kết thúc sự trói buộc đó một cách tự nguyện, dễ dàng, không hề cố gắng hay không? Nghĩa là chết đi với những gì ta đã biết. Các bạn theo kịp chứ? Chúng ta có thể làm điều này không? Bởi điều đó là sống với chết cùng với nhau, chứ không phải được chia tách bởi khoảng trăm năm, năm mươi năm, chờ một cơn bạo bệnh cuốn ta đi. Sống với toàn bộ sức sống, sinh lực, khả năng thuộc trí thức, cùng giác tri to lớn hơn, để chấm dứt những định kiến nhất định, những tính khí nào đó, những kinh nghiệm, sự trói buộc gắn bó, những tổn thương, kết thúc nó. Điều đó nghĩa là trong khi đang sống thì sống cùng với cái chết. Các bạn hiểu chỗ này chứ? Chúng ta có gặp nhau không? Thế nên chết không phải là điều gì đó xa xôi, chết không phải là cái nằm ở cuối đời người ta thông qua tai nạn nào đó, bệnh tật, tuổi già, mà đúng hơn là sống mà chấm dứt toàn bộ những gì thuộc kí ức, đó là chết. Chết không có nghĩa cách biệt với sống.
35:13 Also, as we said yesterday, we should consider together, sitting on the banks of that river on a bench, water flowing, clear, not muddied, polluted water, seeing all the movement of the waves pursuing each other down the river, we also as two friends sitting there, talk together about what is religion. Why has religion played such a great part in our lives from the ancient of times until today? What is a religious mind like? What does the word 'religion' actually mean? Because historically – not that one has read a great deal about it but one has observed how civilisations disappear, to be reborn again with a different religion. Religions have brought about new civilisations, new culture. Not the technological world, not the computers, the submarines, the war materials. Nor the businessman, nor the economists, but religious people throughout the world have brought about a tremendous change. So, one must enquire together what we mean by that word ‘religion’. What is its significance, whether it is mere superstition, illogical, meaningless? Or there is something far greater, something much more, infinitely beautiful. And to find that is it not necessary – we are talking over together as two friends – is it not necessary to be free of all the things thought has invented as religion? You understand my question? I want to find out what is the significance of religion. What is the depth of it? What is its end? Because man has always sought something beyond the physical existence. He has always looked, searched, asked, suffered, tortured himself to find out if there is something which is not of time, which is not of thought, which is not belief or faith. And to find that out one must be absolutely free, otherwise if you are anchored to a particular form of belief that very belief will prevent investigation into what is eternal, if there is such a thing as eternity which is beyond all time, beyond all measure. So one must be free, if one is serious in the enquiry into what is religion, one must be free of all the things that thought has invented, put together, that which is considered religious. That is, all the things that Hinduism has invented, with its superstition, with its beliefs, with its images, and the ancient literature as the Upanishads and so on, one must be completely free of all that. If one is attached to all that then it is impossible, naturally, to discover that which is original. You understand the problem? Như đã nói hôm qua, chúng ta cần phải xem xét cùng nhau, ngồi trên ghế dài bên bờ sông, nước chảy trong vắt không vấy bùn lầy nhiễm ô, thấy được toàn bộ chuyển động của sóng xô đuổi nhau xuôi dòng, chúng ta cũng như hai người bạn ngồi đó, cùng luận bàn về điều gì là tôn giáo. Tại sao tôn giáo lại chiếm một phần to lớn như thế trong đời chúng ta từ thời cổ đại đến hôm nay? Đạo tâm là như thế nào? Từ “tôn giáo” thực sự nghĩa là gì? Bởi về mặt lịch sử - không phải về thứ ta đã đọc rất nhiều mà là ta đã quan sát những nền văn minh biến mất, được sinh ra trở lại với một tôn giáo khác. Những tôn giáo đã đem đến những nền văn minh mới, văn hóa mới. Không phải thế giới công nghệ, không phải những chiếc máy vi tính, tàu ngầm, những khí tài chiến tranh. Cũng không phải những thương gia, nhà kinh tế, mà những con người tu hành trên khắp thế giới đã đem đến sự đổi thay khủng khiếp. Thế nên ta hẳn phải cùng nhau truy vấn xem chúng ta muốn nói gì với từ “tôn giáo”. Ý nghĩa, tầm quan trọng của nó là gì, có phải nó chỉ là mê tín, phi lý, vô nghĩa hay không? Hay có điều gì vĩ đại hơn nhiều, điều gì đó tốt đẹp hơn rất nhiều. Và để thấy rằng có cần thiết – chúng ta đang bàn luận với nhau như hai người bạn – có nhất thiết phải thoát khỏi tất cả những gì tư tưởng đã phát minh ra như tôn giáo hay không? Các bạn hiểu rõ câu hỏi của tôi không? Tôi muốn khám phá xem ý nghĩa của tôn giáo là gì? Chiều sâu của nó là gì? Chỗ tận cùng của nó là gì? Bởi con người đã luôn luôn tìm kiếm điều gì đó nằm ngoài đời sống vật chất. Hắn ta đã luôn nhìn xem, tìm tòi, truy vấn, khổ sở, giày vò bản thân để khám phá ra liệu có thứ gì đó không thuộc thời gian, không thuộc về tư tưởng, mà vốn không phải là niềm tin hay đức tin hay không? Và để khám phá ra điều đó ta hẳn phải tự do triệt để, còn nếu bạn bị neo giữ vào một đức tin nào đó thì chính đức tin đó sẽ ngăn chặn sự tra xét sâu vào cái vĩnh cửu, nếu có thứ gì đó vĩnh cửu như thế, thứ siêu vượt thời gian, nằm ngoài mọi đo lường trắc lượng. Vậy ta phải tự do, nếu ta thực nghiêm túc trong việc truy vấn sâu vào tôn giáo là gì, ta hẳn phải tự do thoát khỏi mọi điều mà tư tưởng đã phát minh, nhóm họp, cái mà được coi là thuộc tín ngưỡng. Nghĩa là tất cả các thứ mà Ấn giáo đã chế ra, với sự mê tín, những niềm tin, những ảnh tượng của nó, và tài liệu cổ xưa như Áo nghĩa thư…, ta cần phải hoàn toàn tự do với tất cả thứ đó. Nếu ta bám chấp vào tất cả điều đó thì một cách tự nhiên không thể nào khám phá ra điều gì là nguồn cội. Các bạn hiểu vấn đề không?
41:36 That is, if my mind, my brain is conditioned by the Hindu superstition, beliefs, dogmas, idolatry, with all the ancient tradition, my mind then is anchored to that, therefore it cannot move, it is not free. Therefore one must be free completely from all that: being a Hindu. Right? Similarly, one must be free totally from all the inventions of thought, as the rituals, dogmas, beliefs, symbols, the saviours and so on of Christianity. That may be rather difficult, that is coming nearer home. Or if you go to Ceylon or the Tibetan, North, Buddhism, with all their idolatry, as the idolatry of Christianity, they too have this problem: being attached as security to the things thought has invented. So, all religions, whether Christianity, Islam, Hinduism or Buddhism, they are the movement of thought continued through time, through literature, through symbols, through things made by the hand or by the mind, all that is considered religious in the modern world. To the speaker that is not religion. To the speaker it is a form of illusion, comforting, satisfying, romantic, sentimental but not actual, because religion must affect life, the way we live, that is the significance of life. Because then only when there is order – as we talked about yesterday – in our life. Tức là nếu tâm não của tôi bị tập nhiễm bởi sự mê tín thuộc Ấn giáo, những đức tin, triết thuyết, sùng bái ngẫu tượng, với mọi truyền thống xưa cũ, thì khi ấy tâm trí của tôi bị neo giữ vào đó, do đó nó không thể chuyến động, không có tự do. Vậy nên ta phải thoát khỏi hoàn toàn tất cả điều ấy: là một người Ấn giáo. Phải chứ? Tương tự, ta cũng phải tự do toàn triệt với mọi phát minh của tư tưởng, như những nghi lễ, học thuyết, những đức tin, biểu tượng, những đấng cứu thế … thuộc Cơ đốc giáo. Điều ấy có thể khá khó khăn, như thế là đang đến gần Nhà hơn. Hoặc nếu các bạn đến Sri Lanka, hay Tibetan, hướng Bắc, đạo Phật, cũng với sự thờ phượng của họ, cũng như sự thờ phượng của Cơ đốc giáo, họ cũng có vấn đề này: bị trói buộc vì sự an toàn với những điều mà tư tưởng đã phát minh ra. Thế nên mọi tôn giáo, dù là Cơ đốc, Hồi giáo, Ấn giáo hay Phật giáo, đều là chuyển động của tư tưởng liên tục qua thời gian, qua văn chương, qua biểu tượng, qua nhưng thứ được bàn tay hay khối óc chế tác, tất cả điều đó được coi là tín ngưỡng trong thế giới hiện đại. Đối với người nói, đó không phải là tôn giáo. Với người nói, nó là một hình thức ảo tưởng, khiến an ủi, làm cho thỏa mãn, hão huyền, ủy mị chứ không thực tế, bởi vì tôn giáo phải ảnh hưởng đến cuộc đời, cách chúng ta sống, đó là ý nghĩa của cuộc sống. Bởi vì chỉ khi có trật tự - như chúng ta đã bàn hôm qua – trong cuộc sống của chúng ta.
44:56 Order is something that is totally disassociated with disorder. We live in disorder, that is, in conflict, contradiction, say one thing, do another, think one thing and act another way, that is contradiction. Where there is contradiction, which is division, there must be disorder. And a religious mind is completely without disorder. That is the foundation of religious life, not all the nonsense that is going on with the gurus with their idiocies. Trật tự là điều hoàn toàn phân ly với mất trật tự. Chúng ta sống trong rối loạn, nghĩa là trong xung đột, mâu thuẫn, nói một đằng làm một nẻo, nghĩ một điều và hành theo lối khác, đó là mâu thuẫn. Khi mâu thuẫn, tức là chia rẽ, hẳn phải hỗn loạn. Và đạo tâm thì hoàn toàn không hỗn loạn. Cái đó là nền tảng của đời sống tu hành chứ không phải đủ mọi thứ vô nghĩa đang tiếp diễn với những guru và sự ngu si của họ.
45:53 You know it is a most extraordinary thing: many gurus have come to see the speaker, many of them. Because they think I attack the gurus. You understand? They want to persuade me not to attack. They say, what you are saying and what you are living is the absolute truth, but not for us, because we must help those people who are not as fully advanced as you are. You see the game they play. You understand? So, one wonders why the Western world, or some of the Western people go to India, follow these gurus, get initiated – whatever that may mean – put on different robes and think they are terribly religious. But strip them of their robes, stop them and enquire into their life, they are just like you and me. Các bạn biết đấy, hết sức kì lạ rằng: nhiều vị guru đã đến gặp người nói, rất nhiều. Bởi họ nghĩ tôi công kích các guru. Các bạn hiểu chứ? Họ muốn thuyết phục tôi đừng công kích nữa. Họ nói rằng “Cái ông đang nói và đang sống là chân lý vô điều kiện, song không phải cho chúng tôi, bởi chúng tôi phải giúp cho những người không tiến bộ trọn vẹn được như ông”. Các bạn hiểu mánh khóe họ dùng chứ? Ta tự hỏi tại sao thế giới Tây phương, hay vài người Tây phương đến Ấn, theo chân những vị guru này, được khai tâm – hay bất cứ thứ gì có nghĩa như thế - mặc áo choàng khác nhau và nghĩ rằng họ thực sự có tín ngưỡng. Nhưng khi cởi bỏ áo choàng, ngăn họ lại và hỏi han đời sống của họ thì họ cũng chỉ như bạn và tôi
47:24 So the idea of going somewhere to find enlightenment, changing your name to some Sanskrit name, seems so strangely absurd and romantic without any reality, but thousands are doing it. Probably it is a form of amusement without much meaning. The speaker is not attacking. Please let’s understand: we are not attacking anything, we are just observing, observing the absurdity of the human mind, how easily we are caught, we are so gullible. Vậy ý tưởng đi đâu đó để tìm giác ngộ, , đổi sang một cái tên tiếng Sanskrit nào đó, dường như quá là ngớ ngẩn và viển vông, chẳng hề thực tế, nhưng cả ngàn người đang làm thế. Có lẽ đó là một hình thức giải trí không có nhiều ý nghĩa. Người nói không công kích. Xin hãy hiểu cho: chúng tôi không công kích bất cứ cái gì cả, chúng ta chỉ đang quan sát, quan sát sự ngớ ngẩn của tâm thức con người, chúng ta dễ bị mắc kẹt, cả tin làm sao!
48:27 So, a religious mind is a very factual mind, it deals with facts. That is, facts being what is actually happening, with the world outside, and the world inside. The world outside is the expression of the world inside, there is no division between the outer and the inner – that is too long to go into. So, a religious life is a life of order, diligence, dealing with what is actually happening within oneself, without any illusion, so that one leads an orderly, righteous life. When that is established, unshakeably, then we can begin to enquire what is meditation. Thế nên một tâm trí tôn giáo một tâm trí căn cứ trên sự thực, nó đối xử với những thực kiện. Thực kiện tức là cái thực sự đang diễn ra, ở ngoại giới và nội tâm. Ngoại giới là sự biểu lộ của nội tâm, không hề có sự phân chia nào giữa bên ngoài và bên trong – để đi sâu thì rất tốn thời gian. Vậy đời sống tu hành là một đời sống có trật tự, siêng năng, đối xử với cái đang thực sự diễn ra trong chính mình mà không hề có ảo tưởng, để rồi ta sống một đời sống đạo đức, có trật tự. Khi điều đó được thiết lập một cách vững vàng, thì chúng ta có thể bắt đầu truy vấn thiền là gì.
49:48 Perhaps that word did not exist about twenty years ago, or thirty years ago in the Western world. The Eastern gurus have brought it over here. There is the Tibetan meditation, Zen meditation, the Hindu meditation, the particular meditation of a particular guru, the meditation of yoga, sitting cross legged, breathing, you know, all that. All that is called meditation. We are not denigrating the people who do all this. We are just pointing out how absurd meditation has become. The Christian world believes in contemplation, giving themselves over to the will of God, grace and so on. They have the same thing in the Asiatic world, only they use different words in Sanskrit, but it is the same thing: man seeking some kind of everlasting security, happiness, peace, not finding it on earth, hoping it exists somewhere or other, the desperate search for something imperishable. This has been the search of man from time beyond measure. The ancient Egyptians, the ancient Hindus, Buddhists and so on, and some of the Christians have followed this. Có lẽ từ đó không hiện hữu khoảng 20 năm hay 30 năm về trước ở thế giới phương Tây. Những guru phương Đông đã đem nó qua đây. Có thiền Tây Tạng, thiền Zen, thiền Ấn giáo, loại thiền đặc thù của vị guru cá biệt, thiền của yoga, ngồi bắt chéo chân, hít thở, các bạn biết đấy, đủ loại. Tất cả cái đó được gọi tên là thiền. Chúng tôi không bôi nhọ những người làm điều này. Chúng tôi chỉ đang vạch ra rằng thiền đã thành ra ngớ ngẩn như thế nào! Thế giới Cơ đốc tin vào sự trầm tư, chiêm niệm - contemplation, hiến dâng bản thân theo ý Chúa, ơn chúa… Họ cũng giống y như ở thế giới Đông phương, chỉ khác là họ sử dụng những từ ngữ khác bằng tiếng Sanskrit, nhưng nó giống nhau: con người tìm kiếm thứ an toàn, hạnh phúc, bình an vĩnh cửu nào đó, nhưng không tìm nó trên trái đất, hy vọng nó tồn tại ở đâu đó, sự tìm kiếm tuyệt vọng điều gì đó bất hoại. Đây là cuộc tìm kiếm của loài người từ vô thỉ thời gian. Những người Ai Cập cổ, người Hindu cổ, Phật tử... và một số người Cơ Đốc cũng đã đi theo.
52:37 So to enquire together, to go deeply into what is meditation and whether there is anything called sacred, holy – not the thing that thought has invented as being holy, that is not holy, what thought creates is not holy, is not sacred because it is based on knowledge, and knowledge being incomplete, and whatever thought invents, how can that be sacred? But we worship that which thought has invented all over the world. Vậy hãy cùng nhau xem xét kỹ càng, đi vào thật sâu xem thiền là gì và có bất cứ điều gì được gọi là thiêng liêng, thần thánh hay không – không phải điều mà tư tưởng hư cấu là thần thánh, cái đó chẳng thần thánh gì, cái tư tưởng tạo ra không hề thần thánh, không linh thiêng gì cả bởi nó dựa trên kiến thức, và kiến thức thì bất toàn, và bất cứ điều gì tư tưởng chế ra, làm sao điều đó có thể thiêng liêng được? Tuy nhiên chúng ta thờ phụng cái đã được tư tưởng phát minh ra trên khắp thế giới.
53:37 So together, having established, some partially, others completely, totally, order in their life, in their behaviour, in which there is no contradiction whatsoever, having established that, and rejected, totally rejected, all the various forms of meditation, their systems, their practices because when you practise you are repeating over and over again, like a pianist if he practises, he may be practising the wrong note. So, it is easy to conform to a pattern, to obey something somebody has said that will help you to reach the highest state of whatever it is. So you practise, you accept systems because you want to get something other than ‘what is’. Vậy cùng nhau, đã thiết lập, một số thì một phần, số khác thì trọn vẹn, hoàn toàn trật tự trong đời sống của họ, trong lối cư xử của họ, trong đó không có mâu thuẫn bất cứ điều gì, đã thiết lập điều đó, và chối bỏ, bác bỏ hoàn toàn, tất cả những hình thức của thiền, những hệ thống của họ, sự thực hành của họ, bởi khi bạn thực hành, bạn sẽ lặp đi lặp lại mãi, giống như một người chơi piano, nếu anh ta thực hành, anh ta có thể sẽ đánh nốt sai. Vậy thật dễ thuận theo một khuôn mẫu, tuân theo một điều gì từ ai đó đã nói rằng sẽ giúp bạn đạt tới trạng thái cao nhất của bất cứ thứ gì. Thế là bạn thực hành, bạn chấp nhận những hệ thống bởi vì bạn muốn đạt được điều gì đó khác hơn là “cái đang là”.
55:03 Now we are saying quite the contrary. There is no system, no practice, but the clarity of perception of a mind that is free, which has no direction, no choice, but free to observe. Most meditations have this problem, which is controlling thought. The one who practises is different from that which he is practising. I hope you are following all this, if it interests you. So most meditation, whether the Zen, the Hindu, the Buddhist, the Christian, or the latest guru, is to control your thought because through control you centralise, you bring all your energy to a particular point. That is, concentrate. Which is, there is a controller different from the controlled. Are you following all this? Which is the controller is the past, which is still thought, still memory, and that which he is controlling is still thought, which is wandering off, so there is conflict. You are sitting quietly and thought goes off, you want to concentrate, like a schoolboy looking out of the window and the teacher says, ‘Don’t look out of the window, concentrate on your book’. And we do the same thing. So one has to learn the fact, the controller is the controlled. Is that clear? Must all this be explained, step by step? That is – I’ll explain, please. Giờ chúng ta sẽ nói cái ngược lại. Không hề có hệ thống, thực hành, chỉ có sự lĩnh hội sáng suốt của tâm trí tự do, không phương hướng, không chọn lựa, mà tự do để quan sát. Phần lớn các phép thiền có vấn đề, là sẽ điều khiển tư tưởng. Người thực hành thì khác biệt với cái anh ta đang thực hành. Tôi hy vọng các bạn đang theo sát đầy đủ nếu nó thu hút bạn. Vậy là phần lớn pháp thiền, dù là thiền Zen, thiền Ấn giáo, Phật giáo, Cơ đốc, hay vị guru mới đây, là kiểm soát ý nghĩ của bạn, bởi vì qua kiểm soát bạn sẽ tập trung, bạn đem toàn bộ sinh lực của mình vào một điểm cụ thể. Tức là tập trung. Cái đó có một người kiểm soát khác biệt với cái được kiểm soát. Các bạn có theo dõi toàn bộ chỗ này không? Tức là người kiểm soát là quá khứ, vẫn là tư tưởng, vẫn là kí ức, và cái mà anh ta đang kiểm soát thì vẫn là tư tưởng đang lơ đễnh, lan man, vậy là có xung đột. Các bạn đang ngồi lặng im và tư tưởng đi hoang, bạn muốn tập trung, giống như cậu học sinh nhìn ra ngoài cửa sổ và giáo viên nhắc nhở, “Đừng nhìn ra ngoài cửa sổ, hãy tập trung vào sách của mình”. Chúng ta cũng làm y như thế. Vậy ta phải học sự kiện người kiểm soát là cái được kiểm soát. Như thế có được rõ ràng không? Có phải giải thích chỗ này từng bước một không? Tức là – tôi sẽ giải thích,
57:57 The controller, the thinker, the experiencer, we think is different from the controlled, from the movement of thought, from the experiencer and the experience, we think these two are different movements. But if you observe closely, the thinker is the thought. Thought has made the thinker separate from thought, which then says, ‘I must control’. You are following all this? This is so logical, so sane. So when the controller is the controlled, then you remove totally conflict. Conflict exists only when there is division. Between you and the Germans, between the Israelis and the Arabs. Where there is nationalistic, or economic, or social division there must be conflict. So inwardly where there is the division between the observer, the one who witnesses, the one who experiences is different from that which is experienced, there must be conflict. And our life is conflict because we live with this division. But this division is fallacious, is not real, it has become our habit, our culture, to control. We never see the controller is the controlled. Right? Do you get all this? người kiểm soát, người suy nghĩ, người kinh nghiệm, chúng ta nghĩ là khác với cái được kiểm soát, khác với chuyển động của tư tưởng, khác với người kinh nghiệm và cái được kinh nghiệm, chúng ta nghĩ hai cái này là những chuyển động khác nhau. Nhưng nếu bạn quan sát thật kĩ thì người suy nghĩ chính là tư tưởng. Tư tưởng đã tạo ra người suy nghĩ tách biệt với suy nghĩ, cái mà nói rằng, “tôi phải kiểm soát”. Các bạn theo dõi tất cả chứ? Điều này rất logic, đúng mực. Vậy khi người kiểm soát là cái được kiểm soát thì bạn loại trừ hoàn toàn sự xung đột. Xung đột tồn tại chỉ khi có sự phân chia. Giữa các bạn và người Đức, giữa người Do Thái và người A-Rập. Nơi nào có sự phân chia thuộc xã hội, kinh tế hay lòng tự tôn dân tộc thì nơi đó hẳn phải có xung đột. . Về mặt nội tâm, chỗ nào có sự phân chia giữa người quan sát, người chứng kiến, người kinh nghiệm là khác với cái được kinh nghiệm thì chỗ đó phải có xung đột. Và đời sống của chúng ta xung đột bởi chúng ta sống với sự phân chia này. Tuy nhiên sự phân chia này là ảo tưởng giả ngụy, là không thật, nó trở thành thói quen của chúng ta, văn hóa của chúng ta, là kiểm soát. Chúng ta không bao giờ thấy ra người kiểm soát là cái bị kiểm soát. Phải không? Các bạn hiểu chỗ này cả chứ?
1:00:02 So when one realises that, not verbally, not idealistically, not as a utopian state for which you have to struggle, but to observe it actually in one’s life that the controller is the controlled, the thinker is the thought, then the whole pattern of our thinking undergoes a radical change because there is no conflict. And that is absolutely necessary if you are meditating because meditation demands a mind that is highly compassionate. And therefore highly intelligent, the intelligence which is born out of love, not out of cunning thought. Vậy khi ta thấy rõ điều đó, không phải trên ngôn từ, không phải duy tâm, không như một trạng thái không tưởng mà bạn phải đấu tranh cho nó, song quan sát nó thực sự trong đời sống của mình rằng kẻ kiểm soát chính là cái bị kiểm soát, người tư duy chính là suy nghĩ, rồi thì toàn bộ mô hình suy nghĩ của chúng ta trải qua đổi thay tận gốc bởi vì không hề còn có xung đột. Và đó là điều hoàn toàn cần thiết nếu bạn hành thiền, bởi thiền đòi hỏi một thức tâm trắc ẩn cao độ. Và do đó hết sức thông tuệ, cái thông tuệ thoát thai từ tình yêu, không phải từ sự suy tư trí trá.
1:01:19 So meditation means the establishment of order in our daily life, in which there is no contradiction. Then, rejecting totally all the systems, meditations, all that, because the mind must be completely free, without direction, and also it means a mind that is completely silent. Is that possible? Because we are chattering endlessly; the moment you leave this place I know you will start chattering. So our minds are everlastingly occupied, chattering, thinking, struggling, and so there is no space. Space is necessary to have silence. For a mind that is practising, struggling, wanting to be silent is never silent. But when it sees that silence is absolutely necessary, not the silence projected by thought, not the silence between two notes, between two noises, between two wars, but the silence of order. And when there is that absolute silence – not cultivated silence which is what most meditations try to do: cultivate silence. That is, cultivate thought, which is never silent. I don’t know if you see the absurdity of it. So when there is that silence then one discovers – sorry, one doesn’t discover – in that silence, truth, which has no path to it, exists. Truth then is timeless, sacred, incorruptible. That is meditation, that is a religious mind. Vậy thiền có nghĩa là thiết lập được trật tự trong đời sống hàng ngày, trong ấy không hề có mâu thuẫn. Rồi thì bỏ hết toàn bộ những hệ thống, những phép thiền, tất cả, bởi vì tâm thức phải tự do hoàn toàn, vô phương hướng, và nó cũng có nghĩa là một tâm thức tĩnh lặng hoàn toàn. Điều đó khả dĩ không? Bởi vì chúng ta cứ huyên thuyên không ngớt, lúc các bạn rời khỏi chốn này, tôi biết là các bạn sẽ bắt đầu huyên thuyên. Vậy tâm thức của chúng ta bận rộn không ngừng, huyên thuyên, suy nghĩ, đấu tranh, và thế thì không hề có khoảng trống. Khoảng không là thiết yếu để có sự tĩnh lặng. Vì tâm thức nào cứ thực hành, đấu tranh, muốn tĩnh lặng thì không bao giờ tĩnh lặng. Nhưng khi nó thấy rằng sự tĩnh lặng là tuyệt đối cần thiết, không phải là thứ tĩnh lặng được tư tưởng phóng chiếu, không phải khoảng lặng giữa hai nốt nhạc, giữa hai tiếng ồn, giữa hai cuộc chiến, mà là sự tĩnh lặng của trật tự. Và khi có có tĩnh lặng hoàn toàn – không phải thứ tĩnh lặng tu tập được mà hầu hết các phép thiền cố làm: tu tập tĩnh lặng. Tức là trau dồi tư tưởng, thứ không bao giờ tĩnh lặng. Không rõ các bạn có thấy sự ngớ ngẩn của nó hay không? Thế nên khi có tĩnh lặng thì ta khám phá – xin lỗi, ta không khám phá – trong sự tĩnh lặng đó, chân lý, chỗ không đường đến, hiện hữu. Chân lý khi ấy là phi thời, là linh thiêng, không thể bị mục nát. Cái đó là thiền, cái đó là đạo tâm vậy.
1:05:09 SUBTITLE TEXT COPYRIGHT 1981 KRISHNAMURTI FOUNDATION TRUST LTD BẢN QUYỀN PHỤ ĐỀ, 1981 KRISHNAMURTI FOUNDATION TRUST LTD