Krishnamurti Subtitles home


BR82T2 - Điều gì xảy đến cho nhân loại?
Buổi Nói Chuyện thứ nhì
Brockwood Park, Anh Quốc
29 tháng Tám 1982



1:07 Chúng ta có thể tiếp tục câu chuyện ngày hôm qua không? Trước hết người nói xin nhắc nhở bạn đây không phải kỳ giải trí cuối tuần. Các bạn ở đây không phải để vui đùa, hay kích thích trí óc. Không có gì để giải trí. Chúng ta khá nghiêm túc và tôi hy vọng bạn cũng thế.
2:03 Hôm qua chúng ta nói về nhận thức con người là chính chúng ta, không cạn cợt mà sâu thẳm có một nền tảng chung chúng ta đứng trên đó. Nhận thức chúng ta ít hay nhiều giống với toàn thể nhân loại. Dù bạn đi đâu cũng có khổ đau, lo âu bất an, cảm giác mất mát lớn lao theo đuổi thú vui, và đớn đau bất tận của 1000 năm nước mắt. Đó là số phận chung nhân loại dù họ sống dưới khí hậu khác nhau, dù ở Trung quốc Nga, hay Mỹ, hay nơi nào khác trên thế giới đó là số phận chung nhân loại. Và đó là nhận thức, với chứa nhóm, của mọi cá nhân họ nghĩ họ khác biệt, nhưng nhân loại là như nhau. Tôi nghĩ điều này không thể chối cãi, cả lý luận lý trí và thực tế, thế đó. Đây không phải giáo lý, nhưng khi quan sát thật kỹ con người, thực sự chứ không lý tưởng, không tưởng tượng hay viễn vông, mà thực sự: mỗi người đều đau khổ mỗi người với bao lo lắng, buồn phiền. Chúng ta bất an, bất định, chán nãn, tổn thương và bạn đi đến đâu con người cũng thế. Dù bề ngoài họ bị phân chia bởi quốc tịch bởi văn hóa tôn giáo khác nhau, nhưng đó là vỏ bọc ngoài của những vất vả bên trong, khổ, lạc, hân hoan bên trong v.v.. Vậy khi bạn xem xét cẩn thận điều này, cá nhân có vị trí gì? Chúng ta bị qui định như những cá nhân bị qui định nên nghĩ rằng mình tách biệt với người khác. Chúng ta có linh hồn riêng, dù là ý nghĩa nào. Chúng ta phải thành công riêng. Vậy có phải đó chỉ là qui định, hay ảo tưởng, hay điều gì bề ngoài - bởi chúng ta khác nhau bề ngoài, bạn cao tôi thấp, hay tôi đen và bạn nâu v.v..và v.v.. bề ngoài chúng ta có thể khác nhau ở mức độ thứ yếu... và điều ấy không tạo thành cá nhân. Bạn có thể có khả năng khác nhau. Có thể tôi là nghệ sĩ và bạn là chính trị gia đó là áo ngoài, vỏ bọc ngoài. Và chúng ta xem hiệu quả ngoài, dáng vẻ ngoài như cá nhân.
7:27 Như nói hôm qua, chúng ta không chỉ lắng nghe người nói mà cùng nhau suy nghĩ vấn đề này. Người nói không đặt ra giáo điều nào. Chúng ta hỏi han, tìm kiếm, và nghi vấn nghi ngờ, là một phần của tìm kiếm. Không chỉ nghi điều bạn nghĩ, điều bạn tin, điều bạn kết luận không chỉ nghi lời người nói - điều này quá dễ và trở nên khá hời hợt - nhưng nghi thái độ mình lối sống mình, cả cơ cấu tôn giáo, nghi ngờ đặt vấn đề; nghi quốc gia tại sao giết người, tại sao chúng ta dung túng chiến tranh, v.v.. Thái độ hoài nghi nằm trong tìm kiếm. Và chúng ta cùng tìm hiểu không phải người nói tìm kiếm rồi bạn đi theo. Hay bạn bảo vô lý rồi bỏ đi. Nhưng chúng ta nên cùng tìm hiểu vấn đề. Đây không phải công việc một bên. Vậy nếu đã rõ chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề: xem điều gì xảy ra cho con người trải qua tiến hóa suốt bao triệu năm? Và qua tiến hóa ấy, qua giai đoạn ấy chúng ta ít nhiều vẫn dã man như trước giết hại nhau, luôn xung đột, tôn giáo riêng, v.v..
10:22 Như nói hôm qua, nhận thức là chúng ta, là nhận thức nhân loại. Và chúng ta quan tâm xem nhận thức ấy với cả chứa nhóm niềm tin, kết luận, tín ngưỡng, chấp nhận, sợ hãi thích thú, đớn đau, cô đơn, chán nản khổ đau và tìm kiếm triền miên một điều gì vượt mọi điều này - đó là chứa nhóm nhận thức. Đó là chúng ta. Và tư duy, như đã nói, không phải tư duy cá nhân. Tư duy là chung cho nhân loại. Cũng rất hiển nhiên. Và tư duy tạo ra thế giới chúng ta sống. Thật may không phải tự nhiên, hổ báo, hay cây, núi đáng yêu mà là xã hội chúng ta sống, tư duy tạo ra nó. Và tạo ra rồi tư duy cố gắng giải quyết vấn đê vướng trong xã hội ấy, về chúng ta. Chúng ta là xã hội, xã hội không khác chúng ta. Chúng ta sao, xã hội vậy. Nếu chúng ta tham vọng, tham lam, ganh ghét, đua tranh bạo lực, chúng ta tạo xã hội y như thế. Khi quan sát, đó là thực tế hiển nhiên nếu xem xét kỹ. Và hy vọng...hy vọng bạn đang làm thế, không chấp nhận lời người nói, mà cùng tìm hiểu sâu vào vấn đề. Và không phải nghiêm chỉnh cuối tuần, vài ngày, buổi sáng nay một giờ hay nghiêm chỉnh một tí rồi quên hết trở lại đường cũ, thói xưa lối sống máy móc quen thuộc. Chúng ta cùng tìm hiểu xem tại sao con người các bạn và những người sống cách xa hàng ngàn dặm tạo ra xã hội như thế, và có thể nào làm thay đổi tận căn xã hội ấy tức thay đổi triệt để chính mình, bởi chúng ta là xã hội. Thế giới không khác chúng ta. Chúng ta tạo ra thế giới này. Trừ khi thế giới, thế giới trong chúng ta trong lãnh vực tâm lý, nếu thế giới ấy không thay đổi, chúng ta sẽ tiếp tục giết nhau dưới danh nghĩa Thượng đế danh nghĩa tôn giáo, yêu nước. Và thảy chứng tỏ chúng ta suy tư trong cô lập - người Anh người Pháp, Tây tạng v.v.. - suy tư trong cô lập và hy vọng tìm kiếm an toàn cả vật lý lẫn tâm lý trong cô lập cố gắng tìm kiếm an toàn. Có lẽ chẳng có an toàn trong cô lập. Hiển nhiên thôi. Chẳng thể có an toàn trong cô lập tôn giáo. Không có an toàn trong đoàn nhóm bởi họ cô lập. Không có an toàn khi nghĩ rằng chúng ta tách biệt với mọi người.
16:10 Cô lập là vấn đề rất phứt tạp vì chúng ta qui định sống và hành xử trong cô lập. Đó là truyền thống, là văn hóa chúng ta. Nếu là nghệ sĩ, bạn là nghệ sĩ tách biệt với người khác doanh nhân, hay giáo sĩ - tách biệt. Và tôn giáo khắp thế giới vun bón chủ nghĩa phân biệt. Đây là vấn đề rất nghiêm túc, hãy lưu tâm bởi tình hình thế giới ngày càng xấu. Mọi người chuẩn bị chiến tranh. Không phải hù dọa nhưng hiển nhiên đó. Và loài người chúng ta bị kẹt trong đó. Các chính trị gia sẽ không lắng nghe vì họ vun quén cô lập, bởi hầu hết con người trên thế giới suy nghĩ và tin tưởng rằng khi có quốc gia riêng thì sẽ có hòa bình. Và lịch sử chứng minh không có hòa bình trong cô lập, và cứ thế. Bạn có chiến tranh trong xứ này. Chiến tranh xảy ra nhiều nơi khác trên thế giới bởi mọi người theo lý tưởng, theo quốc gia, theo cá nhân lo cho riêng họ, suy tư hạn hẹp trong an toàn trong cô lập. Và, như nói hôm qua, quan sát thực tế đó nhận thức nó, không phải cảm xúc hay quan niệm trí óc mà thực tế, một thực tế cháy bỏng, hễ còn suy tư trong giới hạn cô lập tất phải có xung đột. Xung đột trong quan hệ, như nói hôm qua. Và cô lập sinh ra hận thù. Cô lập mang cảm giác cá nhân chỉ lo cho mình vun đắp tự ngã, theo đuổi nghề nghiệp riêng, khả năng riêng. Giới khoa học đang làm thế. Các khoa học gia, say mê một hay hai việc nhà khoa học lớn quan tâm đến vật chất, điều gì vượt vật chất.. nhưng những người làm cho chính phủ, nhà khoa học duy trì chiến tranh, như giáo sĩ khắp thế giới duy trì chiến tranh. Phải không? Đó là thực tế.
20:39 Như nói hôm qua, nhận rõ thực tế ấy chứ không phải phân tích. Những gì bạn quan sát, xem xét. Và chúng ta tìm hiểu ngắn gọn vấn đề: ý nghĩa quan sát là gì? Quan sát việc xảy ra bên ngoài xã hội, thế giới như thế, kỹ thuật tiến bộ nhanh chóng, hầu như nó phá huỷ trí óc con người. Và ở Đông phương, như nói hôm qua, vùng Viễn đông đang cơ giới hóa toàn diện kỹ thuật vượt trội hơn vài nước khác. Như nước Nhật - xe hơi, máy thu thanh, thu hình v.v.. Và trí óc hầu như bận rộn với việc đó. Và nếu không khôn ngoan, cẩn thận, thông minh quan sát phẩm chất sâu thẳm của trí óc, của con người rồi thì trí óc sẽ hư hoại, như nó đang hư hoại. Trí óc có khả năng to lớn nhưng bị giới hạn như chúng ta đang sống. Nó bị giới hạn bởi ý muốn thỏa mãn như cá nhân bị giới hạn bởi khó nhọc, đớn đau, thất vọng cô đơn, tình trạng đáng sợ con người đang sống, mọi thứ bởi mọi hoạt động ấy trí óc bị giới hạn. Khi giới hạn ấy bị phá vỡ nó liền vô hạn. Phải không? Và chúng ta tìm hiểu điều ấy, xem có thể phá vỡ thoát khỏi qui định ấy, như đã nói, khỏi hận thù vì con người thù hận lẫn nhau; bạn có thể không ghét hàng xóm nhưng bạn căm giận kẻ làm rối quan niệm riêng của bạn hay bạn tha thứ hắn, cũng vậy thôi.
24:21 Và chúng ta tìm hiểu vấn đề tổn thương tâm lý con người. Quan sát tổn thương ấy và không mang nó mãi theo mình cả đời. Nhìn hậu quả tổn thương tâm lý gây ra - cô đơn, chống đối, sợ hãi. Quan sát nó. Và quan sát như ngọn lửa chú tâm và với khả năng quan sát, tổn thương, cảm giác xúc chạm căm thù - thảy đều cháy sạch, nếu bạn quan sát với chú tâm.
25:22 Và hôm qua chúng ta cũng nói về quan hệ quan hệ con người, thân hay sơ. Làm sao chúng ta luôn xung đột nhau trong quan hệ, nam, nữ? Tôi chắc chúng ta biết rõ cả. Nhưng chúng ta chịu đựng xung đột. Tha thứ nó, chúng ta được dạy chấp nhận xung đột. Và xem xung đột là cần thiết, một hình thức tiến bộ. Nơi đâu có xung đột thì chẳng có yêu thương. Hôm qua cũng nói sơ qua rồi. Xung đột có nguyên nhân và yêu thương có nguyên nhân? Nếu yêu bạn vì thức ăn, tình dục, tiện nghi, lệ thuộc tôi cảm thấy bị trói buộc với bạn vì nhiều lý do kinh tế, xã hội, sức khỏe - có phải là yêu thương? Hãy đặt câu hỏi người nói có thể hỏi nhưng bạn phải tự hỏi mình. Yêu thương có nguyên nhân? Hai từ mâu thuẫn nhau vì cái mà gọi là yêu thương có nguyên nhân và vì thế luôn có hạt giống xung đột trong ấy. Cái có lý do có thể chấm dứt, hậu quả có thể chấm dứt. Và buổi sáng nay chúng ta phải cùng thảo luận nhiều điều khác
28:05 như sợ, vui, cô đơn, xem coi đau khổ có thể chấm dứt không. Bạn biết con người chưa hề thấu hiểu, hay chấm dứt khổ đau. Sau hàng triệu năm họ vẫn sống trong khổ đau và sợ hãi theo đuổi cái họ cho là thật, là đúng và họ luôn... ..thất vọng, và để đạt hiện thực, chân lý, họ phải tranh đấu xem xung đột là cần thiết để đạt điều vượt khỏi thời gian. Chúng ta được huấn luyện, được dạy dỗ, đó là thói quen truyền thống tranh đấu, sống với xung đột. Xung đột không chỉ chính mình mà xung đột với cả mọi người, với quốc gia khác. Chúng ta hỏi xem nguồn gốc, nguyên nhân xung đột là gì? Các bạn hãy cùng tôi đặt câu hỏi ấy. Đừng đợi người nói trả lời. Chúng ta cùng nhau xem xét nguyên nhân xung đột bất tận ấy của con người: xung đột tôn giáo, xung đột quốc gia tiêu diệt những người tin vào điều gì khác với bạn, xung đột ý thức hệ, định kiến. Có thể chấm dứt xung đột, hay con người phải sống triền miên với nó?
30:42 Nguồn gốc, nguyên nhân xung đột là gì? Nếu có thể tìm ra nguyên nhân kết quả có thể tự nhiên bị quét sạch hay chấm dứt. Nhưng nếu không tìm nguyên nhân, nguyên nhân sâu xa rồi bạn có thể cố gắng tác động, thay đổi nguyên nhân. Bạn hiểu không? Nếu không tìm nguyên nhân bất hạnh tôi sống mãi với bất hạnh. Nếu không tìm nguyên nhân cô đơn tôi sẽ mãi chịu đựng nó chịu đựng cô đơn, sợ hãi nó trải qua nhiều nỗi đắng cay dính với cô đơn. Nhưng nếu có thể tìm ra nguyên nhân, tôi có thể chấm dứt nó. Vậy chúng ta cùng thử xem, không phải chấp nhận lời người nói. Người nói vô danh không quan trọng anh ta là ai, nhưng quan trọng điều anh ta nói. Vậy, nguyên nhân xung đột là gì?
32:34 Trước hết hãy nhìn vào ý thức hệ con người tạo ra: ý thức hệ Liên xô, Marx, ý thức hệ Lenin, Mao Trạch Đông Ý thức hệ Cơ đốc giáo, Ấn giáo, Phật giáo, Tây tạng dân chủ Mỹ - ý thức hệ là nguyên nhân xung đột phải không? Bạn hiểu không? Hãy tự hỏi mình xem. Bạn theo Ky Tô, là một ý thức hệ, với hình thức tôn thờ số đông với cả truyền thống đi theo y phục riêng v.v..và tôi là Ấn giáo - tôi không phải nếu tôi theo Ấn giáo, tôi có ý thức hệ riêng niềm tin, tín ngưỡng riêng, mê tín dị đoan riêng. Vậy là chúng ta xung đột nhau chúng ta chịu đựng nhau, nhưng thế là có căng thẳng. Bạn tin vào điều này còn tôi tin vào điều khác. Có cả ý thức hệ chuyên chế và ý thức hệ dân chủ. Những ý thức hệ ấy đánh nhau. Phải không? Vậy có phải hình thức ý thức hệ là gốc rễ xung đột hình thức kết luận trí óc dựa trên nghiên cứu, tìm tòi và đưa đến kết luận, và bạn đến một kết luận khác nghiên cứu cùng một điều, và rồi chúng ta khác nhau. Phải không? Vậy chúng ta tìm hiểu xem ý thức hệ phải là nguyên nhân xung đột thế giới, và cả trong chúng ta. Đó là điều tôi kết luận từ kinh nghiệm. Tôi có kinh nghiệm loại nào đó, tôi ôm giữ nó. Và bạn có một loại khác. Vậy có khác nhau tức có xung đột. Có thể nào, nếu ý thức hệ là nguyên nhân xung đột có thể nào sống không ý thức hệ? Tiếp tục, tìm ra, cùng suy tư. Hãy làm đi, khi chúng ta ngồi đây, tìm kiếm, làm đi. Xem có thể nào ta thoát nếu bạn cho rằng ý thức hệ là nguyên nhân chiến tranh rối loạn, xung đột, xem ý thức hệ có cần thiết không. Ý thức hệ là hoạch định của tư duy. Tư duy ấy có thể tìm tòi, nghiên cứu, lượm lặt hàng đống kiến thức lịch sử và đưa đến kết luận rồi ôm giữ nó. Người khác cũng làm thế. Vậy là có hai phe, phân chia nhau vũ trang, giết nhau. Phải không? Và chúng ta cũng làm thế trong đời sống riêng trong quan hệ nhau. Có thể nào lìa bỏ mọi ý thức hệ?
37:10 Chúng ta thấy nguyên nhân. Nguyên nhân là cho rằng với ý thức hệ, với quan niệm với lý tưởng, chúng ta sẽ an toàn, an ninh. Và chúng ta khám phá ra chính ý thức hệ con người tạo ra đương nhiên sẽ sinh xung đột. Phải không? Đó là nguyên nhân, nguyên nhân là cô lập. Cô lập có thể là 200 triệu người về phe này và 10 triệu người về phe kia. Hay là hai người phe nầy và mười người phe khác. Vậy khám phá ra nguyên nhân, tức là muốn sống theo khuôn mẫu nào, khuôn truyền thống, hay khuôn lý tưởng hay khuôn quí tộc, ý thức hệ đó tất nhiên sinh ra cô lập. Và có lẽ đó là nguyên nhân chính của xung đột. Khi chúng ta quan sát thực tế ấy, nguyên nhân ấy thoát khỏi nguyên nhân, tức thoát ước muốn, thôi thúc... rằng trong ý niệm, kết luận, quan niệm, lý tưởng, có an toàn. Tiếp nào. Dù thực tế hay không, đó là kết luận sai lầm. Kết luận, bạn biết đó, lại là tách biệt (cười). Bạn có thấy vậy không? Ngay khi chúng ta kết luận liền sinh cô lập. Tôi tin Chúa Ky Tô bạn thì không. Tôi tin lối sống Phật giáo bạn thì không. Vậy là có đấu tranh bất tận, tức là trí óc chấp nhận một khuôn mẫu sống theo lý tưởng, khái niệm, biểu tượng và có ảo tưởng an toàn trong đó nên bám chặt vào. Nhưng khi bạn chỉ ra bản chất của vận hành ấy hoặc tôi từ chối hết, tự nhiên thôi, hoặc nếu nhạy bén nhận ra thế giới như thế, tôi liền bắt đầu tìm hiểu. Rồi tôi bắt đầu nhìn thực tế hết sức thực hơn kết luận về thực tế. Phải không? Có thể lìa bỏ lý do quan niệm sống theo lý tưởng được không? Câu hỏi thực sự nghiêm chỉnh, bởi từ Platon Aristotle, và từ Ấn độ cổ, lý tưởng đã trở thành quá mức quan trọng, và chúng ta sống theo Hy lạp và kết luận của họ - mặc dù chúng ta triển khai, đúc kết lại, v.v.. Cũng như nhau - quan niệm sống ấy theo một lý tưởng, tất phải sinh xung đột. Phải không? Tức là, thực tế là, 'hiện là', không phải 'sẽ là' 'sẽ là' không thực tế gì cả. 'Hiện là' là thực tế. Phải không?
42:09 Vậy có những tác nhân xung đột khác trong cuộc sống không? Chúng ta đặt câu hỏi vì - không vì chúng ta hỏi một cách tự nhiên: có chăng lối sống cuộc sống thanh thản, sôi nổi, tích cực, chứ không ngủ gục thoát mọi xung đột, không vấn đề? Vấn đề là tác nhân khác của xung đột. Phải không? Chúng ta cố gắng tìm ra một lối sống hoàn toàn khác cách chúng ta đang sống. Thế giới ngày càng trở nên bệnh hoạn. Và muốn lành mạnh là khá khó khăn trong thế giới này.
43:37 Sợ hãi có phải là nguyên nhân xung đột trong đời sống? Chúng ta có nói lý tưởng là tác nhân xung đột bởi nó quay mặt chúng ta khỏi thực tế. Và phải chăng sợ hãi là tác nhân xung đột? Có phải cô lập, thành phần của sợ hãi, là nguyên nhân xung đột? Cô lập - bạn và tôi, chúng ta và họ, bạn và thù. Bạn hiểu không? Tiến trình bất tận của cô lập. Đồng hóa với nhóm này chống lại nhóm khác nhóm Phật giáo, nhóm Ky Tô. Bạn hiểu không? Điều này có vẻ quá vô lý! Và sợ hãi là tác nhân chính? Nguyên nhân sợ hãi là gì? Bởi vì, như đã nói, khi bạn khám phá ra nguyên nhân hậu quả có thể bị quét sạch. Nhưng chúng ta luôn ứng phó với hậu quả. Tôi sợ người ấy, hay tôi sợ tiếng sấm hay tôi sợ vợ, chồng - hàng tá hình thức sợ hãi. Và chúng ta muốn quét sạch hậu quả sợ hãi. Không hề hỏi xem sợ hãi có thể chấm dứt hoàn toàn tức là phải tìm ra nguyên nhân. Phải không? Chúng ta có thể cùng đi không?
46:26 Hãy tự hỏi về chính mình chứ không phải chỉ nghe người nói. Chúng ta luôn muốn được dẫn dắt, đó là điều...thật tệ quá. Chúng ta muốn được chỉ bảo làm gì - Marx bảo nên làm gì Ky Tô bảo nên làm gì, nhà tâm lý học bảo bạn nên làm gì nhà chính trị bảo nên làm gì, đạo sư và v.v.. bạn rõ mọi việc ấy. Chúng ta luôn trông chờ lãnh đạo lãnh đạo chính trị tốt hơn hiện giờ. Và lãnh đạo chính trị tốt hơn không phải lúc nào cũng tốt nhưng người kế sẽ tốt hơn. Và thế là giữ quan niệm ấy. Vậy hỏi - không có lãnh đạo ở đây hãy cùng hiểu rõ điểm này. Không có lãnh đạo theo như tôi quan tâm. Bạn có thể đưa người nói lên làm lãnh đạo việc hoàn toàn điên rồ, nhưng người nói không phải lãnh đạo. Chúng ta cùng hợp tác khám phá nguyên nhân mọi khốn khổ con người. Bạn có hàng ngàn lãnh đạo. Tất cả đều thất bại. Phải không? Không phải chúng ta phải tự tin, hay chúng ta phải trông cậy vào chính mình - cũng đã làm thế mà chẳng đi đến đâu. Ngược lại nếu chúng ta có thể hợp tác nhau tìm hiểu xem tại sao con người lại như hiện nay. Bạn thấy khổ đau bất tận, xung đột, và chúng ta nói sợ hãi.
48:55 Sợ hãi là nguyên nhân xung đột. Nguyên nhân, gốc rễ của sợ hãi là gì? Chúng ta không nói về cành nhánh sợ hãi hay tỉa cành sợ hãi nhưng về gốc rễ cây có nhiều cành, nhiều lá nhiều hoa, chúng ta không quan tâm chúng, nhưng chỉ gốc rễ. Có phải tìm kiếm không ngừng 'tôi sống trong cô lập'? Tức là sống hời hợt. Bạn có cá tính, văn hóa, đường lối, truyền thống và thỏa mãn với chúng - bạn là người Anh - phải không? Chúng ta sẽ chịu đựng điều này? Và ở Pháp, là người Pháp. Đến Tây ban nha cũng vậy thôi. Đi đâu trên thế giới này thì cũng như vậy. Bên trong lẫn bên ngoài chúng ta cô lập dục vọng, thỏa mãn, mong muốn - v.v.. Vậy cô lập, có phải là nguyên nhân xung đột? Dĩ nhiên. Về chính trị, hễ bạn còn là người Anh, người Pháp v.v.., thì sẽ không có quan hệ toàn cầu và vì vậy sẽ không có hòa bình thế giới gì cả. Phải không? Nói điều ấy với nhà chính trị họ sẽ bảo 'chuồn thôi'.(Cười) Và chúng ta bầu họ! Chúng ta tìm hiểu ý thức hệ, cô lập, và bây giờ tìm hiểu
51:34 xem phải chăng sợ hãi là tác nhân xung đột trong đời sống. Dĩ nhiên. Tôi e ngại bạn vì bạn khéo léo hơn tôi. Bạn đẹp hơn tôi. Vậy đó, luôn so sánh. Vậy có phải so sánh là tác nhân? Dĩ nhiên. Có thể nào sống một đời không so sánh, tức không so lường? 'Tôi là thế này, nhưng tôi sẽ là thế kia' - đó là so lường. 'Tôi sẽ là thế kia' sinh ra sợ hãi. Phải không? Ồ, không biết bạn theo kịp chăng? Vậy gốc rễ, nguyên nhân sợ hãi là gì?
52:45 Có phải là thời gian? Có phải là tư duy? Có phải là ước muốn? Nếu chúng là nguyên nhân - nếu chúng là chúng ta hỏi ước muốn có phải là nguyên nhân sợ hãi. Sẽ tìm hiểu xem. Phải chăng tư duy là gốc rễ sợ hãi? Phải thời gian không? Thời gian là vận hành từ 'hiện là' đến 'sẽ là', thời gian là trạng thái trí óc bảo, 'tôi là thế này nhưng sẽ theo lý tưởng'. Và tư duy là gốc rễ sợ hãi? Nhớ lại đau đớn hôm qua, hy vọng đau đớn ấy sẽ không xảy ra nữa. Suy nghĩ: là nguyên nhân sợ hãi? Đừng bảo, 'nếu không suy nghĩ tôi sẽ làm gì?' Đó không phải vấn đề. Vấn đề là cố gắng tìm xem có phải tư duy sinh ra sợ hãi. Dĩ nhiên. Dục vọng là nền tảng trên đó sợ hãi nở hoa? Vậy phải tìm hiểu những tác nhân này.
55:04 Dục vọng là gì? Tư duy là gì? Thời gian là gì? Chúng ta tiếp tục nhé? Các bạn không mệt chứ? Dục vọng là gì, nó định dạng cuộc đời nó có sức sống, thôi thúc lạ kỳ? Chúng ta sống bằng dục vọng, đối tượng đôi lúc có thể thay đổi nhưng chúng ta không quan tâm đối tượng, mà là gốc rễ sợ hãi. Tức là hỏi xem dục vọng có phải là tác nhân và không phải muốn này khác, nhưng chính dục vọng. Phải không? Dục vọng là gì? Phải tìm hiểu xem cảm giác là gì cả trí óc lẫn xúc chạm - cảm giác là gì? Chức năng giác quan là gì? Phải chăng giác quan tách rời nhau? Và nếu chúng rời rạc bạn không thể làm gì hết. Nhưng có thể nào - hãy lắng nghe, có thể bạn không nghĩ đến có thể vận hành tất cả giác quan thức tĩnh trọn vẹn? Bạn hiểu câu hỏi chứ? Có thể mắt tôi nhìn rất rõ hay lưỡi nếm rượu vang rất tài, hoặc nhạy bén về này khác. Nhưng tôi hỏi: có thể có tất cả giác quan mạnh mẽ và cùng vận hành trọn vẹn? Phải không? Bạn hiểu câu hỏi chứ? Có bao giờ bạn nhìn, có khi nào bạn cố gắng tôi không hỏi, tôi hỏi điều này có bao giờ bạn cố nhìn cây cối với tất cả giác quan? Hay biển cả với sóng đẹp tuyệt vời màu sắc và chiều sâu với sức sống mãnh liệt. Nhìn một điều gì với tất cả giác quan nghĩa là toàn thể cảm giác chứ không phải một phần. Và cảm giác - vâng - cảm giác là gì?
59:05 Đau đớn vật lý, không thoải mái vật lý, bệnh tật và cảm giác tâm lý cảm giác bị tổn thương, cô đơn, cảm giác chán nản và phấn khởi, cảm giác cô đơn sâu thẳm của con người. Khi chúng ta nói con người là chung nam nữ vậy hãy bình tĩnh! (Cười) Chúng ta sống bằng cảm giác, chỉ một phần. Và có phải cảm giác, nó là nguyên nhân của dục vọng? Tôi muốn chiếc xe, bộ com lê, áo sơ mi, hay áo choàng, áo dài. Nhìn qua cửa sổ. Tôi nhận thấy, thấy bằng mắt và tôi đi vào và sờ vào vật vật tốt quá - đó là cảm giác. Phải không? Thế là tôi bắt đầu khám phá, thấy sờ, chạm - từ cảm giác ấy. Phải không? Đúng không? Nhìn bằng mắt, tiếp xúc, cảm giác. Rồi điều gì xảy ra? Rồi suy nghĩ xen vào và bảo 'Thật đã nếu có thể lên xe và vọt hết ga'. Hay mặc chiếc sơ mi kia, áo dài nọ... Vậy suy nghĩ tạo ra hình ảnh tôi mặc chiếc sơ mi, hay gì khác khi suy nghĩ tạo ra hình ảnh là bắt đầu của dục vọng. Bạn theo kịp không? Hãy tìm hiểu xem.
1:01:53 Đó là một phần thiền định, nếu bạn thích thú không phải chỉ ngồi xếp bằng và đi vào tưởng tượng. Đó là một phần thiền định, tìm kiếm sâu vào bản chất của xung đột, bản chất của dục vọng. Không phải ai khác nói về dục vọng. Mọi quan niệm, quan niệm Cơ đốc giáo về đè nén dục vọng khi chúng ta phục vụ Chúa, không có dục vọng trừ khi ước muốn được như Ngài - hay gì đó. Vậy, nhìn, chạm, cảm giác, rồi suy nghĩ tạo ra hình ảnh
1:02:47 lúc đó dục vọng sinh ra - phải không? - với tất cả vấn đề. Kiểm soát nó, không kiểm soát, chấp nhận nó, thích thú với tất cả hậu quả đớn đau, rối loạn, và cũng có thể trong đó, nó có thể là nguyên nhân sợ hãi bởi không thể đạt điều mong muốn - tôi chán nản thất vọng, tôi sợ không thể đạt được, v.v.. Vậy tôi khám phá nguyên nhân sợ hãi là dục vọng. Tôi không hỏi làm sao lìa bỏ dục vọng, tôi thấy nguyên nhân. Tôi nhận ra nguyên nhân. Bởi nhận thức thật sự nguyên nhân, điều gì đó sẽ xảy ra. Tôi không nói phải lìa bỏ hay không lìa bỏ dục vọng thấu hiểu điều này rất quan trọng. Rồi thì, ai là người đè nén dục vọng? Chính dục vọng, phải không? Đè nén dục vọng vì tôi muốn hình thức khác của dục vọng. Vậy là cùng một vận hành. Chúng ta nói không thảo luận, không tìm hiểu vấn đề đè nén, hay chạy trốn, hay vượt thoát nó. Chúng ta nhìn vận hành dục vọng, quan sát nó.
1:04:28 Rồi hỏi thời gian là tác nhân sợ hãi? Thời gian. Có thể ngày mai tôi chết, hay mười năm sau. Giờ tôi khỏe, nhưng có Trời biết ngày mai điều gì xảy ra. Ngày mai là thời gian. Phải không? Có thời gian bởi vũ trụ, tức là mặt trời mọc và mặt trời lặn, ngày đêm, v.v.. Và cũng có thời gian bên trong. Thời gian bên trong nghĩa là hôm nọ tôi hạnh phúc và hy vọng tương lai sẽ hạnh phúc. Hay tôi có một kinh nghiệm tôi bám vào kinh nghiệm ấy và mong không gì xáo trộn nó. Hay tôi bị đau, vật lý lẫn tâm lý và hy vọng không xảy ra nữa. Thời gian là vận hành. Phải không? Và tư duy cũng là vận hành, tư duy sinh từ kiến thức. Kiến thức là kết quả của kinh nghiệm. Chúng ta là kết quả của hàng ngàn năm kinh nghiệm hàng ngàn năm kiến thức tâm lý. Và bạn cần thời gian để học ngôn ngữ, để đạt những khả năng. Vậy có thời gian bên ngoài, có thời gian bên trong. Và tư duy cũng là kết quả của thời gian kiến thức tích luỹ bao thế kỷ chứa trong não như ký ức và ký ức ấy ứng đáp như là tư duy. Đó là thực tế, không phải tôi đặt ra, nó vậy đó.
1:07:23 Vậy, dục vọng, cô lập, tư duy, thời gian là tác nhân sợ hãi nguyên nhân gốc rễ của sợ hãi. Giờ đối xử với nguyên nhân thế nào? Bạn hiểu câu hỏi không? Tự tôi tìm ra nguyên nhân sợ hãi. Và có thể nào xua tan nguyên nhân mà không cố gắng? Ngay lúc tôi cố gắng, đó là hình thức xung đột khác. Phải không? Vậy có thể nào hoàn toàn lìa bỏ nguyên nhân hay nguyên do tạo ra mọi thứ ấy? Chỉ có thể - hãy cùng thảo luận xem chỉ có thể khi bạn quan sát thực tế. Nghĩa là, khi thấu hiểu nguyên nhân sinh ra hậu quả ấy. Và cũng thấu hiểu hễ có nguyên nhân thì có hậu quả. Nếu có nguyên nhân bệnh lao đó là nguyên nhân và tôi ho, v.v.. Giờ có phương thuốc chữa bệnh lao, là có kết thúc rồi. Nơi đâu có nguyên nhân, hậu quả có thể bị quét sạch. Vậy tôi hỏi: tôi tìm ra nguyên nhân giờ làm sao tôi đối xử với nó, điều gì xảy ra? Bạn hiểu câu hỏi chứ? Vận hành trong tôi, tức là, vận hành của dục vọng bảo 'tôi phải lìa bỏ sợ hãi, tôi phải lìa bỏ nguyên nhân' là hình thức dục vọng khác. Phải không? Vậy tôi hiểu ra vận hành tư duy vận hành thôi thúc lìa bỏ, là thành phần cùng loại. Có thể quan sát mà không vận hành tư duy hay thời gian, chỉ quan sát? Và ở lại đó với nguyên nhân, không chạy trốn nó. Bạn theo kịp không? Việc này đòi hỏi chú tâm lớn lao.
1:10:45 Thế nên chúng ta phải tìm hiểu sâu hơn vào bản chất chú tâm. Không phải hôm nay, ngay bây giờ - hôm khác vậy. Nhưng nhận rõ nguyên nhân và không có lựa chọn gì - vượt qua, loại bỏ, chạy trốn - chỉ nhìn nó, giữ đó. Khi bạn chú tâm trọn vẹn vào nguyên nhân ấy chú tâm thực sự ấy như ngọn lửa xua tan nguyên nhân. Thế đó, hôm nay vậy thôi.
1:11:37 Xin phép đứng dậy.