Krishnamurti Subtitles home


BR82T3 - Thông minh đem đến trật tự và hoà bình
Buổi Nói Chuyệ̣n thứ ba
Brockwood Park, Anh Quốc
4 tháng Chín 1982



1:23 Chúng ta còn hai buổi nói chuyện, hôm nay và sáng mai. Tôi nghĩ chúng ta phải cùng thảo luận xem có thể nào sống hòa bình trên thế giới này không. Quan tâm việc xảy ra trên mặt đất, nơi con người đang sống họ đã gây ra biết bao rối loạn chiến tranh và những điều khủng khiếp xảy ra trên thế giới. Đây không phải quan điểm bi quan hay lạc quan mà chỉ nhìn vào thực tế như thế. Hình như không thể có hòa bình trên mặt đất không thể sống thân thiện, yêu mến nhau trong đời mình. Và để sống hòa bình, an ổn với mình và với mọi người bạn cần phải có thật nhiều thông minh. Không chỉ chữ 'hòa bình' và cố gắng sống một đời an ổn rồi thì chỉ trở thành một đời vô vị mà là tìm hiểu xem có thể sống trên thế giới này nơi rối ren thế đó, thiếu công bằng thế đó nếu chúng ta có thể dùng từ lỗi thời - xem có thể sống với phẩm chất tâm hồn và trí óc hòa bình với chính nó. Không phải cố gắng cố gắng bất tận, xung đột, đấu tranh bắt chước và tuân thủ, nhưng sống không phải thỏa thích thỏa mãn, không phải một đời gặt vài kết quả, danh dự hay tiếng tăm, hay giàu sang, mà là có phẩm chất hoà bình. Chúng ta phải cùng bàn bạc. Chúng ta phải cùng nhau tìm hiểu, xem coi có thể nào sống như thế...an bình, không phải an bình tâm trí đó chỉ là một mảnh, một phần nhỏ, mà là có phẩm chất đặc thù không rối loạn, sống động cực kỳ, thanh thản, tịnh yên, với ý nghĩa cao quý không chút tầm thường, xem có thể sống một đời như thế.
5:25 Không biết bạn có đặt câu hỏi như vậy, đầy rối loạn vây quanh. Tôi nghĩ phải hiểu rõ điều này: bên ngoài đầy rối loạn. Mỗi sáng đọc báo là điều khủng khiếp. Phi cơ có thể bay với tốc độ lạ lùng từ chân trời này sang chân trời kia không tiếp nhiên liệu mang số lớn bom, khí có thể hủy diệt con người trong giây lát. Quan sát mọi điều ấy và hiểu rằng con người đi về đâu và đặt câu hỏi ấy, bạn có thể nói rằng không thể nào không thể sống trong thế giới này, trọn vẹn, bên trong không rối loạn, không vấn đề, sống một đời hoàn toàn vô ngã. Chúng ta sẽ thảo luận thế nào? Nói năng, dùng từ ngữ, kém ý nghĩa lắm nhưng tìm hiểu qua từ ngữ, qua trao đổi, tìm hiểu khám phá, chợt nhận ra trạng thái hoàn toàn lặng yên. Điều này đòi hỏi thông minh, không phải tưởng tượng, mộng mơ kỳ cục gọi là thiền, không phải hình thức tự thôi miên mà là chợt hiểu ra, như đã nói, đòi hỏi thông minh.
8:24 Vậy phải hỏi xem thông minh là gì? Như đã nói hôm nọ, nhận ra ảo tưởng sai lầm, không thực tế, và loại bỏ nó, không chỉ tuyên bố sai lầm và tiếp tục như cũ, mà là loại bỏ hoàn toàn. Đó là một phần của thông minh. Ví dụ, xem chủ nghĩa dân tộc với lòng yêu nước kỳ quặc cô lập, cạn cợt, phá hoại thế giới, là thuốc độc trên thế giới, và thấy rõ sự thật ấy để loại bỏ sai lầm. Đó là thông minh. Nhưng lại tiếp tục, xác nhận ngu ngốc nhưng lại tiếp tục đó là thành phần cơ bản của ngu ngốc và rối loạn. Nó tạo ra rối loạn. Vậy thông minh là, phải không - chúng ta cùng thảo luận tôi không nói nó là, hay không là gì, chúng ta tìm hiểu nghiêm túc vấn đề: thông minh là gì, và chỉ mình nó mới có thể đem đến cho đời an bình và trật tự trọn vẹn. Và điều đó có thể xảy ra chỉ khi có phẩm chất tuyệt vời ấy của thông minh. Và thông minh không phải là theo đuổi tranh luận khôn khéo kiến thức đối nghịch, ý kiến mâu thuẫn và qua ý kiến tìm ra sự thật, việc này không thể, nhưng hiểu rằng hoạt động tư duy, với mọi khả năng, mọi tinh tế với bề rộng lạ thường, không phải là thông minh. Thông minh vượt khỏi suy tư. Xin đừng đồng ý với người nói. Chúng ta nhìn ngắm, tìm hiểu.
11:50 Vậy, để sống an bình phải tìm hiểu xem rối loạn là gì? Tại sao loài người, cho rằng tiến hóa phi thường tôi thì nghi ngờ, khả năng vượt bực trong vài lãnh vực tại sao họ lại sống và chịu đựng rối loạn hàng ngày. Nếu có thể khám phá gốc rễ rối loạn ấy, nguyên nhân và quan sát nó cẩn thận, quan sát thực sự nguyên nhân ấy, trong khi quan sát đánh thức thông minh. Không phải phải có trật tự hay cố gắng đem đến trật tự. Nghĩa là, một tâm trí hay sinh hoạt rối loạn hỗn độn vô trật tự ấy, trạng thái tinh thần mâu thuẫn, đối nghịch tâm trí như thế tìm kiếm trật tự sẽ vẫn là vô trật tự. Không biết chúng ta hiểu rõ điểm này chưa. Tôi rối loạn, bất định, chạy từ việc này sang việc khác gồng gánh nhiều vấn đề; sống như thế, tâm trí như thế lối sống như thế, từ đó tôi muốn trật tự. Trật tự đó sinh ra từ rối loạn, và vì thế vẫn là rối loạn. Hiểu chứ? Đúng không?
14:04 Khi chọn lựa trật tự từ vô trật tự, nó vẫn là chọn lựa vẫn dựa trên vô trật tự. Điểm này đã rõ, vậy vô trật tự là gì, nguyên nhân nào? Như đã nói, có nhiều nguyên nhân: ước muốn thỏa mãn lo lắng không đạt được, sống mâu thuẫn nói điều này, làm điều hoàn toàn khác cố gắng loại bỏ hay đạt điều gì. Đều là mâu thuẫn trong chính mình. Và có thể tìm ra nhiều nguyên nhân, nhưng chạy theo tìm kiếm tìm kiếm nguyên nhân là vô tận. Ngược lại nếu có thể tự hỏi mình có chăng nguyên nhân của nhiều nguyên nhân, có chăng gốc rễ? Đương nhiên phải có. Và chúng ta nói rằng nguyên nhân gốc rễ chính là ngã, là tôi cá tính, chính nó được đúc kết từ suy tư, từ ký ức từ nhiều kinh nghiệm, từ ngữ, năng lực và v.v.. Cảm giác phân chia, cô lập ấy chính là nguyên nhân gốc rễ của rối loạn. Ngã ấy dù cố gắng bao nhiêu để vô ngã, vẫn là chạy theo ngã. Phải không? Ngã có thể đồng hóa với quốc gia. Đồng hóa với cái lớn hơn cũng là tô điểm ngã. Và mỗi chúng ta làm thế nhiều cách khác nhau. Vậy là có cái ngã, được đúc kết từ suy tư là nguyên nhân gốc rễ của tất cả vô trật tự trong đời sống. Nếu chúng ta nói không thể nào lìa bỏ ngã đó là vấn đề sai. Nhưng khi chúng ta quan sát những gì gây ra rối loạn, và bạn đã quá quen với rối loạn, sống trong vô trật tự ấy như là tự nhiên, nhưng khi bắt đầu đặt vấn đề và tìm hiểu và thấy ra gốc rễ, quan sát nó không làm gì hết, rồi từ quan sát thực sự ấy bắt đầu chảy tan trung tâm, nguyên nhân của vô trật tự. Phải không? Theo kịp nhau chứ?
18:15 Và chúng ta nói thông minh là nhận ra điều đúng đắn để qua bên tất cả điều sai lầm, và thấy cái đúng trong cái sai, và hiểu ra mọi hoạt động của tư duy không phải là thông minh bởi tư duy là kết quả của kiến thức là kết quả của kinh nghiệm như ký ức và ứng đáp của ký ức ấy là tư duy. Và kiến thức luôn giới hạn. Hiển nhiên thôi. Không có kiến thức hoàn hảo. Vậy, tư duy với cả hoạt động và kiến thức không phải thông minh. Đúng không? Chúng ta hỏi xem: kiến thức có vị trí gì trong đời sống? Bởi cả đời sống dựa trên tư duy. Chúng ta làm gì cũng dựa trên tư duy. Phải không? Điều ấy rõ thôi. Mọi hoạt động dựa trên tư duy. Quan hệ dựa trên tư duy. Chế tạo, kỹ thuật và không kỹ thuật cũng là hoạt động của tư duy. Thần thánh chúng ta tạo ra và các nghi lễ đám đông và cả gánh xiếc kia đều là sản phẩm của tư duy. Vậy kiến thức có vị trí gì trong suy đồi nhân loại? Nào, bạn phải tìm hiểu điều này. Bạn phải đặt câu hỏi. Có thể tiếp tục chứ?
21:01 Chúng ta thu nhặt vô số kiến thức, trong lãnh vực khoa học, tâm lý sinh học, toán học, v.v.. - hàng đống kiến thức. Và nghĩ rằng qua kiến thức chúng ta sẽ leo lên chúng ta sẽ giải thoát mình, sẽ chuyển hóa mình. Và hỏi kiến thức có vị trí gì trong đời sống? Kiến thức chuyển hóa, làm chúng ta tốt đẹp? lại là từ lỗi thời. Có cho chúng ta tính trọn vẹn? Là thành phần công bằng? Có cho tự do không? Dĩ nhiên cho tự do trong ý nghĩa có thể du hành truyền thông từ xứ này sang xứ khác. Mọi cái đó dựa trên kiến thức và tư duy. Truyền thông tốt hơn, hệ thống học tập tốt hơn v.v.. máy vi tính và bom nguyên tử. Mọi thứ đó là kết quả của thu nhặt hàng đống kiến thức. Và kiến ̉thức ấy có cho chúng ta tự do đời sống công bằng, đời sống tốt đẹp không?
23:24 Vậy chúng ta xem xét lại ba từ: tự do, công bằng và tốt đẹp.
23:38 Đây là một vấn đề ba từ này, người xưa cũng từng cố gắng tìm xem có thể sống một đời sống công bình. Từ 'công bình' nghĩa là ngay thẳng, chính trực, hành động nhân từ, hành động rộng lượng, không có hận thù, đối nghịch. Bạn biết sống một đời công bình, ngay thẳng là sao không? Không theo khuôn mẫu, không theo lý tưởng tưởng tượng nào do tư duy nhào nặn, mà là cuộc sống tràn đầy yêu thương một đời sống công bình, chân thật, đúng đắn. Và thế giới này không có công bình. Bạn khéo léo, tôi không. Bạn quyền lực, tôi không. Bạn có thể đi vòng quanh thế giới, gặp những người nổi danh và tôi sống nơi tỉnh lẻ, làm ngày qua ngày, ở phòng bé xíu. Ở đâu có công bằng? Và công bằng có phải nơi hành động bên ngoài? Tức là, bạn có thể thành thủ tướng, chủ tịch đứng đầu doanh nghiệp liên châu lục, công ty to lớn. Tôi có thể mãi là nhân viên, hay tệ hơn, anh lính. Vậy tìm kiếm công bình bên ngoài, nghĩa là, cố gắng tạo nên tình trạng quân bình, khắp thế giới họ cố gắng thế cho rằng việc ấy sẽ tạo công bình. Hay công bình không liên quan mọi điều này. Nào, khi tôi hỏi, bạn đặt câu hỏi, không phải người nói. Người nói chỉ diễn thành lời những gì chúng ta tìm hiểu. Công bình gồm tính toàn thể, trọn vẹn, toàn nguyên, không vỡ vụn không manh mún, chỉ có thể xảy ra khi không có so sánh. Nhưng chúng ta luôn so sánh xe cộ tốt hơn, nhà đẹp hơn, địa vị cao hơn, quyền to hơn v.v.. Đó là so lường. Nơi đâu có so lường thì không thể có công bình. Bạn theo kịp không? Hãy nhìn xem. Nơi đâu có bắt chước, tuân phục đi theo ai đó, không thể có công bình. Chúng ta lắng nghe từ ngữ, không nhìn vẻ đẹp, phẩm chất, chiều sâu của mọi điều này, và có thể đồng ý hời hợt rồi bỏ đi. Nhưng từ ngữ, thấu hiểu chiều sâu nó phải lưu lại dấu vết hạt giống, công bình phải ở đó, trong chúng ta.
29:17 Và từ 'tốt đẹp'. Chữ rất lỗi thời, hầu như không ai dùng từ ấy nữa. Hôm nọ có nói chuyện với nhà tâm lý học khá nổi tiếng, và dùng từ ấy. Anh ta kinh ngạc. Anh ấy nói, 'từ này lỗi thời quá, đừng dùng'. Nhưng chúng ta thích từ tốt này. (Cười) Vậy, tốt đẹp là gì? Nó chẳng đối nghịch với xấu. Nếu đối nghịch với xấu thì tốt đẹp cùng gốc rễ với xấu. Không biết bạn rõ điều này không. Điều gì có đối nghịch tất phải có cùng gốc rễ. Phải không? Vậy tốt không liên quan điều chúng ta cho là xấu. Chúng hoàn toàn tách biệt nhau. Vậy phải nhìn nó như thế không phản ứng với đối nghịch, như phản ứng với đối nghịch. Đúng không? Tốt đẹp hàm chứa phẩm chất trọn vẹn sâu thẳm. Trọn vẹn là toàn thể, không vỡ vụn, không manh mún bên trong. Và tốt cũng nghĩa là lối sống đức hạnh không phải từ của giáo đường, đạo đức hay quan niệm đạo lý mà là con người thấu hiểu điều đúng và điều sai và duy trì năng lực nhạy bén thấy rõ tức thì và hành động. Và từ 'tự do' rất phức tạp. Khi có tự do tức có công bình, có tốt đẹp. Vậy phải cùng tìm hiểu xem tự do là gì.
32:41 Nào, chúng ta cùng tìm hiểu không phải chỉ lắng nghe người nói. Nếu bạn chỉ lắng nghe người nói và nắm lấy vài quan niệm mong rằng không thế - nếu bạn chỉ lắng nghe nó thành bài diễn thuyết bài thuyết giáo và bạn chán ngấy mọi loại như thế. Cũng như đến giáo đường. Nhưng nếu chữ rung chuông, nếu chữ đánh thức chiều sâu từ ấy nếu từ ngữ mở cửa cho bạn thấy cái bao la của tự do không phải, 'tôi muốn lìa bỏ giận dữ' - mà hơn thế hay, 'tôi nhức đầu và phải chấm dứt nó' hay, 'tôi có quan hệ thật chán ngán buồn bực và muốn ly hôn'. Tự do với chúng ta là khả năng chọn lựa. Bởi chọn lựa bạn nghĩ mình tự do. Phải không? Thế đó, vì bạn có thể chọn lựa đi nước ngoài bạn có thể chọn công việc, chọn điều bạn muốn làm nhưng trong thế giới độc tài bạn không thể làm mọi việc ấy. Ở đó họ chà đạp mọi cái, muốn bạn tuân phục, vâng lời, đi theo. Trong thế giới gọi là dân chủ cũng có chọn lựa cái gọi là tự do. Nơi có chọn lựa có tự do không? Nào, hãy tìm hiểu xem. Ai chọn lựa? Và tại sao phải chọn lựa? Khi hiểu rõ khả năng tư duy khách quan vô tư, không cảm tình, thật chính xác thì không cần chọn lựa, khi ấy có tự do. Nghĩa là, khi không có rối loạn thì không có chọn lựa. Chỉ tâm trí rối loạn mới chọn lựa. Thế đó. Bạn nhìn lại mình. Khi bạn chọn lựa giữa hai nghị sĩ không biết bỏ phiếu cho ai nên bạn chọn người bạn thích kẻ lời lẽ có vẻ khá hơn, nhưng bạn biết rõ trò chơi.
36:33 Vậy tự do là gì? Tự do không phải đối nghịch với giam cầm. Phải không? Rồi lại trở thành một loại chạy trốn hoàn toàn khác. Vậy tự do không phải chạy trốn điều gì. Nghĩa là trí óc bị qui định bởi kiến thức kiến thức luôn giới hạn nên luôn sống trong lãnh vực ngu dốt, trí óc như thế là công cụ tư duy qua tư duy không thể có tự do. Chúng ta có hiểu hết chăng? Tức là, chúng ta luôn sống trong sợ hãi - sợ ngày mai sợ điều đã xảy ra bao ngày qua và chúng ta tìm tự do từ sợ hãi ấy. Vậy tự do có nguyên nhân. Nghĩa là, tôi sợ, tôi tìm ra nguyên nhân sợ hãi và giờ tôi vứt bỏ sợ hãi, vậy là tôi tự do. Nơi có nguyên nhân, hậu quả có thể chấm dứt nếu như có bệnh tật, tìm hiểu chứng bệnh và nguyên nhân căn bệnh, rồi bệnh có thể được chữa khỏi. Nếu chúng ta suy tư trong nguyên nhân, và tự do tự do ấy cũng chẳng phải tự do gì cả. Tự do không phải trong một đoạn đời mà suốt cả đời, và thế là tự do không có nguyên nhân. Bạn theo kịp chứ?
39:31 Tất cả thế đó hãy nhìn nguyên nhân đau khổ và xem nó có thể chấm dứt không. Vì con người, tất cả đều đau khổ cách này hay cách khác chết chóc, thiếu tình yêu thương, hay yêu ai đó đơn phương, đau khổ có muôn hình vạn trạng. Và con người cố gắng thoát khỏi đau khổ từ rất xa xưa và chúng ta vẫn sống sau bao triệu năm, vẫn sống với khổ đau. Con người đã rơi biết bao là nước mắt. Có những cuộc chiến đem đến thống khổ ấy cho con người bao âu lo, và hình như chúng ta không thể thoát khỏi khổ đau. Đây không phải vấn đề cường điệu, nhưng có thể nào trí óc tâm thức, con người, hoàn toàn thoát khỏi lo âu thống khổ và mọi cố gắng khó nhọc vì nó?
42:02 Hãy cùng đi, đồng hành trên con đường tìm kiếm. Chung đường, cùng đi xem có thể, trong cuộc sống hàng ngày, chấm dứt gánh nặng khủng khiếp mà con người đã gồng gánh từ khi có mặt đến nay. Bạn tiếp cận vấn đề ấy thế nào? Chúng ta đặt vấn đề: chấm dứt khổ đau. Bạn tiếp cận thế nào? Phản ứng bạn với vấn đề ra sao? Tâm trạng gì đức tính nào khi vấn đề ấy được đặt ra? Con trai tôi chết, chồng tôi mất, tôi có bạn phản bội tôi theo đuổi vô ích suốt 20 năm. Khổ đau có cái đẹp lớn lao và nổi đau trong đó. Mỗi chúng ta phản ứng với vấn đề ấy thế nào? Hay nói, 'thậm chí tôi chẳng muốn nhìn nó. Tôi đau khổ, đó là số phận con người'. Tôi bào chữa và chấp nhận và tiếp tục. Đó là cách đối xử với nó. Nhưng bạn không giải quyết vấn đề. Hay bạn chuyển đau khổ ấy vào một biểu tượng và thờ lạy như trong giáo lý Cơ đốc. Hay như Ấn giáo xưa đã làm, đó là số phận, là nghiệp. Hay trong thế giới hiện đại bạn nói cha mẹ mình trách nhiệm hay xã hội, hay bạn bị di truyền vài loại gien và bạn phải đau khổ, v.v.. Có cả ngàn giải thích, nhưng giải thích không giải quyết nhức nhối của khổ đau. Vậy, tôi tiếp cận vấn đề thế nào?
45:49 Chúng ta có muốn đối mặt với nó? Hay tình cờ? Hay với lo lắng? Tôi tiếp cận vấn đề ấy thế nào? Tiếp cận nghĩa là đến gần vấn đề, rất gần. Tức là, đau khổ khác với người quan sát nói,'tôi trong đau khổ'? Khi hắn nói, 'tôi trong đau khổ' hắn đã phân chia mình với cảm giác nên hắn không tiếp cận gì cả. Hắn không đến...chạm nó, sờ nó. Vậy có thể nào không loại bỏ, chuyển giao, chạy trốn nhưng đến thật gần nó, tức tôi là đau khổ. Không phải thế sao? Như tôi nổi giận. Tôi ganh tị. Nhưng tôi cũng tạo ra ý niệm không ganh tị. Chế tạo ấy triễn hạn, dời lại nhưng thực tế là tôi ganh tị, tôi đau khổ. Bạn có biết điều đó nghĩa gì không? Không phải ai đó làm tôi đau khổ, không phải mất con tôi rơi lệ. Tôi sẽ rơi lệ vì vợ, vì con, vì ai đó nhưng đó là biểu hiện bên ngoài của nổi đau mất mát. Mất mát ấy là kết quả của lệ thuộc vào người đó bám víu, trói buộc, cảm giác mất mát người đó. Vậy chúng ta...thường cố gắng tác động vào triệu chứng chúng ta không hề vào tận gốc rễ vấn đề lớn là đau khổ. Nên chúng ta không bàn về hiệu quả bên ngoài của đau khổ. Nếu thế bạn có thể uống một viên thuốc và tự mình an ổn hay uống một viên rồi biến đi phần đời còn lại không phải phần đời còn lại, bạn có thể chấm dứt. Nhưng chúng ta cố gắng cùng tìm kiếm cho mình không phải được bảo rồi chấp nhận, mà thực sự tìm cho mình.
49:59 Có phải thời gian gây ra đau khổ? Thời gian không phải đồng hồ, ngày đêm, hay mặt trời mọc lặn mà là thời gian do tư duy tạo ra trong lãnh vực tâm lý. Bạn hiểu không?
50:29 Người hỏi: Thời gian tâm lý là sao?
50:33 Krishnamurti: tôi sẽ giải thích. Hãy kiên nhẫn một chút. Chúng ta đặt câu hỏi nghiêm túc. Bạn không hỏi tôi thời gian tâm lý là gì. Bạn hỏi chính mình. Có lẽ người nói có thể gợi ý bạn, đặt lời lẽ nhưng đó là câu hỏi riêng bạn. Tôi có vợ con, anh em, cha mẹ, hay ai đó, và mất họ. Họ ra đi. Chẳng bao giờ trở lại. Họ bị quét sạch khỏi mặt đất. Dĩ nhiên tôi có thể bảo họ đang sống đâu đó và bạn biết mọi thứ tầm phào. Nhưng tôi mất họ, bức ảnh trên đàn dương cầm, hay bệ lò sưởi. Ký ức tôi về họ là thời gian. Họ yêu mến tôi biết bao, tôi yêu họ biết bao thật là giúp đỡ, họ giúp tôi khỏa lấp nổi cô đơn. Và ký ức về họ là vận hành thời gian. Họ ở đó hôm qua, nay đã đi rồi. Tức là, ghi lại diễn ra trong trí óc. Bạn hiểu không? Ký ức là ghi lại trên băng từ trí óc - phải không? và ghi lại luôn diễn ra. Đi dạo trong rừng với họ thế nào, ký ức tình dục tình thân thiết, nguồn an ủi từ họ mọi thứ đã ra đi và ghi lại tiếp tục. Và ghi lại là ký ức; ký ức là thời gian. Hãy lắng nghe nếu bạn thích thú, hãy tìm hiểu thật sâu. Nếu bạn thích - tôi không đòi hỏi bạn đâu. Tôi đã sống với anh em, con cái, tôi đã có những ngày hạnh phúc cùng nhau vui thú nhưng họ đã ra đi. Và ký ức về họ còn lại. Chính ký ức ấy gây ra nổi đau vì nó mà tôi rơi nước mắt trong cô đơn. Giờ thì - hãy tìm xem - có thể nào không ghi lại? Đây là câu hỏi rất nghiêm túc. Tôi vui đùa ánh nắng sớm hôm qua, lóng lánh, tuyệt đẹp giữa hàng cây, trải ánh vàng trên bải cỏ, với bóng ngã dài. Đó là một buổi sáng đáng yêu, dễ chịu và đã được ghi lại. Và tôi đã thưởng thức buổi sáng ấy. Thật đẹp biết bao. Giờ thì lặp lại bắt đầu. Bạn hiểu không? Tôi đã ghi lại việc xảy ra gây cho tôi thích thú và ghi lại đó, như máy thu thanh hay thu băng từ, lặp lại. Đó là bản chất của thời gian. Và có thể nào không ghi lại gì cả? Mặt trời mọc hôm qua. Nhìn ngắm, chú tâm trọn vẹn, và không ghi lại. Đã qua rồi, khoảnh khắc ánh sáng, ánh vàng trên bải cỏ với bóng ngã dài, nhưng ký ức còn lưu lại. Nhìn ngắm nó và không ghi lại. Chú tâm trọn vẹn khi nhìn quét sạch ghi lại. Vậy, có phải thời gian là đau khổ...gốc rễ đau khổ?
57:03 Có phải suy tư là gốc rễ đau khổ? Dĩ nhiên. Thế mà suy tư và thời gian là trung tâm đời sống tôi. Phải không? Tôi sống bằng cái đó. Và khi điều gi xảy đến quá sức đau đớn tôi liền quay về khuôn mẫu ấy, ký ức ấy và tôi rơi lệ. Tôi muốn anh ấy ở đây thưởng thức mặt trời tôi đã ngắm. Bạn không hiểu hết sao? Cũng thế với ký ức tình dục, dựng hình ảnh, suy tư về nó. Mọi cái đó là thành phần của thời gian và tư duy. Nếu bạn hỏi làm sao có thể thời gian và tư duy bên trong dừng lại, đó lại là câu hỏi sai. Nhưng khi nhận ra sự thật ấy không phải sự thật của ai, mà quan sát riêng bạn về sự thật nhận thức sáng tỏ của bạn sẽ chấm dứt đau khổ phải không? Nghĩa là, thành phần đau khổ là cô đơn. Có thể tôi kết hôn, con cái, trách nhiệm thuộc một câu lạc bộ, chơi gôn và v.v.., nếu may mắn. Và tôi phải ghi lại. Ghi lại là kiến thức, tôi phải có kiến thức. Nhưng bình minh trên bầu trời xanh không mây, và bóng ngã vô số - tôi không trích Keats - cần gì phải ghi lại đó? Chấm dứt.
1:00:31 Vậy tìm hiểu xem làm sao sống một đời không ghi lại tâm lý. Bạn hiểu không? Chú tâm trọn vẹn. Chỉ khi không chú tâm mới có ghi lại. Tôi đã quen thuộc với anh em, vợ con, cha mẹ. Tôi biết họ sẽ nói gì. Họ thường nói cùng một chuyện. Họ lặp lại, họ la mắng. Tôi hiểu họ. Khi nói tôi hiểu họ tôi không chú tâm. Khi nói, 'tôi hiểu vợ tôi', dĩ nhiên tôi không thực hiểu cô ấy bởi bạn chẳng thể nào hiểu một vật sống động. Bạn chỉ có thể hiểu vật chết cứng. Bạn hiểu cái ký ức chết ấy.
1:01:59 Vậy khi bạn hiểu rõ điều này với cả chú tâm đau khổ có một ý nghĩa hoàn toàn khác. Chẳng có gì để học từ đau khổ. Chỉ có chấm dứt đau khổ. Và khi đau khổ chấm dứt liền có tình thương. Làm sao tôi có thể yêu thương ai, có đức tính yêu thương khi cả đời sống tôi dựa trên ký ức trên bức ảnh tôi treo trên tường hay bệ lò sưởi kia. làm sao có thể yêu thương khi kẹt trong cấu trúc ký ức? Vậy chấm dứt đau khổ là bắt đầu yêu thương.
1:03:20 Tôi nghĩ ngày mai chúng ta phải cùng thảo luận về bản chất cái chết và thiền định. Sáng nay thế là đủ.
1:03:44 Có thể nhắc lại một câu chuyện? Một vị thầy, bậc thầy tôn giáo, có vài học trò và thường nói với họ, mỗi sáng, về bản chất cái đẹp, cái tốt, Và một buổi sáng nọ ông lên bục giảng và ông khi bắt đầu nói thì một chú chim bay đến... đậu trên cửa sổ và bắt đầu cất tiếng líu lo. Và chú hót một lát rồi bay đi mất. Vị thầy nói, 'bài giảng hôm nay đã xong'.
1:04:46 Xin phép đứng dậy.