Krishnamurti Subtitles home


BR82Q1 - Buổi Hỏi & Đáp thứ nhất
Brockwood Park, Anh Quốc
31 tháng Tám 1982



0:41 Có vài câu hỏi được đưa đến. Bạn không thể xem xét hết nên chúng ta sẽ chọn những câu tiêu biểu nhất.
1:02 Hỏi cần trả lời không? Hay chỉ có câu hỏi.
1:15 Hỏi như một thách thức và quan trọng là làm sao ứng đáp với thách thức, không phải trả lời câu hỏi mà là ứng đáp với thách thức, với câu hỏi hay yêu cầu. Tôi cho rằng điều ấy quan trọng hơn là đặt câu hỏi và chờ đợi người khác trả lời, kể cả tôi. Trước hết chúng ta coi làm sao xem xét câu hỏi. Tự nhắc mình là không phải tìm kiếm câu trả lời hay tìm kết quả câu trả lời mà xa hơn như nguyên nhân và ứng đáp với câu hỏi. Vậy tiếp cận câu hỏi cách nào?
2:50 Giả sử tôi có một vấn đề. Tôi đặt vấn đề với toàn bộ văn minh hiện đại không phải một phần riêng nào không phải là Ky tô, hay Ấn, hoặc Hồi, hay Phật giáo mà về toàn thể sự phát triển văn hóa con người. Tôi có thể nghiên cứu các nhà sử học chắc là cần thời gian mà tôi lại không có thì giờ và cũng chẳng thích xem người khác nói gì về lịch sử. Lịch sử là câu chuyện con người, là chính tôi. Vậy làm sao tiếp cận vấn đề loại này đây? Ví dụ, tôi xem xét văn hóa Ấn độ văn hóa Bà la môn tồn tại khoảng ba hay năm ngàn năm, rồi hoàn toàn biến mất qua một đêm. Không biết bạn có thấy thế không không sao, chỉ nói thế - nó đã biến mất qua một đêm. Văn hóa là gì? Chỉ là vỏ bọc phải không? Dù dầy bao nhiêu, hay có nhiều lớp khác nhau... vẫn là vỏ bọc, bởi trong sâu thẳm, ít nhiều con người cũng vẫn y như thế - bạo lực này nọ v.v.. Vậy làm sao chúng ta tiếp cận vấn đề loại này đây? Tiếp cận còn quan trọng hơn cả vấn đề, phải không? Chúng ta cùng bàn bạc xem không phải tôi đặt ra giáo lý hay ép bạn chấp nhận lời người nói, nhưng làm sao bạn tiếp cận vấn đề, câu hỏi? Điều gì thôi thúc tôi tiếp cận vấn đề? Vấn đề là gì và nguyên nhân của vấn đề là gì, và tiếp cận với tìm hiểu, với xem xét nguyên nhân và vấn đề là gì? Có phải tôi tiếp cận vì động cơ nào với ước muốn lìa bỏ nó, vượt qua nó, hay loại trừ nó v.v..? Phản ứng trong tôi với nó là gì? Nếu chưa hiểu rõ, cách nào đó tôi chỉ tìm kiếm câu trả lời để giải quyết vấn đề, chứ không thực sự quan tâm vấn đề. Tôi chỉ quan tâm tìm cách vượt qua. Và chạy trốn vấn đề là tạo thêm vấn đề. Phải không?
6:57 Vậy là khá nghiêm trọng, liệu có thể tìm cách nào bạn tiếp cận vấn đề, câu hỏi. Tâm hay trí tìm kiếm câu trả lời? Chúng ta không xem xét vấn đề thách thức, câu hỏi, mà chỉ cố gắng tìm kiếm câu trả lời để thỏa mãn tức thì. Nên tôi cho là nghiêm trọng lắm, nếu bạn có thể tìm ra làm sao đến với vấn đề, bao xa để chạm vào. Tiếp cận nghĩa là đến gần. Bao xa để mình chạm nó đây? Hay vấn đề đằng kia và tôi bước đến? Bạn hiểu chứ? Hay vấn đề là tôi, không phải đâu đó bên ngoài - cạm bẫy là tôi. Vậy làm sao tìm hiểu đây? Chỉ hời hợt, tình cờ? Hay hết sức cẩn thận, nhanh nhạy không kết luận gì hết, xem xét sâu vào, kỹ vào. Trí óc có thể làm không? Hay chúng ta quá sức qui định nên nói 'Lạy trời, hãy gỡ rối dùm con'. Bạn hiểu chứ? Nào, chúng ta sẽ xem xét tìm hiểu vấn đề, không tìm câu trả lời. Trả lời nằm trong câu hỏi, không phải bên ngoài. Và ai trả lời đây? Lãnh đạo, tiên tri, nhà chính trị, đạo sư, thầy tu? nghĩa là chúng ta luôn tìm câu trả lời từ ai đó. Và xin đừng đặt người nói vào chỗ đó vì anh ta sẽ không trả lời, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu câu hỏi nó thông minh hơn là đáp lời người khác khi nói 'Ồ, không hay lắm', hoặc 'Đúng thế thoả đáng lắm', hay bạn bắt đầu thảo luận câu trả lời. Nhưng nếu chúng ta bắt đầu xem xét, tìm hiểu chơi đùa với nó, nó sẽ hiển lộ nhiều điều. Phải không?
11:00 Đây có vài câu hỏi.
11:14 Câu thứ nhất: ngài bảo rằng có nhận thức chung. Có liên quan gì giữa nhận thức chung và nhận thức riêng? Làm sao con người có thể thay đổi tâm lý toàn diện trong khi nhận thức chung không thay đổi gì hết?
11:43 Tôi đọc lại lần nữa chứ? Ngài bảo rằng có nhận thức chung. Có liên quan gì giữa nhận thức chung và nhận thức riêng? Làm sao con người có thể thay đổi tâm lý toàn diện trong khi nhận thức chung không thay đổi gì hết.
12:16 Chúng ta sẽ đào sâu vấn đề. Không trả lời, mà chỉ tìm kiếm vấn đề thực sự quan trọng, nó sẽ hiển lộ nhiều điều.
12:35 Trước hết, có nhận thức chung không? Vài nhà khoa học đang thí nghiệm, tôi nghe kể là một vài loài động vật trải qua thí nghiệm và đạt kết quả nào đó, kết quả ấy được thông báo cho cả nhóm - chuột, chó sói v.v.. Chúng cố gắng thiết lập nhận thức cả nhóm bị ảnh hưởng bởi vài cá nhân học được điều gì đó mau lẹ. Chúng làm vậy đó. Có lẽ trong số các bạn đã nghe hoặc đọc điều ấy. Và nếu thế thì, nhận thức con người có khác trong từng cá nhân không? Và nhận thức chung - như người Anh, là một nhóm nhận thức Anh, nhận thức Pháp, Đức, Mỹ. Thử lấy nhóm người Anh, nhận thức nhóm Anh: bảo thủ, tự hào vương triều xưa, sẳn sàng giết có lẽ người Anh có rất nhiều chiến tranh trong kho tư liệu v.v..- họ có nhận thức như thế, một nhóm. Và trong nhóm ấy có nhận thức cá nhân. Người hỏi hỏi thế. Có liên quan gì trong nhận thức chung - phải không? với cá nhân sống riêng rẽ trong nhóm ấy? Đúng không? Chúng ta theo kịp nhau chứ? Cần lặp lại không? Có à? Tốt thôi. Có nhận thức Ấn độ... tôi sẽ không nhận thức Anh, bạn có thể phê phán nó, nào hãy đi... (cười) Nhận thức Ấn, hay nhận thức Nhật như một nhóm và trong nhóm ấy tôi sống với nhận thức của tôi. Người hỏi hỏi nhận thức chung có khác với nhận thức của tôi? Hay nhận thức tôi giống họ? Đúng không? Đấy là vấn đề. Chúng ta tìm hiểu nó. Chứ không cố tìm câu trả lời.
16:30 Trong nhóm nhận thức Ấn độ có nhiều mức độ nhận thức khác nhau - như Bà la môn v.v.. Và nếu bạn sinh ra trong nhóm nhỏ kia ở Ấn độ, có liên hệ gì giữa cá nhân và nhóm ấy? Có thể nhóm giới hạn nhưng là toàn thể nhận thức Ấn độ. Bạn hiểu chứ? Phải cùng suy tư với tôi. Nào, liên hệ là vỏ bọc của nhận thức chung, mức độ lớp, và trong lớp ấy là nhận thức cá nhân. Cá nhân với đau khổ, lo âu của hắn v.v.. Nhóm bảo bạn là nhà lý tưởng, và bạn, trong nhóm ấy cũng học về sự quan trọng hay không quan trọng của lý tưởng. Vậy thì liên quan gì giữa kẻ tin hay không tin vào chủ nghĩa lý tưởng với nhóm tin ấy? Bạn theo kịp chứ? Nếu hắn chẳng tin gì cả vào chủ nghĩa lý tưởng hắn đã hoàn toàn rời khỏi nhóm. Phải không? Nhưng nếu hắn tin, hắn thuộc nhóm ấy.
18:34 Người hỏi hỏi: làm sao một người trải qua thay đổi tâm lý toàn diện trong khi nhận thức chung không thay đổi gì. Tôi cũng đọc câu hỏi này lần đầu tiên. Chà!
19:19 Trước hết, có phải nhận thức chung khác tôi khác nhận thức cá nhân? Chúng ta phải xác minh lại đã. Cá nhân bạn có khác với nhận thức chung của người Anh hay Anh, Pháp, Đức, hay gì gì khác...? Bạn có hoàn toàn khác với đất nước, văn hóa điều kiện kinh tế, văn hóa giáo dục, mọi cái bạn có khác với số còn lại của nhóm? Thế nào? Mỗi người? Hay chúng ta là kết quả của mọi cái? Bạn hiểu chứ? Có phải tôi là kết quả của tất cả Ấn, Âu, Mỹ, bởi vì đã sống quá lâu ở đó, tôi là kết quả của mọi cái đó? Bạn theo kịp không? Chúng ta cùng bước chứ? Hay tôi hoàn toàn khác với mọi cái ấy? Bạn có hoàn toàn khác với văn hóa bạn, môi trường bạn với di truyền, với mấy ngàn năm tiến hóa, chiến tranh v.v.., bạn không phải là kết quả của mọi thứ đó sao? Thế nào? Dĩ nhiên, bạn là mọi cái đó. Vậy nếu bạn là kết quả của mọi cái đó nhóm khác cũng là kết quả của mọi cái đó. Phải không? Theo kịp chứ? Bạn có thể gọi bạn là người Anh, tôi bảo tôi người Đức bạn người Pháp, nhưng đều là kết quả của mọi cái kia dầu về ngôn ngữ chúng ta có thể khác. Nào, hãy đi xa hơn một chút.
22:20 Phải chăng nhận thức, là cả con người với niềm tin tín ngưỡng, với giáo điều, sợ hãi, mê tín, tham vọng và lo âu, cô đơn, và mọi thứ, điều đó không chung nhân loại sao? Đúng không? Vậy đó...bạn sẽ không chấp nhận điều tiếp theo nếu bạn không hiểu điều này. Không phải chúng ta, mỗi người về tâm lý, là đại diện cho toàn nhân loại sao? Bạn nghĩ gì nào? Dĩ nhiên thôi. Bạn đau khổ, người Nhật đau khổ dù kỹ thuật họ tiến bộ khá nhanh, kỷ luật cao siêng năng, giữ địa vị, đó là một phần của Nho giáo văn hóa, nhưng bên trong họ cũng như bạn và tôi. Nếu con người về tâm lý là đại biểu cho cả nhân loại
24:05 nếu hắn thay đổi toàn diện, không phải hắn dự phần làm gia tăng một thứ tâm thức hoàn toàn khác sao? Bạn theo kịp chứ? Nào, giả như tôi thay đổi toàn diện và hiểu rằng tôi là cả nhân loại, tôi không nói điều ấy bằng trí tôi là cả nhân loại, về tâm lý. Có thể da tôi sậm hơn bạn, nhưng bạn đau khổ đớn đau v.v.. , và tôi là cả nhân loại. Nếu thay đổi thực sự, không phải tôi đem vào nhận thức không phải tôi đem vào ấy điều gì hoàn toàn khác sao? Nếu chúng ta thay đổi nhanh chóng và dự phần vào đấy toàn thể nhận thức nhân loại cũng chịu ảnh hưởng. Bạn theo kịp không ? Sao? Chúng ta cùng đến chỗ này chứ? Vậy, phải chăng con người dù sống ở đâu họ
26:04 cũng đánh giá rằng nhận thức con người đều như nhau tuy vẻ ngoài có khác khi có thay đổi tận căn, nó liền tác động đến toàn thể. Như Hitler ảnh hưởng cả nhận thức nhân loại như chiến tranh xảy ra ảnh hưởng hết mọi người. Phải không? Xem xét phần tiếp theo: tại sao bạn không thay đổi?
27:06 Đó là phần ẩn ý trong câu hỏi. Tại sao con người sống trên quả đất diệu kỳ, đẹp đẻ này lại đang cố hủy hoại, tại sao họ không sau hàng bao nhiêu thế kỷ văn minh, kinh nghiệm khổ đau, nước mắt, đùa vui, v.v .., sao họ lại thế? Luôn chờ kẻ khác dẫn dắt, luôn mong ai đó chỉ điều phải làm. Và thậm chí khi được chỉ bảo, họ lại không làm!
28:01 Tại sao thế? Hãy trả lời, đừng đợi tôi. Hãy đào sâu. Tại sao con người, giàu có, giỏi dang, địa vị tranh đấu tìm từng miếng ăn, như một vài nơi ở châu Á sao họ không thấy điều cực kỳ quan trọng điều khẩn thiết này? Sao họ không cựa quậy? Họ cần đau khổ hơn sao? - chắc là quá chai lì. Bạn hiểu chứ? Đau khổ chẳng thay đổi con người. Thưởng phạt cũng không thay đổi họ. Đó là hai nguyên tắc chúng ta hành xử: thưởng và phạt. Cả hai cũng không giúp ích gì. Tác nhân bên ngoài như Thượng đế, thờ lạy, cũng không tư tưởng tạo ra Thượng đế rồi thờ phụng. Thiệt là kì quặc! Và rồi cũng chẳng ích chi. Sao vậy? Hãy tự hỏi xem. Chúng ta hướng theo lãnh đạo. Chạy theo tác nhân bên ngoài, vài ảnh hưởng lớn sức ép - tất cả đều không giúp được con người. Vậy hắn sẽ làm gì đây? Tiếp tục, trả lời xem. Bỏ đi tu hay làm gì khác? Hay nhìn rõ nguy hiểm đang xảy ra, thấy rất thiếu yêu thương trong đó, lòng người cứng cỏi, giết chóc vì vài mảnh đất, vì danh dự, cả một nhóm người. Bạn hiểu chứ? Vậy bạn sẽ làm gì? Trở lại với công việc hàng ngày ư? Bạn chẳng thể giúp gì. Bạn có trách nhiệm, nên bạn phải làm gì đó. Chúng ta phải làm gì đây? Phải chăng trí óc chúng ta trở nên quá máy móc nên mọi thách thức mới liền đi vào khuôn cũ và đi tiếp với cái cũ? Hãy xem xét tất cả.
32:24 Câu hỏi 2: Hành động đúng có thể có bạo lực không?
32:31 'Hành động đúng' có thể có bạo lực không?
32:41 Chúng ta hãy xem xét câu hỏi. Hành động đúng là gì? Hành động đúng phải đúng với mọi trường hợp không lệ thuộc sức ép, hoàn cảnh, định kiến, kết luận lý tưởng, nhưng đúng là phải đúng trong mọi trường hợp. Phải không? Vậy hành động đúng là gì? Thế nào là đúng? Là phải, chính xác, thực tế, khách quan, vô tư - phải không? tất cả chúng nằm trong từ 'đúng'. Đúng không đối nghịch với sai. Đúng nếu đúng nghịch với sai thì gốc của nó cũng nằm trong sai. Phải không? Điều này đòi hỏi một chút tìm tòi.
34:13 Phải chăng tốt hoàn toàn tách rời với xấu chúng ta dùng từ 'tốt' và 'xấu' trong ý nghĩa thông thường là chúng hoàn toàn khác biệt? Hay tốt sinh ra từ xấu? Bạn hiểu chứ? Tôi xấu - trong mọi ý nghĩa. Và tôi cố gắng trở thành tốt. Tốt ấy đối nghịch với tôi. Tôi xấu, tôi bảo rằng tôi phải tốt. Vậy là đối nghịch, và đối nghịch do tư tưởng tạo ra nó bảo thế này là xấu, và tôi phải tốt. Đúng không? Bạn theo kịp chứ? Vậy là tốt đối với xấu sao? Nếu đối nghịch tức phải có xung đột giữa chúng, nên tốt không phải là tốt. Nơi đâu có xung đột giữa tốt xấu, xung đột ấy là sai nên chúng ta hỏi: phải chăng tốt hoàn toàn độc lập hoàn toàn tách biệt, không liên quan gì với xấu? Đúng là đúng trong mọi trường hợp. Nhưng nếu nó là kết quả của sai, tức là muốn tốt là tạo đối nghịch với xấu, và đấu tranh vì nó - phải không? - vậy cái gọi là đúng tức là sai. Nếu bạn hiểu điều này, nếu chúng ta hiểu nhau điều này... Vậy, chúng ta có thể đi xa hơn, nhưng phải tìm hiểu hành động.
36:54 Hành động là gì? Chuyển động là hành động. Phải không? Đi từ đây về nhà, ngồi đây lắng nghe hành động, đang làm, không phải đã hay sẽ làm. Nghĩa đang hành động, hiện tại phân từ.(cười) Tức đang làm.
37:34 Đang hành động gốc nó là ...gốc đang làm là nguyên nhân đang làm là gì? Đang làm có nguyên nhân không? Điều này rất thú vị nếu bạn tìm hiểu đây không phải đánh giá bằng trí óc hay giải trí đâu nhưng nếu bạn tìm hiểu kỹ nó sẽ hiển lộ điều diệu kỳ. Hành động hiện tại dựa trên ký ức cũ hay nguyên tắc mới một lý tưởng theo khuôn mẫu tôi sẽ sống và hành động theo khuôn ấy. Khuôn ấy do tư tưởng dựng lên từ điều đã học hay bắt chước, rồi sao y lại khuôn ấy và gọi là hành động. Đúng không? Tức là tôi hành động theo nguyên tắc thưởng phạt điều ấy dễ chịu nên tôi làm theo. Mọi nhà lý luận làm thế. Mọi lý thuyết gia dù lý thuyết gia tư bản hay lý thuyết gia độc tài đều làm vậy tạo lý thuyết rồi hành động theo lý thuyết, giả thuyết ấy. Đúng không? Vậy đương nhiên hành động chúng ta dựa trên thưởng phạt. Hành động có mục đích. Tức là tôi làm theo ước muốn, khoái cảm theo ghi nhớ cũ, hay tôi làm theo nguyên tắc, lý tưởng nhưng tôi không hành động, mà tôi làm theo điều gì đó. Chúng ta có hiểu việc này không? Tâm trí có thể lìa bỏ quá khứ tương lai và hành động chứ? Thật là... rất thú vị khi tìm hiểu điều này. Trí óc tiến hóa trong thời gian và hành xử trong thời gian thời gian là phần thưởng cũ, ghi nhớ cũ, thành tựu cũ và v.v.., và tương lai cũng với mọi phần thưởng ấy, v.v.. Trí óc tôi bị qui định thế đó - như mọi trí óc khác. Và nó hành động theo quá khứ hay tương lai và đó là qui định. Chúng ta xem trí óc có thể hành động mà không có gánh nặng của quá khứ tương lai không? Bạn hiểu vấn đề chứ? Chúng ta sẽ trở lại sau.
41:49 Và người hỏi hỏi: bạo lực. Anh ta dùng từ 'bạo lực'. Bạo lực là gì? Bạo lực vật lý? - giết hại lẫn nhau, tổn thương nhau làm bị thương, vật lý, bởi lời nói bằng cử chỉ, cái nhìn - phải không? - xúc chạm nhau. Và điều này...cũng là một phần bạo lực: từ ngữ, cử chỉ, tát tai, dao găm, bom đạn. Và cũng không phải bạo lực khi chúng ta bắt chước sao? Không phải bạo lực khi chúng ta kẹt trong hành động so sánh? So sánh tôi với bạn - một gã khéo tay, v.v.. Hay tôi muốn là ai đó. Đó cũng là một phần bạo lực. Đúng không? Y cứ, so đo, chạy theo, vâng lời - đều là một phần bạo lực. Chúng ta không nói chống lại luật pháp. Phải cẩn thận, nếu không cảnh sát sẽ theo chúng ta. Khi hiểu đây là bạo lực chúng ta liền tạo ra trạng thái hay nguyên tắc không bạo lực, hoàn toàn ngược với tôi hiện là. Rồi điều gì xảy ra? Tôi tạo ra ý niệm không bạo lực bởi tôi bạo lực, thực tế đây, và phi thực tế kia, và tôi đuổi theo phi thực tế. Không biết bạn có hiểu hết không? Rồi việc ấy sẽ dẫn đến mọi ảo tưởng trong khi thực tế là bạo lực, chẳng có thực tế nào khác. Để hiểu rõ bản chất bạo lực, tìm hiểu nó bao hàm cả nội dung từ ấy chứ không lìa bỏ nó không chạy trốn, không nhận chìm nó không loại trừ, không bỏ qua,...
45:27 Vậy, hành động đúng đắn gồm cả hành động bạo lực là gì? Sao? Hành động đúng là gì? Nào? Là không hành động. Bạn có theo kịp không? Hành độnh nào sinh từ bạo lực là bạo lực. Một nước gây hấn và bạn đáp lại bằng gây hấn. Việc xảy ra vậy đó. Và...đó là hành động tích cực, việc làm tích cực. Bạn đánh tôi, tôi đánh lại. Nhưng nhìn toàn thể bản chất bạo lực, quan sát thật gần chỉ có trạng thái không hành động. Bạn có hiểu không? Điều được coi là hành động tích cực với bạo lực trong ý nghĩa thông thường quen chấp nhận là trả thù. Đúng không? Đó là truyền thống. Tôi...chúng ta sở hữu mảnh đất nào đó ngoài kia, và nếu có ai xâm lấn, tôi sẽ cho cả một đội tàu chiến đến đó. Điều này xảy ra khắp thế giới, đối đầu gây hấn bằng gây hấn và nó được xem như một hành động tích cực, thực tế. Và đó là lịch sử loài người mấy ngàn năm nay. Khi xem xét toàn thể vấn đề bạo lực, điều gì từ bạo lực cũng là bạo lực - phải không? - nếu bạn hiểu. Thế nên, khi có bạo lực không đáp ứng gì hết, chính là hành động tích cực nhất. Đúng không?
48:30 Câu 3: Ngài nói về tình thương nhưng bảo hành động không lý do. Làm sao tình thương hành động mà không có nguyên do?
48:51 Ngài nói về tình thương - nào, tôi sẽ tìm hiểu ngài nói về tình thương nhưng đòi hỏi hành động không lý do. Làm sao tình thương hành động mà không có nguyên do?
49:23 Người hỏi nói, ngài nói về tình thương và đòi hỏi ồ, tôi không...người nói chẳng đòi hỏi gì hết. Nếu đòi hỏi bạn có thể xử tệ hắn, nhưng hắn đâu có đòi gì và cũng không nói về tình thương như điều gì kỳ đặc mà con người lạc mất hay không tìm ra chúng ta nên cùng tìm hiểu vấn đề.
50:06 Tình thương là gì? Yêu thương là gì? Như thường hiểu, tình thương là cảm giác, nhục dục. Tình thương được hiểu như khoái lạc, hình thức tự thỏa mãn. Phải không? Tôi chỉ nói điều được hiểu chung chung. Chúng ta phải tìm hiểu, xem xét từ ngữ, nội dung nó chiều sâu, phẩm chất thật sự của từ ngữ. Từ ấy đã hỏng, bị nhổ nước bọt, giẫm lên tục tằn, một từ nào khác có lẽ bạn thích hơn. Nào, bỏ hết sang bên, tình thương là gì? Nếu có nguyên do,'tôi yêu bạn vì...' đó không phải yêu thương. Hãy hiểu rõ điều này. Được chứ? 'Tôi yêu Thượng đế bởi mong có ngày ông sẽ giúp tôi'. 'Tôi thương vợ vì...'- không cần tìm hiểu hết đâu. Nếu bạn hiểu yêu thương không nguyên nhân - nó không có nếu có, không phải yêu thương, chỉ là tiện nghi, thỏa mãn là hài lòng, kết bạn, chạy trốn cô đơn, và mọi thứ lộn xộn, nhưng nếu yêu thương thực thì không có nguyên nhân. Tôi không yêu bạn vì bạn là người nghe người giúp tôi thỏa nguyện, tôi quá ngớ ngẩn.
53:02 Vậy, yêu thương không có nguyên nhân. Phải không? Đây không phải lời đánh giá lời thỏa thuận trí óc, mà là sự thật sâu sắc. Khi bạn thấy sự thực ấy nguyên nhân trong chúng ta biến mất hoàn toàn. Phải không? Và yêu có khác với thương không? Hay cũng chỉ là một thứ thôi? Có thể có tình thương với ý nghĩa bao la với vẻ đẹp, phẩm chất, chiều sâu của từ ấy tình thương có thể hiện diện nơi có khổ đau? Có thể tôi khổ đau vì mất vật này, và tôi đau khổ vì cô đơn. Tôi đau khổ, và vì đau khổ ấy tôi bám vào một nguyên tắc lý tưởng nào. Tôi trở thành Hinđu, Phật tử hay theo Cơ đốc. Tôi cột tôi vào đó rồi ra ngoài cứu giúp bạn vì tôi tin tôi có tình thương. Đó là tình thương? Bạn theo kịp chứ? Chúng ta cùng ở đây? Chúng ta cùng tìm hiểu, chứ không bảo bạn đồng ý. Nếu tôi bám vào nguyên tắc, niềm tin, tín ngưỡng nào và đó là sức mạnh, bám víu, rồi tôi nói về tình thương ra giúp đỡ thế giới, Trung quốc hay Ấn độ, người nghèo... Đó là tình thương? Hay trắc ẩn, cảm tình, lòng tốt, mà tôi gọi là tình thương? Hay tình thương không thể hiện diện khi có loại bám víu nào. Khi tôi không còn là Hinđu, Phật tử, Cơ đốc, v.v.. Bạn theo kịp chứ? Tình thương tức có thông minh. Mất thông minh khi bám vào an ninh nơi thần thánh biểu tượng, niềm tin. Đó là kém thông minh. Nhưng khi có tình thương tức có thông minh. Thông minh không có nguyên nhân. Phải không? Bởi nếu có nguyên nhân - tôi thông minh vì tôi đọc sách giỏi tranh luận v.v..- đó chẳng phải thông minh. Đó là khéo léo, thông thái, hoạt động chuyên nghiệp. Tình thương chẳng có nguyên nhân, và khi thông minh cũng không có nguyên nhân, tình thương, thông minh đi với nhau.
58:12 Người hỏi hỏi: khi có tình thương, hành động là gì? Bạn hiểu câu hỏi không? Tôi chưa có, nhưng hãy nói tôi nghe. Tôi không biết yêu thương là gì, hành động yêu thương là sao? Chúng ta trở lại với lý thuyết, giả thuyết, lý tưởng. Nói tôi nghe sống với yêu thương là sao dù trong lòng tôi không biết gì ngọn lửa ấy. Và chắc là điên khùng lắm khi nói về điều ấy mà không có ngọn lửa trong lòng. Vậy có câu hỏi: tại sao con người đã trải qua thống khổ triền miên, chiến tranh khủng khiếp nước mắt chảy ngập các dòng sông mà họ vẫn đi một con đường, giết hại lẫn nhau, và bao điều tệ khác. Nơi đâu có tình thương và thông minh thông minh ấy là hành động. Nhưng tôi chưa có nó. Ở đây có vẻ tốt, nhưng khi đi khỏi thì lại hoàn không. Tôi bị kích thích bởi người nói hay bởi ai khác, và ngoài kia thì không. Và đó là bi kịch. Vậy, tôi phải làm gì? Làm sao có ngọn lửa kia? Thế đó, yêu thương không phải kinh nghiệm. Mọi kinh nghiệm là nhục dục, phản ứng. Yêu thương không phải dục vọng, khoái lạc, phần thưởng hay trốn chạy khổ đau, nếu bạn nhìn ngắm nó quan sát nó, rồi từ quan sát đó sự việc có thể nở hoa.
1:01:44 Chúng ta tiếp câu hỏi kế chứ? Người hỏi: vâng. Krishnamurti: Hình như trắc ẩn phải không.
1:01:59 Câu hỏi 4: Để tồn tại tôi phải hoàn thành... những công việc máy móc vô nghĩa hàng ngày. Việc vô nghĩa ấy dẫn đến cảm giác phá hoại, phẩn nộ bên trong. Tôi thấy rõ điều ấy trong tôi và diễn tiến ấy lớn lên thành chủ nghĩa khủng bố, tội ác và tội phạm. Một cảm giác chẳng thể làm gì về sự rối loạn đang lớn ấy xã hội sẽ đi đến sụp đổ. Làm thế nào tiếp cận rối loạn to lớn kia, cả trong lẫn ngoài?
1:03:01 Để tồn tại tôi phải làm những việc vô vị máy móc hàng ngày. Việc vô vị ấy dẫn đến cảm giác phá hoại, phẩn nộ bên trong. Tôi thấy rõ điều ấy trong tôi và diễn tiến ấy lớn lên thành chủ nghĩa khủng bố, tội ác và tội phạm. Một cảm giác chẳng thể làm gì về sự rối loạn ấy rối loạn đang lớn, xã hội tất sẽ xụp đổ. Làm sao tiếp cận rối loạn lớn lao ấy, cả trong lẫn ngoài?
1:04:01 Không biết bao nhiêu người thấy rõ thực tế này. Kinh tế, xã hội, đạo đức, cơ cấu xã hội như chúng ta biết đang đổ vỡ dần, khó thấy hay rất nhanh chóng. Bao nhiêu người thấy việc này? Hay chúng ta chỉ sống qua ngày và quên đi cảnh chết tiệt ấy? Hãy tìm kiếm trong chính mình nếu thực sự thấy nó không phải trên nhật báo, tạp chí xã luận, sách vở, mà thực sự điều ấy đang xảy ra. Chúng ta có thấy, có cảm nhận mọi điều xảy ra không? Các nhà khoa học đang làm gì? Họ cũng muốn hoàn thành. Nga chế tạo thứ gì, những nhà khoa học khác chế tạo cái lớn hơn, và họ cứ như thế.
1:05:38 Nếu bạn thấy rõ rối loạn, thảm họa không biết bạn có thực sự thấy, đó là điều tôi muốn... Thực sự rất quan trọng khi hỏi, xem bạn có thấy thật cảm nhận điều này, không chỉ điều đang xảy ra không chỉ một nước mà cả thế giới, nghèo đói khắp nơi đang gia tăng, dân số quá đông, tính thờ ơ, lãnh đạm. Bạn có thấy chăng tại sao bạn phẩn nộ, nổi giận hay chán nản nó? Đó là thực tế. Phải không? Tình hình đang sụp đổ. Tại sao bạn nổi giận, quá lo âu, hay nổi khùng về nó - tại sao? Tại sao chúng ta không nhìn thực tế và xem có thể làm gì? Nếu bạn chán nản, quá lo âu, nổi giận, và nói 'Trời, gì sẽ xảy ra cho gia đình tôi', này nọ, bạn lạc lối. Nhưng nếu bạn chấp nhận thực tế ấy, không phải bằng lời mà thực sự trong tận đáy lòng rồi người hỏi hỏi, bạn phải làm gì đây?
1:08:07 Bạn bắt đầu hiểu rối loạn chỗ nào? Nhà đang cháy. Chúng ta không nói điều gì không thực tế...Người nói không bi quan hay lạc quan, chỉ đối mặt sự việc y như thế. Trong rối loạn, bắt đầu chỗ nào bạn đem trật tự đến? Thêm lãnh đạo ư? Thủ tướng tốt hơn? Lãnh đạo công nhân tốt hơn? Trật tự an ninh tốt hơn, trấn áp tội phạm chẳng phải không có mọi cái ấy, nhưng bạn bắt đầu chỗ nào? Hãy tự hỏi xem bạn bắt đầu chỗ nào? Ngoài kia, hay ở đây? Ai tạo ra rối loạn thế giới bên ngoài? Con người tạo ra nó, mỗi cá nhân chúng ta. Phải không? Dĩ nhiên rồi. Ông bà chúng ta, tổ tông chúng ta, và rồi chúng ta thừa hưởng điều họ đã làm, và lại phụ thêm vào. Đó là thực tế. Vậy tôi bắt đầu từ đâu, khi nhận ra rối loạn ấy? Tôi hiểu rằng con người đã tạo ra nó và mỗi con người là cả nhân loại phải bắt đầu chính tôi, không phải hành động vị kỷ. Tôi đã góp phần gây nên rối loạn ấy. Mỗi người chúng ta gây ra rối loạn sụp đổ hay sắp sửa sụp đổ. Và phải bắt đầu nơi tôi, bởi tôi - điều này quan trọng lắm tôi là nhân loại, không phải chỉ là lời nói nó nằm trong máu, tôi là nhân loại. Phải tạo trật tự trong chính tôi bởi tôi đã sống, đang sống trong rối loạn, trong tôi. Rối loạn là vô trật tự, xung đột, đấu tranh. Có thể có trật tự trong mọi cái này? Có thể tạo ra trật tự từ rối loạn? Tôi là kết quả của vô trật tự, tôi lộn xộn. Tôi không nói lộn xộn ngoài kia và tôi nhìn nó - tôi lộn xộn. Chẳng có chỗ nào trong tôi mà không lộn xộn. Tôi có thể tạo ra một phần. Và tôi cho rằng phần ấy trong tôi hoàn toàn trật tự trật tự tuyệt vời. Phần còn lại thì lộn xộn. Vậy, nếu tôi tuyên bố tôi đang theo đuổi điều gì thuần trật tự mà tôi đã tạo ra. Nghĩa là, từ lộn xộn tôi tạo trật tự - phải không? hy vọng trật tự ấy thật. Tôi thấy có sai lầm. Tôi tự bảo tôi là nguyên nhân và cạm bẫy của lộn xộn tôi có thể quét sạch lộn xộn? - không tìm trật tự. Bạn hiểu không? Làm sao trí óc rối rắm lộn xộn bằng cách nào trí óc ấy tạo ra trật tự? Không thể nào. Điều duy nhất có thể làm là hiểu rõ bản chất cơ cấu, hành động, phẩm chất của rối loạn. Bản chất của rối loạn là xung đột. Đúng không? Khi bạn không xung đột liền có trật tự. Vậy nguyên nhân xung đột là gì? Tiếp tục. Hy vọng bạn suy tư, tìm tòi cùng với người nói, nếu không... ..chỉ là lắng nghe một mớ ý kiến, và chẳng có ý nghĩa gì. Hắn sẽ thành lãnh đạo ngốc khác. Xin bạn đừng đặt người nói vào vị trí ấy. Vậy có thể phá tan rối loạn không?
1:15:01 Chúng ta không tìm trật tự. Trật tự, cũng như vũ trụ, hiện diện khi không có rối loạn. Vậy nguyên nhân phụ nào sinh ra rối loạn vậy? Các bạn mệt ư? Tôi ngừng ở đây nhé? Ồ không à, xin lỗi. Nhiều nguyên nhân gì sinh ra rối loạn? Hay chỉ có một nguyên nhân? Chúng ta thích nghĩ có nhiều nguyên nhân vì nó cho thời gian để chơi lòng vòng, đi tìm kiếm nhiều nguyên nhân. Đó là một phần trò chơi tâm lý mà con người đùa vui. Nhưng nếu nhìn kỹ toàn bộ, có thể chỉ có một nguyên nhân. Tiếp tục suy tư đi. Hay chúng ta cùng tìm kiếm những nguyên nhân khác? Dĩ nhiên mất thì giờ. Nguyên nhân duy nhất sinh ra hỗn loạn to lớn, cả trong lẫn ngoài là gì? Có phải cái tôi, ngã? - với xung đột, ước muốn, hy vọng sợ hãi, ghi nhớ cũ, thực thể vị kỷ kẻ chỉ biết có mình, tự cô lập mình ôm chặt, bám víu vào cái tôi do tư tưởng tạo ra. Tiếp tục, nhìn nó đi. Và nếu thực thể vị kỷ ấy, cái tôi, hình thể, tên gọi mọi tích chứa ký ức ấy là cái tôi là bản chất cô lập - cái tôi luôn cô lập - đúng không? có thể tôi liên hệ với bạn, nhưng 'tôi' liên hệ với 'bạn'. Phải không? Tôi là chính và bạn là phụ. Tôi, dù liên hệ mật thiết với bạn, đang theo đuổi ước muốn tham vọng, thành tựu riêng, và bạn cũng làm thế như hai đường sắt song song chẳng hề gặp nhau. Nghĩa là cái tôi với mọi cảm giác cô độc chính là gốc rễ của rối loạn trong tôi và ngoài kia. Và tôi có thấy thế không? Hay đây chỉ là lời góp nhặt đây kia và tôi sống với từ ngữ. Tôi bảo,'Vâng, tôi thế đó, tôi phải làm gì đây?' Nếu hiểu đó là tôi, tôi chẳng thể làm gì. Bạn hiểu chứ? Tôi không thể làm gì bởi người làm cũng là cái tôi. Vậy thì...chỉ có trạng thái thuần quan sát thực tế và quan sát ấy với chú tâm mạnh mẽ đem đến hành động của riêng nó, tức thông minh.
1:20:23 Đúng vậy. Hôm nay xong nhé.