Krishnamurti Subtitles home


BR78T3 - Làm sao hiểu và sống tự do?
Buổi Nói Chuyện thứ ba
Brockwood Park, Anh Quốc
2 tháng Chín 1978



0:54 Chúng ta đã nói về nhiều việc liên quan đến đời sống hàng ngày. Chúng ta không theo đuổi kiểu lý thuyết niềm tin, hay ý hệ, giải trí suy đoán nào. Chúng ta thực sự quan tâm sâu sắc - tôi hy vọng đến cuộc sống hàng ngày và tìm xem có thể nào làm cuộc thay đổi tận gốc lối sống chúng ta. Bởi đời sống không đáng phải như thế. Chúng ta rối loạn, khổ sở đầy đau đớn đấu tranh, đấu tranh từng ngày cho đến chết. Và dường như đó là số phận. Xung đột triền miên ấy không chỉ trong quan hệ cá nhân mà cả với thế giới đang hư hoại từng ngày trở nên ngày càng nguy hiểm ngày càng bấp bênh không thể nói trước nơi chính trị gia và các nước tìm kiếm quyền lực.
2:40 Và chúng ta cũng sẽ cùng thảo luận sáng nay, tôi nghĩ về tự do: xem con người khi dùng chữ 'con người' là gồm cả nữ mong bạn không phiền, Giải phóng Phụ nữ (Cười). Dường như, khi bạn quan sát thế giới trong đời sống hàng ngày, tự do ngày càng ít. Chúng ta trở nên, ngày càng nhiều cấm đoán hành động bị giới hạn tầm nhìn rất hạn hẹp hay cay đắng, yếm thế, hay rất hy vọng và hình như chúng ta không hề thoát mọi xung đột, đau khổ hàng ngày và hết thảy mọi khổ nhọc đời người. Và tôi nghĩ chúng ta nên cùng thảo luận vấn đề tự do. Dĩ nhiên ở các nước độc tài không có tự do. Thế giới phương tây và một phần phương Đông có nhiều tự do hơn tự do thay đổi việc làm, tự do du lịch tự do nói, hay nghĩ gì bạn muốn tự do bày tỏ hay viết gì mình thích. Nhưng ngay cả tự do bạn có ấy lại ngày càng trở nên máy móc và không còn là tự do.
4:39 Và tôi nghĩ chúng ta nên, nếu bạn nghiêm túc tìm hiểu vấn đề này sâu hơn. Tức là, nếu bạn muốn. Nhà thờ, các tôn giáo cố thống trị suy nghĩ chúng ta: nhà thờ Thiên chúa xưa đã hành hạ mọi người vì niềm tin thiêu họ, rút phép thông công họ ngay cả hiện nay rút phép thông công là kiểu đe dọa cho những người đạo Thiên chúa. Nghĩa là điều đúng y như thế đang xảy ra ở các nước độc tài - kiểm soát trí óc bạn suy nghĩ bạn, cư xử, hành động bạn. Họ còn quan tâm hơn đến kiểm soát trí óc kiểm soát suy nghĩ, và ai bất đồng ý kiến không đồng ý, bị lưu đày, khổ dịch hay bị vào nhà thương tâm thần, v.v.. Giống y như điều thế giới đạo Thiên chúa xưa đã làm. Giờ thì họ làm thế ở các nước gọi là kinh tế, chính trị. Vậy tự do là điều chúng ta phải tìm coi nó nghĩa gì và xem có thể nào chúng ta tự do không chỉ bên trong, sâu thẳm xem coi có thể nào bên trong, về tâm lý bên trong thân này mà cả biểu lộ mình đúng đắn, chân thật, chính xác. Rồi có lẽ chúng ta sẽ hiểu tự do là gì.
6:46 Tự do là nghịch với nô lệ? Tự do là nghịch với tù đày, câu thúc, đàn áp? Tự do là làm gì bạn thích? Nào, như đã nói hôm nọ và chúng ta đã thảo luận cùng nhau người nói chỉ trình bày - mong vậy - chữ nghĩa điều chúng ta hỏi han vì vậy bạn không nghe người nói mà nghe câu hỏi bạn đang đặt cho chính mình nên người nói không có đây. Tự do là nghịch lại không tự do? Và vậy thì có đối nghịch không? Hiểu không? Tức là, nếu chúng ta chạy từ xấu sang tốt và nghĩ rằng đó là tự do tốt là tự do... Nếu chúng ta chấp nhận tốt, có thể tìm hiểu ngay thôi tốt là gì, và xấu là gì. Phải tốt, điều tốt là mặt trái của điều không tốt cái ác, cái xấu? Nếu có đối nghịch liền có xung đột. Nếu không tốt, tôi sẽ cố thành tốt. Tôi sẽ làm mọi nổ lực để tốt tức là, nếu tôi khá ý thức khá tỉnh táo, không loạn thần kinh. Vậy chúng ta hỏi: tự do là mặt trái của điều gì? Hay nếu tự do có mặt kia, nó có là tự do? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề xem. Nghĩa là, đối nghịch nào tốt và xấu mặt trái của xấu là tốt tốt có gốc rễ của xấu. Tìm hiểu đi. Cùng suy gẫm xem.
9:58 Nếu tôi ghen tị, ghen ghét mặt trái của ghen tị là trạng thái không ghen tị - trạng thái cảm nhận. Nhưng nếu là mặt trái của ghen tị mặt trái ấy có mặt kia riêng. Chúng ta thấy vậy không? Bởi sáng nay chúng ta muốn tìm hiểu vấn đề yêu thương là gì. xem coi điều ấy có không. Hay chỉ là cảm giác mà chúng ta gọi là yêu thương. Vậy để hiểu đầy đủ ý nghĩa và bản chất cùng vẻ đẹp của chữ ấy gọi là yêu thương, tôi nghĩ, chúng ta phải hiểu xung đột là gì giữa các đối nghịch coi xung đột ấy có là ảo tưởng trong ảo tưởng ấy chúng ta kẹt nó trở thành thói quen hay chỉ có 'hiện là' và vì vậy không có đối nghịch với nó. Hy vọng đây không trở thành trí óc quá, phải không? Hay chữ nghĩa quá, hay vô nghĩa quá.
11:49 Bởi hễ còn sống trong đối nghịch ghen tị và không ghen tị tốt và xấu ngu dốt và tỏ sáng tất phải có xung đột mãi trong nhị nguyên. Dĩ nhiên có nhị nguyên: nam, nữ, sáng và mờ, tối, ánh sáng và bóng tối sáng và chiều, v.v.. nhưng tâm lý, bên trong chúng ta hỏi xem có chăng đối nghịch. Tốt phải là kết quả của xấu? Nếu nó là kết quả của điều xấu, ác tôi không thích dùng chữ 'ác' bởi nó bị lạm dụng kinh khủng như mọi chữ khác trong ngôn ngữ Anh nếu tốt là mặt kia của xấu thì tốt ấy là kết quả của xấu vậy là nó không phải tốt. Phải không? Chúng ta có thấy chính mình, không ý niệm, kết luận như điều gì ai đó gợi ý cho bạn mà thực sự chúng ta thấy điều gì sinh từ đối nghịch tất phải chứa mặt kia của nó? Phải không? Vậy nếu thế thì chỉ có 'hiện là', là không có đối nghịch. Phải không? Ai đó gặp tôi chứ? Chúng ta gặp nhau không?
14:04 Vậy hễ còn có đối nghịch thì không thể có tự do. Tốt hoàn toàn không liên quan đến ác xấu - 'xấu' trong ngoặc. Hễ chúng ta bạo lực có mặt trái là không bạo lực tất sinh xung đột và không bạo lực sinh từ bạo lực. Ý niệm không bạo lực là kết quả của hung hăn, nổi cáu, nổi giận, v.v.. Vậy chỉ có bạo lực, không có mặt kia. Nên chúng ta có thể xử sự với bạo lực. Bao lâu còn có đối nghịch thì chúng ta còn cố đạt mặt kia. Bạn có thấy vậy không?
15:38 Vậy, tự do là mặt kia của không tự do? Hay tự do không liên quan gì với đối nghịch cả? Nào, chúng ta phải hiểu việc này thật kỹ bởi chúng ta sẽ tìm hiểu điều gì, tức là: thương phải là mặt trái của ghét mặt kia của ghen tị đối nghịch của cảm giác? Hễ còn sống trong thói quen đối nghịch chúng ta đang sống - tôi phải, tôi không nên tôi là, tôi sẽ là tôi đã là và trong tương lai điều gì sẽ xảy ra mọi cái đó là hoạt động, chuyển động của đối nghịch. Phải không? Chúng ta... Chúng ta tiếp chứ?
17:06 Vậy chúng ta hỏi: có phải tự do hoàn toàn không liên quan với cái gọi là không tự do? Nếu vậy thì tự do đó làm sao để sống để hiểu và làm, từ đó mà hành động? Chúng ta luôn hành động từ đối nghịch. Phải không? Tôi trong tù và tôi phải thoát ra. Tôi phải ra. Tôi kẹt trong thói quen về tâm lý cũng như vật lý và tôi phải thoát nó để trở thành gì khác. Phải không? Vậy chúng ta kẹt trong thói quen hành lang bất tận của đối nghịch và vậy là không hề chấm dứt xung đột đấu tranh, là này và không là nọ. Tôi nghĩ việc này khá rõ. Có thể tiếp tục từ đó? Bạn không nghe tôi: bạn đang khám phá cho chính mình. Nếu thế, nó có ý nghĩa và có thể sống hàng ngày nhưng nếu bạn chỉ chấp nhận ý niệm từ người khác, từ người nói rồi thì bạn chỉ sống trong thế giới ý niệm và vậy là đối nghịch còn đó. Chữ 'ý niệm' nghĩa gốc của nó, từ Hy lạp, v.v.. là quan sát. Xem chúng ta đã làm gì chữ ấy! Chỉ quan sát, và không kết luận hay làm trừu tượng điều bạn quan sát thành ý niệm. Vậy chúng ta kẹt trong ý niệm và không hề quan sát. Nếu quan sát, chúng ta làm trừu tượng nó thành ý niệm.
20:03 Vậy chúng ta nói: tự do không liên quan với trói buộc dù là trói buộc của thói quen vật lý hay tâm lý trói buộc của bám víu, v.v.. Vậy chỉ có tự do, không có đối nghịch. Nếu chúng ta hiểu sự thật ấy thì sẽ chỉ xử sự với 'hiện là' chứ không với 'sẽ là' là đối nghịch của nó. Bạn hiểu không? Chúng ta gặp nhau đâu đó chứ? Phải không?

Q: Vâng.
21:05 K: Chúng ta tiếp tục?

Q: Vâng.
21:09 K: Vậy nếu đã rõ rằng chỉ có sự kiện, 'hiện là' và không có đối nghịch với 'hiện là'. Nào, nếu bạn hiểu cơ bản vậy, sự thật ấy bạn xử sự với sự kiện thản nhiên điềm tỉnh, rồi bạn có thể làm điều gì. Sự kiện chính nó sẽ làm điều gì. Nhưng hễ chúng ta còn rời sự kiện sự kiện và đối nghịch cứ tiếp tục. Bạn hiểu không? Vậy chúng ta hỏi nếu đã rõ không bởi vì ai đó nói mà vì bạn khám phá điều ấy cho chính bạn cơ bản, nó là của bạn, không của tôi. Rồi thì có thể tiếp tục tìm hiểu toàn bộ vấn đề rất phức tạp: yêu thương là gì? Nếu chúng ta cảm tình, lãng mạn và tưởng tượng và kiểu Raphael hay giữa Victoria thì ngay cả không thèm đặt câu hỏi ấy. Nhưng nếu dẹp hết mọi tình cảm mọi đáp ứng xúc động với chữ ấy hay có kết luận nào về chữ ấy rồi thì có thể tìm hiểu, tỉnh táo khỏe mạnh, hợp lý, về vấn đề yêu thương là gì. Bạn hiểu không? Phải không? Vậy trước hết chúng ta có tiếp cận vấn đề mà không lý do, không tình cảm, không định kiến? Bởi tiếp cận quá sức quan trọng hơn chính vấn đề. Phải không? Chúng ta gặp đây chứ? Tôi làm các bạn buồn ngủ hay gì... (Cười)
23:59 Vậy biết làm sao tiếp cận vấn đề đây? Có biết mình tiếp cận nó? Nói, 'Vâng, tôi biết yêu thương là gì' và vậy là bạn dừng tìm kiếm. Vậy, như đã nói, tiếp cận vấn đề quan trọng hơn cả chính vấn đề. Đừng làm thành khẩu hiệu hay lời sáo rỗng rồi thì bạn mất nó. Vậy chúng ta có rõ làm sao tiếp cận vấn đề? Nếu tiếp cận đúng đắn, chính xác trong ý nghĩa không kết luận cá nhân, hay quan niệm hay kinh nghiệm, rồi bạn tiếp cận nó mới tinh rồi bạn tiếp cận nó với cảm giác tìm kiếm sâu sắc.
25:26 Vậy chúng ta nói: yêu thương là gì? Các nhà thần học đã viết vài cuốn về nó. Các giáo sĩ khắp thế giới cho nó một ý nghĩa. Mỗi người trên khắp thế giới cho nó một ý nghĩa riêng. Nếu họ nhục dục họ cho nó ý nghĩa đó, v.v.., v.v.. Vậy nhận ra làm sao chúng ta tiếp cận nó rộng mở, tự do, không nguyên nhân rồi thì cửa sẽ mở để nhận ra nó là gì. Phải không? Chúng ta đóng cửa nhận thức nếu chúng ta đến với quan niệm với kết luận, với kinh nghiệm cá nhân nhỏ bé. Chúng ta đóng cửa và chẳng có gì bạn có thể tìm kiếm, nhưng nếu bạn đến rộng mở tự do, khẩn thiết tìm kiếm thì cửa sẽ mở bạn có thể nhìn qua. Được không? Nào, chúng ta làm chứ? Bởi tôi nghĩ nó có thể giải quyết vấn đề nhân loại. Tiếp cận và yêu thương là gì. Trong thế giới máy móc nó không có mặt. Với những kẻ độc tài chữ ấy có lẽ là đáng ghét. họ chỉ biết nó như là yêu xứ sở, thương đất nước. Hay nếu là Cơ đốc, bạn yêu Thượng đế yêu Giê su, hay yêu thương ai đó. Ở Ấn độ, là yêu thương đạo sư riêng nào hay thần thánh đặt biệt nào, v.v.. Vậy chúng ta hỏi, dẹp hết sang bên không phải dốt nát nhưng xem họ đã làm gì tôn giáo đã làm gì với chữ ấy và có lẽ với cảm nhận đàng sau chữ ấy nhận ra mọi điều ấy, chúng ta phải tìm hiểu. Phải không?
28:34 Nghĩa là không phải chỉ nhìn người khác làm gì chữ ấy họ đã áp đặt vài kết luận lên trí óc chúng ta mọi thời đại, và cả khuynh hướng chúng ta là gì nhận ra mọi điều ấy hãy tiếp cận thăm dò nó. Yêu thương là gì? Là thú vui? Tiếp tục, tìm kiếm, đào sâu trong bạn và tìm ra. Phải là thú vui? Với đa số là thế thú vui tình dục gọi là yêu, thú vui cảm giác. Và thú vui cảm giác ấy thú vui tình dục gọi là yêu. Và nó có vẻ thống trị thế giới. Nó thống trị thế giới bởi có lẽ trong đời sống riêng nó thống trị chúng ta. Vậy chúng ta đồng hóa yêu thương với cái gọi là thú vui và yêu thương là thú vui? Không nghĩa yêu thương không là thú vui. Bạn phải tìm kiếm đi nó có thể là điều gì hoàn toàn khác. Nhưng trước hết chúng ta phải tìm. Phải không? Yêu là ước muốn? Yêu thương là nhớ lại? Nào. Tức là, yêu thương phải là kinh nghiệm nhớ lại như thú vui và đòi hỏi của suy nghĩ như ước muốn, với hình ảnh và theo đuổi hình ảnh ấy gọi là yêu thương. Đó là yêu thương? Phải không?
31:35 Và có phải bám víu vào con người hay xứ sở, ý niệm, là yêu thương? Bám víu, lệ thuộc. Hãy nhìn vào chính bạn, đừng nghe tôi... Tôi không giá trị gì để nghe... Nhưng điều có ý nghĩa, có giá trị là cái bạn nghe chính bạn khi những câu hỏi này được đặt ra bạn phải trả lời cho bạn bởi nó là đời sống hàng ngày. Và nếu bám víu không là yêu thương và nếu bám víu là yêu thương hàm ẩn gì dính trong đó? Bạn hiểu câu hỏi không? Nếu nói yêu thương là thú vui thì chúng ta phải nhìn toàn bộ hậu quả và hàm chứa trong câu nói ấy. Rồi chúng ta lệ thuộc hoàn toàn vào cảm giác hưng phấn tình dục, gọi là yêu thương. Và nó đi cùng với đau khổ, lo âu ước muốn chiếm hữu và từ chiếm hữu, ước muốn, bám víu. Và ở đâu bạn bám víu là có sợ hãi sợ mất. Và từ đó khởi lên ghen tị, lo âu giận, dần đến hận thù. Phải không?
33:41 Và chúng ta cũng phải xem hậu quả là gì nếu nó không là thú vui. Rồi yêu thương là không phải ghen tị, bám víu nhớ lại theo đuổi thú vui qua tưởng tượng và ước muốn, v.v..? Vậy yêu thương là nghịch lại mọi cái đó? Kịp không? Tôi lạc mất!
34:38 Chúng ta nói yêu thương là đối nghịch của thú vui, của bám víu, ghen tị. Nếu yêu thương là thế, thì yêu thương ấy chứa ghen tị bám víu và mọi cái khác. Vậy thì yêu thương, thấy cả hàm chứa của bám víu theo đuổi ước muốn cuộn dây liên tục của nhớ lại: tôi yêu và tôi không được yêu tôi nhớ lại thú vui tình dục nào hay sự cố đặt biệt nào cho tôi thích thú nên theo đuổi nó và đối nghịch của cái gọi là yêu thương vậy yêu là đối nghịch của ghét? Bạn hiểu không? Hay yêu thương không có đối nghịch. Bạn theo kịp cả chứ? Trời nóng.
36:07 Vậy chúng ta tìm xem hãy cùng đi với nó bạn sẽ thấy điều cực kỳ hiện ra từ đó. Tôi thì không biết điều gì hiện ra nhưng có thể cảm nhận điều lạ lùng thoát ra từ đó. Nếu các bạn nghe chính mình, thực sự. Và tôn giáo đã làm tình yêu thượng đế yêu thương Giê su, Krishna, Phật, kịp không?... - hoàn toàn không liên quan cuộc sống hàng ngày. Và chúng ta quan tâm đến thấu hiểu và tìm ra sự thật của đời sống hàng ngày trọn vẹn, chứ không chỉ tình dục, quyền lực, địa vị ghen tị, hay vài phức tạp ngu ngốc bạn có mà toàn thể cấu trúc và bản chất của sự sống lạ lùng chúng ta sống.
37:16 Như đã nói, đối nghịch không phải yêu thương. Nếu chúng ta hiểu rằng qua phủ nhận điều không phải nghĩa là, không phủ nhận hay từ chối trong ý nghĩa xô nó ra, chống đối nó kiểm soát nó mà là hiểu toàn bộ bản chất và cấu trúc và hàm ẩn của ước muốn của thú vui, của nhớ lại. Từ đó cảm giác thông minh xuất hiện là nền tảng của yêu thương. Phải không? Chúng ta gặp nhau chứ?
38:21 Bạn nói không thể nào. Tôi còn trẻ, hăng hái và tình dục mạnh mẽ, và muốn say sưa trong đó. Ngài có thể gọi là gì tuỳ ý nhưng tôi thích nó. Cho đến lúc tôi ngã bịnh hay chàng hoặc nàng bỏ theo kẻ khác rồi vòng lẩn quẩn bắt đầu ghen tị, lo âu, sợ hãi, hận thù, v.v.. Vậy phải làm gì khi bạn còn trẻ đầy sức sống, các tuyến đều mạnh mẽ bạn phải làm gì? Đừng nhìn tôi! (Cười) Nhìn chính bạn. Nghĩa là - nghe đi nghĩa là bạn không thể nào lệ thuộc ai khác để tìm ra câu trả lời. Bạn phải là ánh sáng cho chính mình. Bạn phải là ánh sáng cho chính bạn để thấu hiểu ước muốn, nhớ lại, toàn bộ bám víu và mọi thứ - hiểu nó, sống nó, tìm ra. Xem suy nghĩ không ngừng chạy theo thú vui cách nào. Nếu bạn hiểu chiều sâu trọn vẹn và tỏ sáng về mọi cái đó bạn sẽ không luôn trong tình trạng kiểm soát rồi tội lỗi và hối hận - kịp không? Mọi cái đó bạn vượt qua khi còn trẻ nếu bạn nhạy bén. Nếu bạn chỉ đi tìm thú vui, à đó lại là việc khác.
41:03 Vậy yêu không phải nghịch với ghét với ước muốn, thú vui. Nên yêu thương là điều gì hoàn toàn khác mọi thứ đó bởi yêu thương không có đối nghịch. Nếu bạn thực sự hiểu nó tìm hiểu, đừng nắm nhiệt tình, sức sống của tôi thích thú, cường độ của tôi rồi bạn sẽ tìm ra điều gì còn bao quát hơn cái đó, là tình thương. Chính chữ ấy là say mê với mọi thứ với đá, với thú vật lạc bầy, chim chóc với cây cối, thiên nhiên, với con người. Tình thương tự biểu lộ cách nào đó khi thực sự có tình thương ấy không lý thuyết và mọi thứ vô nghĩa khi thực sự có tình thương, mọi hành động từ đó, là hành động của thông minh. Bởi bạn không thể yêu thương nếu bạn chưa hiểu toàn bộ chuyển động của suy nghĩ. Bạn không thể nắm cả vẻ đẹp ý nghĩa và chiều sâu của chữ ấy mà không thấu hiểu toàn bộ vấn đề bám víu không trí óc mà thực sự... Xem coi bạn có thoát khỏi bám víu anh chàng hay cô nàng ngôi nhà, hay tấm thảm đặt biệt nào hay món đồ đặt biệt này nọ bạn có. Phải không?
43:36 Vậy do tìm kiếm và nhận thức về mọi ý nghĩa của việc đó từ đó thông minh hiển lộ không do sách vở, suy nghĩ khôn lanh và tranh luận và diễn tả khéo, và mọi thứ mà là hiểu cái không phải yêu thương và dẹp hết sang bên. Không nói, tốt, tôi sẽ tìm dần khi tôi chết và đem chôn, hay trước lúc bám víu... Hiện giờ, hôm nay, tìm ra khi bạn ngồi đây nghe chính mình hoàn toàn thoát mọi bám víu vợ, chồng, bạn gái bám víu - hiểu không? Có thể chứ? Không chống lại, không ném nó đi tôi sẽ đấu nó, tôi sẽ thực thi ý chí để chống lại, và v.v.. Ý chí là thành phần ước muốn.
44:55 Vậy có thể nào dẹp hết bám víu, lệ thuộc và không thành yếm thế, đau đớn cố thủ và chống lại. Bởi bạn thấu hiểu nó bám víu hàm chứa gì và khi thấu hiểu nó, nó rơi mất và nó rơi mất bởi vì bạn thông minh có thông minh. Thông minh không của bạn hay của tôi, nó là thông minh.
45:34 Vậy hành động của tình thương chỉ có thể đến qua thông minh. Như những người yêu thương thú vật bảo vệ thú - và mặc áo lông thú, phải không? Bạn thấy hết, phải không?
46:07 Khi chúng ta hiểu tận chiều sâu thì có thể tiến hành tìm hiểu vấn đề sợ hãi liên quan đến cái chết. Phải không? Bạn có muốn tìm hiểu? Không, không, xin đừng (cười) đừng tuỳ tiện nói, 'Vâng, hãy làm cho vui'. Bởi đa số chúng ta dù trẻ hay già dù bịnh tật, hay què mù, điếc, hay dốt nát nghèo, chúng ta đều sợ chết. Chính một phần của truyền thống, của văn hóa của đời sống hàng ngày là loại bỏ cái gọi là chết. Chúng ta đã đọc mọi điều ấy. Chúng ta thấy người chết bạn rơi nước mắt cho họ và thấy cảm giác khủng khiếp của cô độc, cô đơn và sợ mọi thứ đó. Và từ đó có nổi khổ to lớn.. thương tiếc, không chỉ nổi khổ của hai người mà là nổi khổ lớn lao đau khổ toàn cầu, khắp thế giới. Tôi không rõ bạn có thấy vậy không. Chúng ta vừa có hai cuộc chiến nó không gây đau khổ quá lớn cho nhân loại sao? Không à? Nghĩ xem biết bao là phụ nữ, trẻ con mọi người kêu gào và rơi nươc mắt. Không phải của bạn hay của tôi, nước mắt cả nhân loại. Vậy là có đau khổ toàn cầu đau khổ thế giới và người nào đó với nổi khổ riêng.
48:57 Các bạn bị tôi mê hoặc ư? Tôi hơi lo lắng... Tôi luôn hỏi điều này bởi bạn quá im lặng và hy vọng im lặng ấy chỉ ra không chuyển động, chuyển động vật lý và không chuyển động của suy nghĩ phải nó nói lên bạn thực sự quan tâm sâu sắc tìm hiểu sâu sắc, đem cả tâm và trí và mọi thứ bạn có để thấu hiểu hết việc này?
49:42 Vậy trước khi tìm hiểu vấn đề cái chết chúng ta phải hiểu bản chất khổ đau: tại sao rơi nước mắt tại sao biện luận khổ đau tại sao ôm giữ nó. Thế giới Cơ đốc đặt đau khổ lên thánh giá và thế là chấm hết. Bạn lý tưởng hóa hay đặt đau khổ ấy vào một người và người ấy cứu chuộc bạn khỏi đau khổ. Bạn biết cả, phải không? Vậy là bạn không hề tìm hiểu vấn đề đau khổ. Ở châu Á đau khổ được giải thích qua nhiều lý thuyết - rất khôn ngoan, khéo léo. Có tính khả thi lớn trong lý thuyết ấy nhưng Á châu gồm cả Ấn, vẫn còn đau khổ. Nên chúng ta hỏi xem con người có thể nào thoát khổ. Bởi chúng ta đặt câu hỏi để tìm ra vị trí đúng vị trí đúng của tình dục, tiền bạc an toàn vật lý, kiến thức kỹ thuật, v.v.. Mọi thứ này đều có vị trí đúng. Khi bạn một lần đặt chúng vào đúng vị trí, tự do đến.
51:56 Vậy đau khổ: chữ đau khổ liên quan đến say mê... Say mê, không phải thèm khát mà là đặc tính của trí óc khi đau khổ được thấu hiểu trọn vẹn và được tìm hiểu thấy toàn bộ ý nghĩa của nó rồi từ đó có say mê. Không phải để vẽ tranh - không nói mọi tầm phào đó. Say mê đặt tính năng lực không lệ thuộc gì cả hoàn cảnh, thức ăn tốt, v.v.. đặt tính lớn lao của năng lực ấy có thể tạm gọi là say mê. Nó do thấu hiểu gánh nặng con người đã mang bao thiên niên kỷ. Tại sao chúng ta đau khổ tâm lý? Bạn có thể đau đớn vật lý, bị thương, bịnh, què và có thể nào - xin im lặng nghe có thể nào đặt đau đớn, đau vật lý vào đúng chỗ và không để nó xen vào trạng thái tâm lý của trí óc - bạn hiểu tôi nói gì không?
54:03 Bạn thường có đau đớn vật lý nhiều loại. Hay bạn có thể bịnh nặng hay què và bịnh ấy, chứng bịnh ấy, v.v.. mọi thứ đó không được xen vào tự do vào tươi tắn của trí óc. Nó đòi hỏi nhận thức mạnh mẽ quan sát để nói đau vật lý không được ghi lại bạn hiểu không? - tâm lý. Chúng ta gặp nhau chứ? Bạn đã đến nha sĩ - phải không? tôi cũng vậy, mọi người có đến và có đau đớn đáng kể khi ngồi đó hàng giờ và không ghi lại đau đớn ấy gì cả. Rồi, nếu bạn ghi bạn liền sợ đến đó trở lại, sợ vào đó. Trong khi nếu bạn không ghi lại đau đớn, kịp không? đặt tính trí óc, não hoàn toàn khác liền hành động. Nên chúng ta đã tìm hiểu vấn đề ghi lại rất rõ, rất kỹ, nên sẽ không nói lại.
56:13 Cũng tương tự chúng ta sống với khổ đau và có lẽ nó càng ngày càng nhiều thêm, qua ly dị, mọi người ly dị và con cái trải qua thời gian khủng khiếp con trẻ đau khổ loạn thần kinh, mọi việc xảy ra cho trẻ. Họ chán ngắt với người vợ hiện tại và vì lý do tình dục hay này khác họ theo người đàn bà, hay đàn ông khác bạn theo kịp không? - việc đang xảy ra. Và, vậy là có quá nhiều đau khổ trên thế giới nhiều người ở trong tù nghèo khổ khắp châu Á và Ấn độ nghèo đến khó tin. Và đau khổ khắp thế giới của những người sống trong xứ độc tài. Hôm nọ chúng ta nói với một người vừa gặp nhau ở Thụy sĩ và hỏi một câu, làm sao bạn lại chấp nhận mọi thứ đó? Anh ta nói, 'Chúng tôi quen rồi'. Không, không, nhìn những gì ẩn chứa. Chúng ta quen áp bức, loại trừ, sợ hãi nhìn mãi điều chúng ta nói, chúng ta quen rồi. Khi chúng ta quen với hoàn cảnh riêng nhỏ bé nào hiểu lời tôi nói không?
58:34 Vậy, có thể nào hoàn toàn thoát đau khổ? Nếu trí óc, nếu não có thể không đắm chìm trong đau khổ riêng cô đơn riêng lo âu, khổ nhọc và tranh đấu riêng và bạn biết sợ và mọi cái đó vậy là không có trung tâm từ đó bạn hành động. Trung tâm là cái 'tôi' với mọi thứ chúng ta dính trong đó hễ nó còn tất phải có khổ đau. Vậy chấm dứt đau khổ là chấm dứt 'tôi', bản ngã. Chấm dứt cái 'tôi' không nghĩa là vô cảm, phớt lờ - mà ngược lại.
1:00:04 Vậy chúng ta biết đau khổ là gì và không hề chạy trốn nó chỉ sống với nó, nắm nó, thấu hiểu nó tìm hiểu ngay lúc đó, không để vài ngày sau sau khi bạn đã trải qua mọi thứ đấu tranh chỉ là không bao giờ chạy trốn sự kiện. Liền không có xung đột gì hết. Rồi từ đó một loại năng lực hoàn toàn khác đến tức là say mê.
1:00:46 Vậy giờ chúng ta phải đi, nếu có thì giờ... Xin thứ lỗi?

Q: Hơn 27 phút...
1:00:55 K:Ồ, chúng ta còn ít thời gian. Vậy có thể tìm hiểu vấn đề cái chết là gì. Mọi việc cần thiết là tìm xem thiền định là gì hiểu không? Để thoát tổn thương, vết thương, tâm lý thoát khỏi sợ hãi thấu hiểu toàn bộ chuyển động của thú vui bản chất và cấu trúc của suy nghĩ và suy nghĩ tạo ra phân chia: 'tôi' và vật được quan sát là không phải 'tôi' kịp không? - đều phân chia. Thấu hiểu mọi cái đó và đặt nền móng bạn liền có thể thiền định ngược lại bạn sống trong ảo tưởng loại mơ mộng tưởng tượng nào đó. Hay bạn đến Nhật, hay Miến điện không rõ từ giờ bạn có thể đi Miến điện Nhật bản và học Zen không. Thảy đều vô nghĩa! Bởi trừ khi bạn đặt nhà mình vào trật tự ngôi nhà đang cháy, đang bị huỷ hoại trừ khi bạn đặt nhà bạn, là chính bạn, vào trật tự ngồi tréo chân kiết già dưới gốc cây hay tư thế nào đó thảy đều vô nghĩa. Bạn có thể tự lừa gạt bạn có thể có ảo tưởng thật nhiều. Đó là lý do quan trọng phải thấu hiểu và thoát khỏi lo âu, sợ hãi, bám víu và xem có thể nào tìm ra chấm dứt đau khổ.
1:03:19 Rồi chúng ta có thể tìm hiểu vấn đề cái chết. Tôi tự hỏi tại sao chúng ta quá sợ nó. Bạn có từng hỏi: chấm dứt điều gì nghĩa là sao? Chấm dứt bám víu nghĩa là gì? Chấm dứt nó. Nói ví dụ, lúc này, ngồi đây quan sát chính bạn thật kỹ và nhận ra bạn bám víu vào người nào hay vào việc này khác, ý niệm, kinh nghiệm, v.v.. Chấm dứt bám víu ấy ngay mà không tranh cãi, không v.v.. Chỉ chấm dứt. Rồi việc gì xảy ra? Bạn hiểu câu hỏi không? Tôi bám víu ngôi nhà này, đàng sau tôi - hy vọng không! Và nhận ra tôi bám víu không lý thuyết hay trừu tượng, mà thực sự cảm giác chiếm hữu nó là gì gì đàng đó, mọi vô nghĩa. Quan sát nó nhận thức bám víu ấy và chấm dứt nó ngay. Chấm dứt là cực kỳ quan trọng. Chấm dứt thói quen hút thuốc hay thói quen nào bạn có, chấm dứt nó. Vậy bạn phải hiểu chấm dứt điều gì nghĩa là sao mà không nổ lực, không ý chí không hỏi, 'Nếu chấm dứt nó tôi sẽ được gì?' rồi bạn ở trong chợ. Khi bạn ở trong chợ, bạn nói... 'Tôi cho anh cái này, đưa tôi cái kia' đa số chúng ta làm thế, hữu thức hay vô thức. Đó không phải chấm dứt. Chấm dứt và xem việc gì xảy ra.
1:06:23 Cũng vậy với cái chết. Hãy nắm nó một phút đi đừng nói, 'Có gì sau khi chết?' 'Ngài có tin tái sinh?' Như đã nói, tôi không tin gì hết. Chấm hết. Kể cả tái sinh. Nhưng tôi muốn tìm ra bạn phải tìm xem chết là gì. Nó phải là một trạng thái lạ lùng. Đó là thoát khỏi cái biết hiểu không? Tôi biết cuộc sống tôi, cuộc sống bạn. Bạn biết rõ đời bạn, nếu bạn tìm hiểu nó quan sát nó, nhìn kỹ mọi phản ứng và cư xử, thiếu nhạy bén của bạn hay nhạy bén trốn vào không nhạy bén và v.v.., v.v.. Bạn biết rõ đời bạn, nếu bạn quan sát nó. Và mọi cái đó sẽ chấm dứt. Phải không? Bám víu sẽ chấm dứt khi bạn chết. Bạn không thể mang nó theo nhưng bạn có thể thích nó đến giây phút cuối. Phải không? Vậy có thể chấm dứt thói quen, một thói quen mà không tranh cãi, biện luận, đấu tranh bạn biết, nói, xong, chấm hết, kết thúc? Rồi việc gì xảy ra? Bạn sẽ tìm ra nếu bạn không dùng ý chí. Phải không? 'Tôi sẽ bỏ' bất kỳ thói quen riêng nào. Rồi bạn đấu tranh với nó bạn đánh nhau với nó, bạn chạy trốn nó loại bỏ nó, và mọi thứ khác xảy ra. Nhưng nếu bạn nói... 'Vâng, tôi sẽ chấm dứt, mặc kệ, tôi sẽ dừng' xem điều gì xảy ra.
1:09:07 Cũng vậy, cái chết hàm ý chấm dứt. Chấm dứt mọi thứ bạn đã sưu tập trong cả đời này: nội thất, tên họ, hình dáng kinh nghiệm, quan niệm, phán đoán ghen tị, thần thánh, thờ lạy, cầu nguyện lễ bái, mọi thứ đều chấm dứt. Não, đã mang theo ký ức xa xưa và truyền thống, và suy nghĩ não ấy thiếu ô xy đuối dần. Tức là, cái 'tôi' đã sưu tập quá nhiều cái 'tôi' là bộ sưu tập mọi thứ. Phải không? Hiển nhiên. Không à? Cái 'tôi' là tôi sợ, 'tôi' là tôi bám víu tôi giận, tôi ghen tị, tôi sợ ,vui tôi bám víu, tôi đau đớn, tôi hung hăng đó là cái 'tôi'. Và cái 'tôi' ấy sẽ chấm dứt. 'Tôi' được phóng ra do suy nghĩ là kết quả của kiến thức kiến thức của tôi 50, 60, hay 30 hay 20 hay 80 hay 100 năm đó là sự kiện, kiến thức, cái biết. Chấm dứt cái biết là thoát khỏi cái biết, là cái chết, phải không? Không à?
1:11:31 Và bạn phải tìm ra xem trí óc có thể thoát khỏi cái biết. Không phải sau 30 năm nữa mà bây giờ. Chấm dứt cái biết là cái 'tôi', thế giới tôi sống, mọi thứ. Cái 'tôi' là ký ức - xin hãy nghe hết 'tôi' là ký ức, kinh nghiệm kiến thức tôi đã thu hoạch qua bốn mươi, sáu mươi, ba mươi, hai mươi, hay một trăm năm cái 'tôi' đã tranh đấu cái 'tôi' bám víu ngôi nhà này, phụ nữ nọ đàn ông kia, trẻ nhỏ kia, nội thất này, tấm thảm nọ cái 'tôi' là kinh nghiệm tôi đã tích luỹ qua suốt nhiều năm kiến thức, đau khổ, và lo âu, sợ hãi ghen tị, tổn thương, niềm tin là người Cơ đốc yêu thương Giê su, Ky tô, mọi thứ đó là 'tôi'. Và 'tôi' chỉ là mớ chữ nghĩa - không à? Một đống ký ức.
1:13:01 Vậy có thể nào thoát cái biết chấm dứt cái biết ngay không phải khi chết đến và nói... 'Đi ra bạn già, đến giờ rồi' Ngay. Nhưng chúng ta dính cái biết bởi không biết điều gì khác. Chúng ta bám đau khổ, đó là... bám đời sống mình đời sống là đau đớn, lo âu bạn biết cả, bạn biết hết đó là đời sống đau khổ, hàng ngày. Và nếu trí óc không bám gì hết liền chấm dứt mọi thứ. Bất hạnh thay chúng ta không hề dừng. Chúng ta luôn nói... 'Vâng, được, tôi sẽ dừng nhưng việc gì sẽ xảy ra?' Vậy chúng ta muốn thoải mái khi dừng bạn hiểu không? Nên ai đó đến và nói... 'Bạn nè, tin việc này đi nó sẽ cho bạn dễ chịu lắm' Mọi giáo sĩ khắp thế giới đến và vỗ vai bạn hay nắm tay bạn khi bạn khóc họ cho bạn dễ chịu, tình yêu Giê su hay ông ta sẽ cứu bạn, làm này nọ. Hiểu không? Chúng ta nói, chấm dứt không có thời gian chấm dứt thời gian, là cái chết - hiểu không?
1:15:16 Vậy điều gì xảy ra khi chấm dứt cái 'tôi' cái biết, và khi thoát khỏi cái biết? Có thể vậy không? Chỉ có thể khi trí óc thấu hiểu và đặt mọi vật vào đúng vị trí nên không có xung đột. Khi thoát khỏi cái biết kia là gì? Bạn hiểu câu hỏi không? Bạn có đặt câu hỏi không? Tôi chấm dứt bám víu ngôi nhà này phụ nữ kia, chàng trai hay cô gái nọ... Tôi chấm dứt. Và rồi gì nữa? Bạn không hỏi vậy sao? Nếu bạn hỏi, 'rồi gì nữa' bạn đã tiếp cận cả vấn đề không trọn vẹn. Bạn sẽ không hề hỏi, 'rồi gì nữa'. Chính câu hỏi, 'rồi gì nữa' hàm ý bạn chưa thực sự bỏ rơi, chấm dứt điều gì. Chính trí óc lười nói, 'rồi gì nữa'. Leo núi đi và bạn sẽ tìm ra phía bên kia là gì. Nhưng đa số ngồi trên ghế dễ chịu và nghe diễn tả hài lòng với diễn tả. Chấm dứt. Phải không?