Krishnamurti Subtitles home


BR83CB2 - Có tiến hóa nhận thức?
Buổi Trò chuyện thứ hai với David Bohm
Brockwood Park, Anh Quốc
20 tháng Sáu 1983



0:18 K:Vừa rồi chúng ta nói về tương lai nhân loại. Các nhà tâm lý học, theo tôi được biết thực sự họ có quan tâm đến tương lai nhân loại chăng? Hay họ chỉ quan tâm đến con người... y theo xã hội hiện thời, hay vượt khỏi?

D:Tôi cho rằng đa số nhà tâm lý học dĩ nhiên muốn con người
1:00 tuân theo xã hội này, nhưng tôi nghĩ vài người trong số họ sẽ lắng nghe chúng ta, nghĩ đến vượt khỏi để thay đổi nhận thức nhân loại.
1:13 K:Nhận thức có thể thay đổi qua thời gian không? Đó là vấn đề chúng ta cần thảo luận chiều nay.
1:22 D:Vâng. Thực ra chúng ta vừa thảo luận và tôi nghĩ vượt khỏi những gì thuộc nhận thức thời gian không thích hợp, đó là ảo tưởng. Chúng ta nói về ảo tưởng của trở thành.
1:44 K:Vâng, chúng ta đang nói, hãy nói rõ tiến hóa nhận thức là ảo tưởng.
1:56 D:Qua thời gian, trong thời gian, dù tiến hóa vật lý cũng không.
2:03 K:Chúng ta có thể nói cách khác đơn giản hơn: không có tiến hóa tâm lý, hay tiến hóa tâm trí, được chứ?

D:Vâng. Và vì tương lai nhân loại phụ thuộc vào tâm trí
2:19 có vẻ như tương lai nhân loại sẽ không được xác định bằng hành động trong thời gian.

K:Thời gian, đúng thế.

D:Vậy là còn lại câu hỏi: chúng ta sẽ làm gì?
2:33 K:Hãy tiếp tục chỗ này. Trước tiên có cần phân biệt giữa não và tâm?
2:42 D:Vâng, đã phân biệt nhưng chưa rõ lắm.
2:46 Dĩ nhiên có vài lối nhìn. Một cho rằng tâm chỉ là chức năng của não là cái nhìn của nhà duy vật. Lối nhìn khác cho rằng tâm và não là hai việc khác nhau.
3:01 K:Vâng, tôi nghĩ đó là hai việc khác nhau.
3:05 D:Nhưng phải có...

K:...tiếp xúc giữa hai cái.
3:09 D:Vâng.

K:Liên hệ nhau.
3:12 D:Liên hệ nhau, không cần hàm ý tách biệt nào.
3:16 K:Không, hãy xem não trước. Tôi thực không phải chuyên gia về cấu trúc não và các việc ấy. Nhưng bạn có thể nhìn mình, có thể quan sát hoạt động của não, nó rất giống máy vi tính được lập trình và ghi nhớ.
3:42 D:Thực vậy, hầu hết hoạt động theo cách đó nhưng không chắc tất cả đều vậy.

K:Không. Và đó là qui định.

D:vâng.
3:53 K:Qui định bởi các thế hệ đã qua, bởi xã hội bởi báo chí, tập san, bởi mọi hoạt động và áp lực bên ngoài. Đó là qui định.

D:Vâng, ý ngài qui định là gì? Ngài xem, là gì nào...
4:13 K:Bị lập trình; bắt phải theo khuôn mẫu nào
4:19 sống toàn bằng quá khứ canh cải ở hiện tại và tiếp tục.
4:31 D:Vâng, chúng ta đồng ý vài thứ trong qui định này là cần thiết và hữu dụng.
4:36 K:Dĩ nhiên. Chúng ta đã nói lần trước.
4:37 D:Vâng và - nhưng qui định xác định cái ngã ngài biết đó, nó xác định...

K:...tâm trí.
4:46 D:...tâm trí - ngài gọi nó là tâm trí.
4:48 K:Tạm thời hãy gọi là tâm trí.
4:51 D:Tâm trí.

K:Cái ngã.

D:Cái ngã, tâm trí, qui định là những gì ngài đang nói. Nó không chỉ vô ích mà còn nguy hại nữa.
5:00 K:Vâng. Chúng ta cũng đã nói điều đó.

D:Phải.

K:Nhấn mạnh vào tâm trí, như chúng ta đang làm và đề cao cái ngã, gây ra tổn hại biết bao khắp thế giới, bởi nó phân chia và vì nó luôn xung đột, không chỉ trong chính nó mà cả với xã hội, với gia đình, v.v..
5:35 D:Vâng. Và cả với thiên nhiên.
5:37 K:Với thiên nhiên, với cả vũ trụ - nếu có thể nói thế.
5:40 D:Tôi nghĩ vừa rồi chúng ta nói xung đột nổi lên vì...
5:44 K:...phân chia...
5:46 D:...phân chia vì suy nghĩ giới hạn...

K:...suy nghĩ giới hạn. Đúng thế.

D:Dựa trên qui định, trên kiến thức và ký ức
5:55 nên giới hạn.

K:Giới hạn, vâng. Và kinh nghiệm giới hạn, nên kiến thức giới hạn ký ức và ý nghĩ. Suy nghĩ giới hạn. Và chính cấu trúc và bản chất của tâm trí là vận hành suy nghĩ.

D:Vâng.

K:Trong thời gian.

D:Vâng.
6:10 Tôi muốn đặt câu hỏi. Khi ngài nói về vận hành suy nghĩ tôi thấy chưa rõ cái gì chuyển động. Ngài xem, tôi nói bàn tay chuyển động, là chuyển động thật. Ý nghĩa rõ ràng. Nhưng khi nói về chuyển động của ý nghĩ, có vẻ chúng ta nói điều gì thuộc loại ảo tưởng vì ngài nói trở thành là chuyển động ý nghĩ.
6:34 K:Trở thành là thế.

D:Vậy nếu ngài nói...

K:Tôi nói, chuyển động trong trở thành.
6:40 D:Nhưng chuyển động ngài đang nói ấy là ảo tưởng, phải không?
6:43 K:Phải, dĩ nhiên, dĩ nhiên.
6:44 D:Khá giống với chuyển động trên màn ảnh được phóng chiếu từ...

K:...từ màn ảnh, máy ảnh...

D:...từ máy ảnh. Chúng ta nói không có vật gì chạy qua màn ảnh nhưng chỉ có chuyển động thật là máy chiếu chạy. Chúng ta có thể nói có chuyển động thật trong não phóng chiếu ra mọi cái đó, là qui định?
7:03 K:Tôi muốn tìm hiểu việc đó. Nói qua một chút.
7:07 Chúng ta đều đồng ý, hoặc thấy, não bị qui định.
7:11 D:Nghĩa là nó bị in dấu ấn vật lý.

K:Vật lý và...

D:Và hóa học...
7:17 K:...gien và tâm lý.
7:21 D:Có gì khác nhau giữa vật lý và tâm lý?
7:24 K:Tâm lý là trung tâm, ngã - phải không?

D:Vâng.

K:Và sự xác định ngã là chuyển động là qui định.
7:51 D:Vâng, như chúng ta kinh nghiệm, đó là ảo tưởng - phải không?
7:56 K:Chúng ta nói đó là ảo tưởng.
7:58 D:Nhưng có chuyển động thực xảy ra bên trong, như não ví dụ, đang làm gì đó. Nó bị qui định vật lý và hóa học...

K:...hóa học, vâng.

D:Và điều gì đó xảy ra về vật lý và hóa học khi chúng ta nghĩ về ngã - phải không?
8:15 K:Bạn nói, bạn muốn hỏi: não và ngã là hai việc khác nhau?
8:25 D:Không, tôi nói ngã là kết quả qui định não.
8:29 K:Vâng. Ngã qui định não.
8:34 D:Vâng. Nhưng ngã có chứ?
8:38 K:Không, không.
8:39 D:Nhưng qui định của não, như tôi hiểu nó liên quan đến ảo tưởng mà ta gọi là ngã.
8:46 K:Đúng thế. Đúng thế. Qui định có thể tan mất?
8:52 D:Vâng.

K:Đó là toàn bộ vấn đề.
8:54 D:Nó thực sự phải bị tan mất trong ý nghĩa vật lý và hóa học và thần kinh vật lý.

K:Vâng.

D:Phản ứng đầu tiên của nhà khoa học là không chắc chúng ta có thể làm tan nó bằng việc chúng ta đang làm. Ngài xem, vài nhà khoa học cảm thấy chắc họ sẽ tìm ra thuốc hay biến đổi gien mới hay kiến thức đầy đủ về cấu trúc não. Trong cách đó họ hy vọng sẽ làm được gì. Tôi nghĩ ý niệm đó vài người đang có.
9:23 K:Việc ấy sẽ thay đổi hành vi nhân loại?
9:26 D:Tại sao không? Tôi nghĩ vài người tin việc đó có thể.
9:31 K:Đợi đã, đó là toàn bộ vấn đề. Có thể, nghĩa là trong tương lai.
9:38 D:Vâng. Cần thời gian để tìm ra mọi cái đó.
9:42 K:Tìm ra mọi cái đó. Trong lúc đó con người đang tự giết mình.
9:45 D:Có lẽ họ hy vọng sẽ sắp xếp làm việc đó trong thời gian. (Cùng cười) Bởi họ cũng phê bình việc chúng ta đang làm cũng như nói việc này có gì tốt chăng? Ngài xem hình như nó chẳng tác động gì ai và để làm thay đổi lớn lại không thuộc thời gian. Ngài xem đó là vấn đề. Giả sử nhờ thảo luận...
10:10 K:...hai chúng ta rõ việc này.
10:13 Nó tác động nhân loại cách nào?
10:16 D:Trong thời gian, sẽ tác động nhân loại, để cứu...
10:20 K:Chắc chắn không. Dĩ nhiên không.
10:22 D:Vậy tại sao chúng ta làm?
10:25 K:Bởi đó là công việc đúng đắn.
10:28 D:Không lệ thuộc.

K:Không lệ thuộc.
10:30 Không liên quan đến thưởng phạt.
10:33 D:Không mục đích.

K:Vâng.

D:Ngài làm công việc đúng đắn dù chúng ta không biết kết quả
10:38 là gì - phải không?

K:Đúng.
10:40 D:Ngài nói không có cách khác - phải không?
10:42 K:Không có cách khác, đúng vậy.
10:45 D:Vâng, chúng ta nên nói rõ hơn. Ví dụ vài nhà tâm lý học thấy rằng nhờ tìm tòi chúng ta có thể tạo ra sự biến đổi nhận thức dần dần - phải không?
10:59 K:Chúng ta trở lại vấn đề qua thời gian hy vọng thay đổi nhận thức. Chúng ta hỏi thế.
11:09 D:Chúng ta hỏi thế và nói dĩ nhiên thời gian liên quan
11:12 chúng ta đều kẹt trong trở thành và ảo tưởng và không biết việc chúng ta đang làm.

K:Đúng. Đúng vậy.

D:Chúng ta có thể nói các nhà khoa học cũng thế họ cố gắng làm việc đó về vật lý và hóa học hay cấu trúc, chính họ cũng kẹt trong đó và qua thời gian họ kẹt trong cố gắng trở thành tốt hơn?

K:Phải, đúng. Đúng vậy. (cười)

D:Họ thực sự không biết việc họ đang làm.
11:40 K:Cả nhà thực nghiệm, nhà tâm lý học và chúng ta đều cố gắng trở thành gì đó.
11:48 D:Vâng, dù thoạt nhìn có vẻ không phải. Thực ra hình như họ chỉ là những người quan sát vô tư hay không thiên vị, đang làm việc với vấn đề nhưng bên trong cảm thấy có ước muốn trở thành tốt hơn ở người đang làm việc đó.

K:Trở thành, dĩ nhiên, dĩ nhiên.

D:Họ không bỏ được.
12:06 K:Đúng thế. Họ không lìa bỏ được.
12:09 D:Và ước muốn ấy khơi dậy tự lừa dối và ảo tưởng, v.v..

K:Chúng ta tới đâu rồi?
12:20 Trở thành là ảo tưởng, và trở thành hàm ý thời gian. Thời gian để tâm trí thay đổi. Không cần thời gian đâu.

D:Vâng, việc này liên quan với vấn đề tâm và não.
12:40 Não rõ ràng là được hiểu như một hoạt động trong thời gian, một tiến trình vật lý hóa học phức tạp.

K:Tôi cho rằng tâm tách biệt với não.
12:56 D:Tách biệt là sao? Nó liên hệ nhau mà.
13:00 K:Tách biệt trong ý nghĩa não bị qui định và tâm thì không.
13:04 D:Vậy là tâm không lệ thuộc não
13:08 như ngài nói, dù là não bị qui định...
13:11 K:...tâm thì không.

D:Nó không cần...

K:...qui định.
13:14 D:Làm sao - trên cơ sở nào ngài nói thế?
13:21 K:Không, hãy bắt đầu vậy không cơ sở gì.
13:25 D:Cái gì khiến ngài nói, phải không?
13:27 K:Hễ não còn bị qui định thì không có tự do.
13:35 D:Vâng.
13:37 K:Và tâm tự do.

D:Vâng, ngài nói thế.
13:40 Ngài thấy não không tự do nghĩa là không tự do để tìm hiểu một cách vô tư.

K:Tôi sẽ đi sâu.
13:47 Hãy tìm xem tự do là gì.

D:Vâng.
13:50 K:Tự do để tìm tòi, như bạn nói, tự do để xem xét
13:55 và chỉ tự do mới có thấu hiểu sâu sắc.
14:00 D:Vâng, đã rõ, bởi nếu không tự do để tìm tòi hay nếu thiên vị liền bị giới hạn.

K:Giới hạn.

D:Một cách độc đoán, phải không?
14:11 K:Bao lâu não còn bị qui định liên hệ nó với tâm còn bị giới hạn.

D:Vâng, chúng ta có não liên hệ với tâm và
14:22 cả với cái khác xung quanh.

K:Phải, phải.
14:26 Nhưng tâm tự do có liên hệ với não.
14:31 D:Vâng. Chúng ta nói tâm tự do trong ý nghĩa nào đó, không tuỳ thuộc qui định của não.

K:Phải.

D:Có thể hỏi một câu: Bản chất của tâm là gì? Ví dụ tôi có thể hỏi tâm ở trong thân thể
14:46 hay ở trong não?

K:Không, chẳng liên quan gì với thân và não.
14:50 D:Có liên quan đến khoảng không hay thời gian?
14:53 K:Khoảng không - đợi chút - khoảng không - đợi chút. Liên quan đến khoảng không và im lặng. Đó là hai tác nhân của...
15:07 D:Nhưng không với thời gian?

K:Không. Thời gian thuộc não.

D:Khoảng không và im lặng là gì? loại khoảng không nào?
15:17 Không phải không gian ta thấy sự sống vận hành.

K:Không, khoảng không. Hãy nhìn cách khác.
15:30 Suy nghĩ có thể tạo khoảng không.
15:34 D:Thêm nữa ta có khoảng không nhìn thấy và ý nghĩ có thể tạo đủ loại khoảng không.
15:40 K:Và khoảng không từ đây đến kia.
15:42 D:Vâng, khoảng không chúng ta di chuyển vật lý.
15:45 K:Khoảng không giữa hai tiếng ồn.
15:48 D:Giữa hai âm thanh.

K:Hai âm thanh.
15:51 D:Đó là khoảng lặng, họ gọi là khoảng lặng. Đó được gọi là khoảng lặng giữa hai âm thanh.
15:57 K:Vâng, khoảng lặng giữa hai tiếng ồn.

D:Hai tiếng ồn.

K:Hai ý nghĩ.

D:Hai ý nghĩ.

K:Hai nốt nhạc.

D:Vâng.
16:06 K:Không gian giữa hai người.

D:Không gian giữa hai bức tường.
16:11 K:v.v..Nhưng loại không gian ấy không phải khoảng không của tâm.
16:18 D:Ngài nói nó vô hạn, nhưng không phải khoảng lặng.
16:22 K:Đúng. Tôi không muốn dùng chữ giới hạn.
16:24 D:Nhưng tôi nói nó hàm ý
16:26 nó không thuộc loại bị giới hạn bởi cái gì.
16:29 K:Không bị giới hạn bởi tâm trí.

D:Bởi tâm trí.
16:32 Nhưng bị giới hạn bởi gì chứ?

K:Không.
16:35 D:Không, ngài nói tâm trí bị giới hạn bởi chúng ta nói nó bị giới hạn, v.v.. Phải không?
16:42 K:Vậy não có thể, điều tôi muốn tìm, hơn là thảo luận, bàn - não có thể với cả tế bào bị qui định, những tế bào này có thể thay đổi tận gốc?
16:56 D:Vâng, chúng ta thường nói việc này không chắc là mọi tế bào não bị qui định. Ví dụ vài người cho rằng chỉ có vài hay một số ít tế bào não được dùng và đa số khác còn bất động, ngủ im.
17:09 K:Dùng hết, hay chỉ đôi lúc chạm đến.

D:Chỉ thỉnh thoảng chạm đến.
17:13 Nhưng những tế bào này bị qui định, dù chúng là gì rõ ràng thống trị ý thức - phải không?
17:20 K:Phải, chúng có thể thay đổi chứ?

D:Vâng.
17:24 K:Có thể lắm, nhờ thấu hiểu.

D:Vâng,...

K:Thấu hiểu nằm ngoài thời gian không phải kết quả của nhớ lại; không phải bản năng, ước muốn, hy vọng, không liên quan đến thời gian và suy nghĩ.

D:Vâng, ngài nói thấu hiểu, thuộc tâm
17:54 bản chất của tâm - phải không? - hành động của tâm?

K:Phải.
18:02 D:Thế nên ngài nói tâm có thể hành động thông qua não.
18:07 K:Phải, đã nói thế.

D:Vâng, nhưng chúng ta phải
18:09 nhưng ngài xem, đây là điểm khó, ngài xem
18:13 sao tâm có thể hành động qua vật chất.
18:18 K:Nó có thể hành động qua não, lấy ví dụ khủng hoảng hay vấn đề. Vấn đề - nghĩa gốc nó là bạn biết đó, là điều gì ném vào bạn. Và chúng ta giáp mặt nó với mọi ghi nhớ cũ. với thành kiến, v.v.. Và thế là vấn đề tự nó nhân đôi. Bạn có thể giải quyết một vấn đề, trong khi giải quyết vấn đề riêng rẽ nào, cái khác nổi lên. như họ làm trong chính trị, v.v.. Phải không? Tiếp cận vấn đề hay nhận biết vấn đề mà không có ghi nhớ cũ hay ý nghĩ xen vào hay phóng vào khi nhận biết vấn đề.
19:22 D:Vâng. Việc đó hàm ý nhận biết của tâm
19:26 chứ không phải...

K:Vâng, đúng thế.
19:29 D:Ít nhiều ngài nói rằng não là một loại công cụ của tâm? Ngài nói thế phải không?
19:37 K:Khí cụ của tâm khi não không còn vị ngã.
19:44 D:Vâng, nếu chúng ta nghĩ về qui định này qui định có thể được xem như chính não kích thích và tiếp tục phóng ra từ lập trình. Việc này chiếm hết dung lượng não.
20:00 K:Suốt đời ta, vâng.

D:Toàn bộ dung lượng não.
20:04 Nó giống như một máy thu thanh có thể sinh ra tiếng ồn nên không nhận làn sóng. Việc này rất giống nhau...
20:12 K:Không hoàn toàn.

D:Không tốt lắm nhưng...

K:Ít thôi. Bạn có thể đào sâu một chút?
20:24 Kinh nghiệm luôn giới hạn - phải không? Tôi có thể thổi phồng kinh nghiệm thành việc lạ kỳ và rồi bày ra tiệm để bán nhưng kinh ngiệm giới hạn. Và kiến thức luôn giới hạn. Và kiến thức ấy hoạt động trong não. Kiến thức là não. Phải không? Suy nghĩ cũng thuộc não và suy nghĩ giới hạn. Vậy não hoạt động trong khoảng rất nhỏ bé.
21:14 D:Vâng. Cái gì ngăn cản nó hoạt động nơi rộng hơn?

K:Gì nào?

D:Cái gì ngăn cản nó hoạt động nơi vô hạn?
21:24 K:Suy nghĩ.

D:Suy nghĩ. Nhưng não
21:27 hình như hoạt động riêng, từ lập trình riêng.
21:31 K:Vâng, như máy vi tính chạy trên lập trình riêng.
21:35 D:Vậy cơ bản ngài yêu cầu gì để não thực sự đáp ứng với tâm?
21:43 K:Chỉ có thể đáp ứng khi nó thoát khỏi giới hạn lìa suy nghĩ giới hạn.
21:52 D:Vâng, lập trình không thống trị nó nữa.
21:54 Chúng ta vẫn cần lập trình ấy.

K:Dĩ nhiên, dĩ nhiên. Đã nói rồi - cần nó.

D:...cho nhiều việc. Vâng, nhưng thông minh - là thông minh do tâm ư?
22:07 K:Vâng, thông minh là tâm.

D:Là tâm.
22:11 K:Bởi việc đó đi vào - chúng ta phải đào sâu việc khác.
22:19 Bởi lòng trắc ẩn thuộc thông minh. Không thông minh không có lòng trắc ẩn. Và trắc ẩn chỉ hiện diện khi có yêu thương hoàn toàn thoát mọi ghi nhớ ganh ghét cá nhân và mọi cái khác.
22:45 D:Vậy trắc ẩn, yêu thương cũng thuộc tâm?
22:49 K:Thuộc tâm. Không - và bạn không thể yêu thương nếu dính vào kinh nghiệm nào, hay lý tưởng nào.
22:59 D:Vâng, lại là lập trình nắm chúng ta.
23:03 K:Vâng. Nói ví dụ có những người ra ngoài đến những xứ đầy rẫy nghèo khốn và giúp đỡ, làm, và họ gọi là tình thương. Nhưng họ bị dính vào hay bị cột vào niềm tin tôn giáo riêng nào và chỉ là xót thương, động lòng chứ không phải tình thương.
23:31 D:Vâng, tôi hiểu ở đây chúng ta có hai việc có thể khá độc lập. Đó là não và tâm, dù chúng liên lạc nhau. Thông minh và tình thương chúng ta nói vượt ngoài tầm não. Tôi muốn đi sâu vấn đề là làm thế nào chúng liên lạc nhau.

K:À! Chỉ liên lạc giữa não và tâm
24:03 khi não im lặng.
24:05 D:Vâng, đó là điều kiện đó là yêu cầu. Vậy não phải im lặng.
24:13 K:Im lặng không phải do tập luyện. Không phải tự ý thức, thiền, muốn được im lặng. Đó là kết quả tự nhiên khi thấu hiểu qui định chính mình.
24:33 D:Vâng, và có thể hiểu nếu não im lặng vậy ngài nói nó lắng nghe điều gì sâu hơn - phải không?
24:41 K:Sâu hơn, đúng thế. Nếu im lặng nó liên lạc với não. Không, với tâm. Và tâm có thể hoạt động thông qua não.

D:Tôi nghĩ có ích nếu chúng ta quan tâm
24:55 xem não có hoạt động nào vượt khỏi suy nghĩ. Ngài xem, ví dụ, có thể hỏi nhận thức là hoạt động của não?

K:Hễ nhận thức không chọn lựa
25:17 tôi nhận thức và lúc ấy tôi chọn lựa.

D:Vâng, tôi nghĩ cái đó khó khăn.
25:28 Chọn lựa có gì sai?

K:Chọn lựa nghĩa là rối loạn.
25:34 D:Chỉ từ ngữ thì không rõ lắm. Ngài xem...
25:37 K:Dĩ nhiên, bạn chọn lựa giữa hai điều.
25:39 D:Tôi có thể chọn lựa xem mua món này hay món nọ.
25:43 K:Vâng, tôi có thể chọn cái bàn này hay cái bàn kia.
25:45 D:Tôi chọn màu sắc khi mua bàn.
25:48 K:Cái bàn này tốt hơn.
25:49 D:Có vẻ không có gì rối loạn.
25:52 Nếu chọn màu tôi thích, tôi không thấy rối loạn gì ở đây.
25:56 K:Không có gì sai. Không có rối loạn gì hết.
25:59 D:Nhưng chọn lựa, chọn lựa về tâm trí hình như có gì đó rối loạn.

K:Phải rồi, chúng ta nói về tâm trí.

D:Chúng ta có khuynh hướng - nghĩa là chạy theo.
26:09 K:Chúng ta nói về tâm trí chọn lựa.
26:12 D:Chọn lựa để trở thành.

K:Vâng.
26:14 Chọn lựa để trở thành, và cũng chọn lựa khi rối loạn.
26:19 D:Vâng. Ngài nói do rối loạn tâm trí chọn lựa để trở thành này nọ - phải không? Rối loạn nên nó cố gắng trở thành tốt hơn.

K:Và chọn lựa hàm ý nhị nguyên.

D:Vâng, nhưng
26:35 thoạt nhìn ta có nhị nguyên khác ngài đã nói
26:39 là tâm và não.

K:Không, đó không phải nhị nguyên.
26:45 D:Cần nói rõ hơn.

K:Đó không phải nhị nguyên.

D:Vâng, có gì khác nhau?
26:50 K:Được rồi, lấy một ví dụ nhỏ. Con người bạo lực và đó là - không bạo lực là do ý nghĩ vẽ ra và đó là nhị nguyên thực tế và không thực tế.
27:11 D:Ngài nói nhị nguyên giữa thực tế và điều trí óc vẽ ra.
27:18 K:Lý tưởng và thực tế.
27:20 D:Vâng. Lý tưởng không thực và thực tế là thực.
27:23 K:Đúng thế. Lý tưởng là không thực tế.

D:Vâng, đúng thế. Không thực. Vậy phân chia giữa hai cái ngài gọi là nhị nguyên.
27:34 Tại sao ngài cho nó tên ấy?

K:Bởi chúng phân chia.
27:37 D:Ít nhất chúng có vẻ phân chia.
27:41 K:Phân chia, và chúng ta tranh đấu, ví dụ
27:44 lý tưởng cộng sản độc đoán và lý tưởng cộng hoà chúng là kết quả của suy nghĩ và v.v.. nó giới hạn nên gây rối loạn thế giới.
27:55 D:Vâng. Vậy là phân chia được đem vào nhưng tôi nghĩ chúng ta nói về phân chia cái không thể phân chia. Chúng ta cố gắng phân chia tâm trí.

K:Đúng. Bạo lực không thể phân chia thành không bạo lực.
28:14 D:Vâng. Và tâm trí không thể phân chia thành bạo lực
28:17 và không bạo lực - phải không?

K:Đúng vậy.
28:20 D:Vậy đó, nếu là bạo lực, không thể phân chia thành bạo lực và không bạo lực.
28:24 K:Đúng rồi. Vậy - rất hay! Vậy ta có thể ở y với 'hiện là', không với 'sẽ là' 'phải là' hay lý tưởng này khác?
28:39 D:Vâng, nhưng chúng ta nên quay lại vấn đề tâm và não. Chúng ta nói nó không phân chia.

K:Ồ không, không có phân chia.

D:Chúng liên lạc nhau, phải vậy không?
28:50 K:Có, tâm và não liên lạc nhau khi não im lặng và có khoảng không.
28:57 D:Vâng, chúng ta nói rằng dù chúng liên lạc nhau và không phân chia gì hết, có thể không lệ thuộc tâm vẫn có thể không lệ thuộc vào qui định của não.
29:13 K:Cẩn thận nào, cẩn thận! Xem nào. Giả sử não tôi qui định, bị lập trình như người Hinđu và tôi hành xử, cả đời bị qui định bởi ý niệm tôi là người Hinđu. Tâm dĩ nhiên không quan hệ gì với qui định ấy.
29:42 D:Ngài dùng chữ tâm, ý nghĩa không phải tâm tôi.
29:45 K:Ồ, tâm, tâm, không phải của tôi.

D:Toàn thể hay chung.
29:49 K:Vâng. Cũng không phải não tôi.
29:52 D:Không, nhưng có não riêng, não này não kia.
29:55 Ngài nói có tâm riêng chứ?
29:59 K:Không.
30:00 D:Ngài xem, đó là khác biệt quan trọng. Ngài nói tâm thực sự toàn thể.
30:05 K:Tâm toàn thể - nếu có thể dùng chữ tệ ấy.
30:08 D:Không giới hạn và không phân chia.
30:11 K:Không ô nhiễm, không ô nhiễm bởi suy nghĩ.
30:17 D:Nhưng tôi nghĩ nhiều người sẽ khó khăn khi nói làm thế nào chúng ta biết tâm. Tôi chỉ biết tâm tôi là cảm giác đầu tiên - phải không?
30:27 K:Bạn không thể gọi nó là tâm mình. Bạn chỉ có não bị qui định. Bạn không thể nói, 'đó là tâm tôi'
30:37 D:Vâng, cái gì xảy ra bên trong tôi cảm giác là của tôi và rất khác cái xảy ra bên trong người khác.
30:44 K:Không, tôi hỏi có khác nhau chăng.
30:47 D:Ít nhất có vẻ khác.

K:Vâng. Tôi hỏi có khác chăng, cái gì xảy ra trong tôi như một con người và bạn một người khác chúng ta cùng trải qua mọi vấn đề, khổ đau sợ hãi, âu lo, cô đơn, đau khổ, v.v.. Mình có giáo lý, niềm tin, mê tín, và mọi người cũng có.
31:10 D:Chúng ta nói mọi cái đó rất giống nhưng hình như mỗi người chúng ta cô lập nhau.
31:15 K:Bởi suy nghĩ. Suy nghĩ tôi tạo ra tôi khác bạn vì thân thể tôi khác bạn gương mặt tôi khác bạn, nên tôi đem cái đó chúng ta đem điều đó vào lãnh vực tâm lý.
31:33 D:Chúng ta đã nói việc ấy. Nhưng, nếu đã nói, vậy, phân chia có lẽ là ảo tưởng.

K:Không, không phải có lẽ, nó đó.

D:Là ảo tưởng.
31:47 Mặc dù khi mới nhìn lần đầu thì chẳng rõ ràng.
31:51 K:Dĩ nhiên, dĩ nhiên.

D:Vậy, chúng ta gọi tâm - dù thực tế não không phân chia
31:58 bởi chúng ta nói, không chỉ cơ bản chúng ta giống nhau mà còn liên kết nhau - phải không? Và rồi vượt qua mọi cái đó là tâm không hề phân chia.
32:09 K:Không qui định.
32:11 D:Vâng, có vẻ hầu như luôn ám chỉ đến mức một người cảm thấy mình phân chia thì rất ít
32:18 tiếp xúc với tâm - phải không?

K:Tuyệt đối, đúng thế.
32:20 Đã nói thế.

D:Không có tâm.
32:25 K:Đó là lý do rất quan trọng để thấu hiểu, không phải tâm mà là qui định. Rồi xem coi, qui định tôi, qui định con người có thể tan mất không. Đó là vấn đề thực sự.

D:Vâng. Tôi nghĩ tôi vẫn gọi tâm, chúng ta không gọi tâm
32:47 nhưng mọi người vẫn xem xét ý nghĩa nó. Tôi nghĩ chúng ta muốn biết ý nghĩa điều vừa nói. Ngài xem chúng ta có tâm toàn thể là một loại khoảng không, hay nó là khoảng không riêng?
33:04 K:Không phải trong tôi hay não.

D:Nhưng nó có khoảng không.
33:08 K:Có, nó sống trong khoảng không và im lặng.
33:13 D:Nó sống trong khoảng không và im lặng, nhưng là của tâm.
33:18 Không phải như không gian này.

K:Không. Nên nói khoảng không không do suy nghĩ tạo ra.

D:Vâng, khi tâm trí im lặng có thể nhận biết
33:31 hay tiếp xúc với khoảng không ấy chứ?
33:36 K:Không phải nhận biết. Xem nào.

D:Khi não...

K:Xem nào. Bạn hỏi rằng tâm có thể được não nhận biết chăng.
33:48 D:Hay ít ra ý thức được, biết, cảm được.

K:Có. Chúng ta nói được, qua thiền định.
34:00 Bạn chắc không thích dùng chữ này.

D:À, không sao.
34:03 K:Tôi nghĩ có thể bạn xem, khó khăn lắm. Khi chúng ta dùng chữ thiền định, thông thường hiểu là có người thiền định. Thiền thực sự là một tiến trình vô ý thức không phải tiến trình ý thức.
34:27 D:Làm sao ngài có thể nói thiền định nếu như vô ý thức?
34:33 K:Thiền khi não im lặng.
34:37 D:Ngài nói ý thức là mọi vận hành suy nghĩ.

K:Vận hành suy nghĩ.

D:Cảm giác, ước muốn, ý chí v.v.., phải không?

K:Vâng.

D:Nhưng có loại ý thức im lặng, phải không?
34:48 K:À vâng.Tuỳ bạn gọi ý thức là gì.

D:Vâng.

K:Ý thức về gì?
34:55 D:Có thể ý thức điều gì sâu hơn, tôi không rõ.
35:06 K:Bạn xem, khi dùng chữ sâu hơn lại có ý suy lường ồ không, không dùng chữ ấy.
35:17 D:Vậy thì không dùng. Nhưng hãy nói về ngài xem, có một loại vô ý thức mà đơn giản là không ý thức gì cả. Một người có thể không ý thức vấn đề hay xung đột mình.
35:31 K:Tìm đi. Bước vào đó một chút. Nếu làm điều gì có ý thức, đó là hành động do ý nghĩ.
35:41 D:Vâng.

K:Phải không?

D:Vâng, ý nghĩ phản ảnh lên chính nó.
35:46 K:Vâng, hành động do ý nghĩ. Nếu thiền định có ý thức thực hành, làm mọi thứ vô nghĩa vậy là bạn bắt não tuân theo một lô khuôn mẫu khác.
36:04 D:Vâng, trở thành.

K:Trở thành, đúng thế.

D:Vâng, cố gắng trở nên tốt hơn.

K:Không - không thể - không có tỏ sáng nào do trở thành.
36:15 Bạn không thể tỏ sáng nếu có thể dùng chữ này, nói vậy tôi sẽ là đạo sư tệ.
36:23 D:Nhưng có vẻ rất khó trao đổi điều gì không ý thức, ngài xem.
36:29 K:Đúng thế. Khó khăn lắm.
36:31 D:Không phải bị hạ nốc ao, hay nếu ai đó vô ý thức hắn cũng bị nốc ao, nhưng ngài không nói thế.
36:38 K:Dĩ nhiên không, lạy trời!

D:Hay bị thuốc gây mê...

K:Không, hãy nói thế này: thiền ý thức, hành động ý thức
36:50 để kiểm soát ý nghĩ, thoát qui định, không phải tự do.
37:00 D:Vâng, tôi nghĩ đã rõ rồi, nhưng không rõ là làm sao trao đổi điều gì khác.

K:Đợi đã.
37:08 Làm sao có thể nói - bạn muốn nói cái vượt khỏi ý nghĩ.

D:Hay khi ý nghĩ im lặng.
37:21 K:Đúng, im lặng. Bạn muốn dùng chữ gì?
37:27 D:Tôi đề nghị chữ 'nhận thức'. Chữ chú tâm thế nào?
37:32 K:Chú tâm tốt hơn.

D:Vâng.
37:39 K:Bạn nói chú tâm, trong ấy không có 'ngã' phải không?

D:Chú tâm mà ngài thường nói.
37:49 Có một loại, loại thông thường chúng ta chú tâm vào điều thích thú.
37:54 K:Chú tâm không phải tập trung.

D:Vâng, đó là tập trung. Nhưng chúng ta nói loại chú tâm không có... ngã, không phải hành động của qui định.
38:08 K:Không phải hành động do ý nghĩ.

D:Vâng.
38:10 K:Chú tâm không có ý nghĩ.
38:15 D:Vâng, nhưng có thể hỏi thêm: chú tâm là gì? Nguồn gốc chữ này do đâu? Nghĩa rộng của tâm - được không?
38:28 K:Không, không. Tập trung không phải chú tâm, phải không? Cố gắng không phải chú tâm. Khi cố chú tâm, không phải chú tâm. Chú tâm chỉ có mặt khi không có ngã.

D:Nhưng nói thế là lòng vòng
39:00 bởi chúng ta bắt đầu khi có ngã. Nên có ai đó nói thiền định cần thiết bắt đầu với ngã, hắn nói, 'tôi đây'.
39:11 K:Không, tôi dùng chữ cẩn thận. Thiền là suy lường.

D:Vâng.
39:17 K:Hễ còn suy lường là có trở thành
39:20 và không có thiền định. Hãy nói vậy đi.
39:23 D:Vâng. Có thể nói về khi nào không có thiền.
39:27 K:Đúng. Qua phủ nhận cái kia có mặt.

D:Vì nếu chúng ta tiếp tục phủ nhận toàn bộ hoạt động
39:34 không phải thiền định, thiền định sẽ có mặt.
39:37 K:Đúng. Đúng.
39:39 D:Cái không phải thiền nhưng chúng ta nghĩ là thiền.
39:44 K:Vâng, đúng. Rất rõ. Hễ còn suy lường là có trở thành, là tiến trình suy nghĩ, thiền và im lặng không thể có mặt.
39:59 D:Ngài xem, trong chú tâm không phương hướng, chú tâm là thuộc tâm, hay...?

K:Chú tâm thuộc tâm.
40:09 D:Nó tiếp xúc với não, phải không?

K:Vâng. Đã nói thế. Hễ não im lặng, tâm tiếp xúc.
40:18 D:Đó là, chú tâm thực tiếp xúc với não khi não im lặng.
40:24 K:Im lặng và có khoảng không.

D:Khoảng không là gì?
40:28 K:Não không có khoảng không vì nó chỉ quan tâm chính nó;
40:35 bị lập trình; đó là tự ngã và giới hạn.

D:Vâng, ngài nói thêm não
40:44 tâm là khoảng không, não cũng có khoảng không sao?
40:48 K:Khoảng không giới hạn.

D:Khoảng không giới hạn?

K:Dĩ nhiên. Ý nghĩ có khoảng không giới hạn.
40:51 D:Nhưng vẫn - nhưng khi ý nghĩ vắng mặt, não
40:55 có khoảng không chứ?

K:Đúng. Đúng.
40:57 Não có khoảng không, vâng.

D:Vô hạn?
41:00 K:Không. Chỉ tâm mới vô hạn...

D:Vô hạn.

K:Não tôi có thể im lặng với một vấn đề tôi đã nghĩ
41:14 và thình lình tôi nói, 'nào, tôi không nghĩ về nó nữa' và có một ít khoảng không. Trong khoảng không ấy bạn giải quyết vấn đề.
41:23 D:Vâng, nếu tâm trí im lặng, không nghĩ về vấn đề vẫn là khoảng không giới hạn, nhưng nó mở ra...
41:30 K:...cái kia.

D:...chú tâm.
41:32 Ngài nói tâm qua chú tâm hay trong chú tâm tâm tiếp xúc với não?
41:41 K:Vâng, khi não không lãng tâm.
41:46 D:Vậy điều gì xảy ra với não?

K:Điều gì xảy ra với não?
41:52 Là hành động. Phải không? Là - đợi đã - hãy nói rõ. Chúng ta nói thông minh là - do trắc ẩn và yêu thương. Thông minh hoạt động khi não im lặng.
42:17 D:Vâng, nó hoạt động qua chú tâm?
42:21 K:Dĩ nhiên, dĩ nhiên.
42:24 D:Hình như chú tâm là cầu nối.

K:Cầu nối, chú tâm tự nhiên.
42:29 Chú tâm, chúng ta cũng nói chú tâm chỉ có khi vắng ngã.
42:32 D:Vâng. Ngài nói trắc ẩn và yêu thương là từ nền tảng và thông minh cũng từ đó thông qua chú tâm.

K:Qua chú tâm, vâng, vận hành qua não.

D:Và thông minh ấy - có hai câu hỏi:
42:53 một là bản chất của thông minh và hai là nó làm gì với não?
43:00 K:Vâng. Xem nào. Chúng ta phải tiếp cận nó một cách phủ định. Yêu thương không phải là ganh tị, v.v.. Yêu thương không phải cá nhân, nhưng có thể cá nhân.
43:15 D:Nhưng đâu phải điều ngài đang nói.

K:Vâng. Yêu thương không phải đất nước của tôi, của bạn tôi yêu thượng đế của tôi, là không phải.
43:25 D:Nếu nó đến từ tâm toàn thể...
43:29 K:Nên mới nói yêu thương là điều gì không liên quan với suy nghĩ.

D:Vâng, và với riêng tư - không bắt đầu với não riêng
43:41 không từ não riêng.
43:44 K:Vâng, không phải yêu thương của tôi.

D:Vâng.

K:Khi có yêu thương ấy do có lòng trắc ẩn và thông minh.

D:Thông minh, bản chất của thông minh, tức là
43:57 thông minh ấy có thể, nếu tôi có thể dùng chữ thấu hiểu sâu sắc - không, tôi không nghĩ...
44:09 K:Không, không phải thấu hiểu. Xem nào.
44:12 D:Nó làm gì? Nhận biết ư?
44:16 K:Qua nhận biết, nó hành động.

D:Vâng. Nhận biết cái gì?

K:Nhận biết - hãy nói về nhận biết.
44:31 Chỉ có thể nhận biết khi không có ý nghĩ lăng xăng.

D:Khi không gì?

K:Lăng xăng hay xen vào khi không có vận hành ý nghĩ xen vào liền có nhận biết thấu hiểu trực tiếp vấn đề, hay phức tạp đời người.

D:Vâng, nhận biết ấy do tâm?
45:09 K:Nhận biết ấy do tâm?
45:13 Xem nào. Vâng. Khi não im lặng.
45:21 D:Vâng, nhưng chúng ta dùng chữ nhận biết và thông minh, chúng liên quan thế nào, hay khác nhau ra sao?
45:30 K:Giữa nhận biết và thông minh?
45:32 D:Vâng.

K:Không.
45:34 D:Vậy thông minh là nhận biết.

K:Phải, đúng vậy.

D:Thông minh là nhận biết 'hiện là' - phải không? Và nhờ chú tâm làm cầu nối.
45:45 K:Lấy một vấn đề và nhìn nó chắc sẽ dễ hiểu hơn.

D:Vâng.
45:57 K:Ví dụ vấn đề đau khổ. Con người đau khổ bất tận, qua chiến tranh mọi thứ bệnh tật bệnh vật chất, và qua quan hệ sai lầm với nhau. Con người đau khổ biết bao. Có thể chấm dứt?

D:Vâng. Tôi cho rằng rất khó chấm dứt vì đó là lập trình. Chúng ta bị qui định hết - phải không?

K:Phải, mọi việc.
46:34 D:Và qui định cả vật lý và hóa học...

K:Chúng ta bị qui định đã bao thế kỷ qua.
46:39 D:Vâng, nên rất sâu dầy.
46:42 K:Rất sâu. Đau khổ có thể chấm dứt không?
46:48 D:Vâng, không thể dứt nhờ hành động do não.

K:Nhờ suy nghĩ.

D:Bởi vì não bị kẹt trong đau khổ nên không thể làm gì để chấm dứt đau khổ.

K:Dĩ nhiên không.
47:00 Suy nghĩ không thể dứt khổ vì nó tạo ra đau khổ.
47:04 D:Vâng, suy nghĩ gây ra khổ nhưng không thể hiểu đau khổ.
47:08 K:Vâng, suy nghĩ gây ra chiến tranh, khổ sở, rối loạn và nó trở nên nổi bật trong quan hệ con người.
47:18 D:Vâng, tôi nghĩ mọi người sẽ đồng ý nhưng vẫn cho rằng suy nghĩ có thể làm việc xấu thì cũng
47:25 có thể làm việc tốt.

K:Không, suy nghĩ không thể làm tốt hay xấu. Nó giới hạn.

D:Suy nghĩ không thể hiểu đau khổ.
47:34 Tức là đau khổ nằm trong qui định vật lý của não cả hóa học, nên suy nghĩ không cách nào hiểu được.

K:Tôi mất con và tôi...

D:Vâng, nhưng bằng suy nghĩ tôi không hiểu điều xảy ra trong tôi. Tôi không thể thay đổi đau khổ vì suy nghĩ không phơi bày ra hết. Ngài nói phải là thông minh.
47:55 K:Nhưng tóm lại đau khổ có chấm dứt không? Đó là vấn đề.
47:59 D:Vâng, và rõ ràng suy nghĩ không thể làm.
48:02 K:Suy nghĩ không thể.

D:Không. Được rồi. Bởi vì...
48:05 K:Đây là vấn đề. Nếu tôi thấu hiểu...
48:09 D:Vâng, thấu hiểu sẽ là do hành động của tâm, thông minh, và chú tâm.

K:Khi thấu hiểu, thông minh quét sạch khổ đau.
48:20 D:Vâng, ngài nói tâm tiếp xúc vật chất quét sạch toàn bộ cấu trúc... vật lý hóa học làm chúng ta đau khổ.
48:30 K:Đúng vậy. Chấm dứt ấy có sự chuyển hóa tế bào não. Chúng ta đã nói vấn đề này vài năm trước.

D:Vâng, và chuyển hóa ấy
48:40 quét sạch toàn bộ cấu trúc làm ta đau khổ.
48:45 K:Vâng. Vậy cũng giống như tôi theo truyền thống nào thình lình thay đổi truyền thống, có thay đổi trong toàn bộ não đi hướng bắc nay đi hướng đông.
48:57 D:Dĩ nhiên đây là khái niệm cơ bản từ quan điểm ý niệm truyền thống khoa học, bởi nếu nói tâm không phải vật chất thì mọi người khó mà nói tâm có thực...

K:Tóm lại, tâm...bạn có thể gọi tâm là năng lượng thuần?
49:19 D:Có thể nói thế, nhưng vật chất cũng là năng lượng.
49:24 K:Vật chất giới hạn, suy nghĩ giới hạn.
49:28 D:Vâng, chúng ta nói năng lượng thuần của tâm có thể
49:31 tiếp xúc năng lượng giới hạn của vật chất.
49:34 K:Phải, đúng. Và thay đổi giới hạn.
49:37 D:Vâng, loại bỏ giới hạn.
49:40 K:Khi có xúc sự lớn vấn đề hay thách thức phải giáp mặt.

D:Vâng, chúng ta nghĩ - cũng có thể thêm vào mọi cách thức
49:55 truyền thống cố gắng làm nhưng không được vì...
49:58 K:Không làm được.

D:Không đủ. Phải nói rằng, vì mọi người vẫn hy vọng có thể nhưng không thể.

K:Không thể.

D:Bởi suy nghĩ không thể hiểu được nền tảng vật lý cơ bản vật lý hóa học tế bào não
50:12 và không thể làm gì chúng.

K:Phải, đã nói rõ điều ấy. Suy nghĩ không thể làm thay đổi chính nó.
50:21 D:Vâng, và thực tế mọi việc con người cố gắng làm đều dựa trên suy nghĩ. Có lãnh vực giới hạn, dĩ nhiên, đó cũng tốt nhưng như đã từng nói, chúng ta không thể làm gì cho tương lai nhân loại từ lối tiếp cận thông thường.

K:Hãy nhìn xem mình là ai - khi bạn nghe các chính trị gia
50:41 họ rất năng động trên thế giới, họ tạo ra vấn đề nối vấn đề, và với họ suy nghĩ là thứ quan trọng - lý tưởng.

D:Nói chung không ai biết họ có biết gì khác không.
50:58 K:Đúng. Chúng ta nói khí cụ xưa
51:03 là suy nghĩ đã hỏng rồi, trừ vài lãnh vực.
51:08 D:Nó chẳng bao giờ đủ, trừ mấy lãnh vực đó.
51:11 K:Dĩ nhiên, dĩ nhiên.
51:13 D:Và con người luôn có hỗn loạn thuở còn nhớ được, từ khi có lịch sử.
51:19 K:Phải, con người luôn lo lắng, rối loạn, sợ hãi. Chúng ta không nên thu gọn vào một buổi thảo luận. Nhưng như con người, đối mặt hỗn loạn thế giới có thể có giải pháp chăng?

D:Vâng, và trở lại câu hỏi tôi muốn lặp lại
51:46 hình như ở đây có vài người thảo luận việc ấy và chắc họ nghĩ họ biết, và có lẽ đang thiền, v.v.. nhưng làm sao ảnh hưởng trào lưu lớn kia của con người?
52:02 K:Có lẽ rất ít. Nhưng tại sao bạn nói về ảnh hưởng? Có thể, hoặc không.

D:Chắc là không. Có thể hoặc không.

K:Nhưng người ta sẽ hỏi: ích lợi gì chứ?
52:18 D:Vâng, đó là vấn đề. Tôi nghĩ có một cảm giác bản năng thôi thúc người ta hỏi.
52:24 K:Vâng. Tôi nghĩ đó là câu hỏi sai.
52:26 D:Nhưng là câu hỏi sai. Ngài xem bản năng đầu tiên là hỏi 'Chúng ta có thể làm gì để dừng thảm họa lớn kia?
52:32 K:Phải. Nhưng nếu mỗi chúng ta, lắng nghe, hiểu sự thật này rằng suy nghĩ với cả hành động trong lẫn ngoài gây ra hỗn loạn khủng khiếp, đau khổ biết bao đương nhiên phải hỏi: có chấm dứt chúng được chăng? Nếu suy nghĩ không thể chấm dứt chúng, thì sao?

D:Vâng.
52:59 K:Có khí cụ mới nào để chấm dứt mọi khổ sở này chứ? Bạn biết có khí cụ mới chính là tâm, v.v.., v.v..

D:Vâng.

K:Là thông minh. Nhưng bạn cũng hiểu cái khó là mọi người không lắng nghe. Họ cứ kết luận, cả các nhà khoa học hay người thường như chúng ta, họ không thèm nghe.
53:28 D:Vâng, đó là vấn đề tôi có trong đầu khi tôi nói vài người chắc không ảnh hưởng nhiều.
53:34 K:Dĩ nhiên, dĩ nhiên. Tôi nghĩ vài người làm thay đổi thế giới. Hitler là một - tốt hay xấu không nói.
53:43 D:Ông ta không thay đổi tận gốc.
53:46 K:Không, thay đổi bề ngoài thôi. Cách mạng Bôn sê vít, cộng sản, thay đổi nhưng họ lại đi đường cũ. Cách mạng vật lý không hề thay đổi tâm lý con người.
54:03 D:Ngài có cho rằng, ví dụ một số não tiếp xúc được với tâm, vậy chắc là có thể có ảnh hưởng nhân loại, vượt xa ảnh hưởng trực tiếp thông thường của trao đổi chứ?
54:21 K:Phải, đúng. Đúng vậy.
54:22 D:Hiển nhiên người đó có thể trao đổi theo lối thông thường và có ít tác dụng, nhưng việc này có thể hoàn toàn khác - phải không?

K:Bạn xem, làm sao - tôi thường suy nghĩ - làm sao bạn
54:43 chuyển tải vấn đề khá tế nhị và rất phức tạp làm sao truyền đạt cho người ngủ mê trong truyền thống bị qui định và thậm chí không thèm nghe hay suy gẫm?
55:00 D:Vâng, đó là vấn đề. Ngài xem, điều ngài có thể nói là qui định ấy không thể tuyệt đối, ngài biết một khối tuyệt đối thì không thể làm gì. Nhưng qui định có lẽ có gì đó thấm qua được.
55:17 K:Tóm lại, giáo hoàng không nghe chúng ta nhưng giáo hoàng có ảnh hưởng rất lớn.
55:23 D:Chắc là mọi người có gì đó có thể lắng nghe nếu họ tìm được?
55:29 K:Nếu họ ít nhiều kiên nhẫn. Ai nghe? Chính trị gia không nghe. Người lý tưởng không nghe. Nhà độc tài không nghe. Kẻ ngủ mê trong tôn giáo không nghe. Vậy có lẽ, đây là toàn bộ vấn đề: kẻ gọi là dốt nát không học thức cao và không kẹt trong nghề nghiệp tiền bạc, kẻ nghèo nói, 'tôi khổ lắm, chấm dứt dùm đi.'
56:07 D:Nhưng hắn cũng không nghe, ngài xem. Hắn tìm việc làm.
56:11 K:(Cười) Dĩ nhiên không. Hắn nói, 'Cho tôi ăn trước'. Chúng ta trải qua mọi việc này đã sáu mươi năm. Người nghèo không nghe, kẻ giàu không nghe, học thức không nghe và người tin giáo lý tôn giáo quá sâu cũng không nghe. Chắc cũng giống như ngọn sóng trên đời, có thể nắm ai đó. Tôi nghĩ là câu hỏi sai khi nói, có ảnh hưởng không?
56:44 D:Vâng, đúng. Chúng ta nói thế là vào thời gian và trở thành, nó lại đem vào tâm trí tiến trình trở thành.

K:Vâng. Nhưng nếu nói...nó phải ảnh hưởng nhân loại.
57:00 D:Ngài cho rằng nó tác động nhân loại
57:04 trực tiếp nhờ tâm hơn là nhờ...
57:07 K:Phải, phải.

D:Việc này rất nghiêm túc...

K:Nó không thể hiển lộ ngay trong hành động.
57:13 D:Vâng. Rất nghiêm túc khi ngài nói tâm là toàn thể và không ở trong không gian thông thường, không tách biệt...
57:22 K:Vâng. Xem nào, nguy hiểm khi nói điều này tâm là toàn thể - tức là cái vài người gọi là 'tâm' và nó trở thành truyền thống.
57:32 D:Dĩ nhiên có thể tạo thành ý niệm.
57:35 K:Dĩ nhiên, những lời tôi nói, thế là nguy hiểm.

D:Vâng. Nhưng ngài nói là - thực sự vấn đề là
57:42 phải tiếp xúc trực tiếp với nó để làm thực - phải không?
57:47 K:Dĩ nhiên là vậy. Chỉ có thể tiếp xúc với nó khi không có ngã. Nói hết sức đơn giản là, khi không có cái ngã liền có cái đẹp, im lặng, khoảng không, thông minh do tình thương hoạt động thông qua não.
58:13 Rất đơn giản.

D:Vâng. Vậy nên thảo luận về ngã vấn đề về - ngài xem, bởi vì ngã rất năng động...

K:Tôi biết, nhưng đó là truyền thống dài rất nhiều thế kỷ.
58:30 D:Có hướng thiền định nào
58:33 hữu dụng trong khi ngã hoạt động. Ngài xem, ví dụ có người nói, 'Phải, tôi kẹt trong ngã tôi muốn thoát ra. Nhưng tôi muốn biết phải làm gì.

K:À, bạn xem này...

D:Tôi không dùng câu 'tôi phải làm gì', nhưng ngài nói sao?
58:52 K:À, rất đơn giản. Người quan sát có khác vật được quan sát?
58:59 D:Giả sử nói, 'Vâng, có vẻ khác đó', rồi sao nào?
59:03 K:Đó là ý niệm hay thực tế?
59:06 D:Ý ngài là sao?
59:08 K:Thực tế là không có phân chia giữa
59:11 người suy nghĩ và ý nghĩ.

D:Vâng, nhưng giả sử thông thường thấy người quan sát khác vật được quan sát. Chúng ta bắt đầu từ đây.
59:19 K:Bắt đầu từ đây. Tôi sẽ nói. Nhìn đi. Bạn khác với giận, với ganh ghét, đau khổ của bạn sao? Không đâu.
59:29 D:Thoạt nhìn có vẻ tôi tôi có thể cố gắng kiểm soát nó.
59:34 K:Không kiểm soát, bạn là nó.

D:Vâng, làm sao thấy tôi là nó?
59:40 K:Bạn là tên. Là vóc dáng, thân thể.
59:44 Bạn là mọi hành động và phản ứng. Là tin tưởng là sợ hãi, là đau khổ và niềm vui. Là mọi cái đó.
59:55 D:Vâng, nhưng kinh nghiệm đầu tiên là tôi đây, và đó là những đặc tính của tôi chúng là những đặc tính tôi có thể có hoặc không. Tôi có thể giận hoặc không, tôi có thể tin tưởng hoặc không.
1:00:08 K:Lý sự. Bạn là tất cả đó.
1:00:10 D:Nhưng không hiển nhiên. Khi nói tôi là thế, vậy nghĩa tôi là thế
1:00:15 và không thể khác sao?

K:Không. Lúc này bạn là thế. Có thể hoàn toàn khác.
1:00:20 D:Vâng, đúng. Tôi là mọi cái đó. Hơn nữa như tôi thường làm, tôi nhìn xem những đặc tính đó...

K:Đúng rồi.

D:...nghĩa là, tôi người quan sát, tôi nhận tôi giận, nhưng tôi thấy tôi, người quan sát, không giận, là người quan sát vô tư đang nhìn cơn giận.

K:Dĩ nhiên.

D:Nhưng ngài nói người quan sát vô tư ấy chính là cơn giận hắn đang nhìn vào.
1:00:45 K:Dĩ nhiên. Tôi phân tích tôi, người phân tích là kẻ bị phân.
1:00:51 D:Vâng. Hắn thiên vị điều hắn phân tích.
1:00:53 K:Dĩ nhiên.

D:Vậy nếu tôi nhìn cơn giận một lát tôi có thể thấy tôi rất thiên vị cơn giận ở độ nào đó tôi nói tôi là một với cơn giận - phải không?
1:01:07 K:Không, không là một với nó, bạn là nó.
1:01:10 D:Cơn giận và tôi như nhau, phải không?
1:01:12 K:Phải. Người xem xét là vật được xem. Và khi có thực tế ấy bạn thực sự xóa sạch mọi xung đột. Xung đột chỉ có khi tôi tách biệt với đặc tính tôi.

D:Vâng, bởi vì tôi tin tôi phân chia nên tôi có thể
1:01:34 cố gắng thay đổi, nhưng vì tôi là thế nên không tự cố gắng thay đổi và giữ y vậy cùng lúc, phải không?

K:Phải, đúng vậy.
1:01:43 Nhưng khi đặc tính là tôi, phân chia chấm dứt. Phải không?
1:01:51 D:Vâng, khi tôi thấy đặc tính là tôi thì không có vấn đề gì nữa.

K:Không, không.
1:01:57 Việc xảy ra trước đó, đặc tính không là tôi nên có xung đột, loại trừ, chạy trốn và v.v.. là phí phạm năng lực. Khi đặc tính kia là tôi tất cả năng lực liền có mặt để nhìn, để quan sát.

D:Nhưng tại sao lại phân biệt khi đặc tính kia là tôi?
1:02:29 K:Tôi sẽ nói.

D:Vâng.
1:02:31 K:Phân biệt khi không phân chia giữa đặc tính và tôi.
1:02:37 D:Vâng, khi không thấy khác nhau...

K:Đúng. Nói cách khác.

D:...khi tâm không cố gắng tự đấu tranh.

K:Phải, phải. Vậy đó.

D:Nếu có ảo tưởng về sự khác biệt tâm bắt buột tự tranh đấu.

K:Não.

D:Não tự tranh đấu.

K:Phải, đúng vậy.
1:02:57 D:Trái lại, khi không có ảo tưởng về sự khác biệt
1:03:00 não dừng đấu tranh.
1:03:02 K:Đấu tranh, và vì thế năng lực bạn bao la.

D:Vâng. Năng lực tự nhiên của não được giải phóng?
1:03:08 K:Phải, phải. Và thế nghĩa là - năng lực tức là chú tâm.
1:03:12 D:Vâng. Ngài thấy năng lực của não dành cho chú tâm...
1:03:16 K:Cho việc cần giải quyết.
1:03:18 D:Vâng, đợi chút, vì chúng ta đã nói chú tâm là cầu nối giữa tâm và não.

K:Phải rồi.

D:Nhưng não phải ở trong trạng thái năng lực cao cho cầu nối ấy.
1:03:28 K:Đúng vậy. Đó - cũng thế.
1:03:30 D:Ý tôi là não kém năng lực không thể làm cầu nối.
1:03:32 K:Dĩ nhiên không. Nhưng đa số chúng ta kém năng lực vì bị qui định.
1:03:57 D:Cơ bản ngài nói đây là con đường khởi đầu.
1:04:02 K:Đúng. Khởi đầu đơn giản.

D:Vâng.
1:04:04 K:Khởi đầu với 'hiện là', tôi hiện là. Thế nên tự tri rất quan trọng. Tự tri không phải tiến trình tích luỹ kiến thức rồi nhìn vào, mà là học mãi về chính mình.
1:04:25 D:Vâng, nếu ngài gọi tự tri không phải là biết loại chúng ta đã nói, bị qui định.
1:04:32 K:Đúng vậy. Qui định biết.
1:04:35 D:Nhưng ngài nói tự tri không phải loại bị qui định. Nhưng sao ngài gọi là biết? Là loại biết khác?
1:04:42 K:Phải, phải. Qui định biết.
1:04:44 D:Vâng, nhưng ngài nói tự tri.
1:04:47 K:Tự tri, là biết và hiểu tự ngã thấu hiểu, tự ngã rất tinh tế, phức tạp, sống động.
1:04:57 D:Cơ bản là biết chính mình ngay lúc này ngay lúc sự việc xảy ra.
1:05:03 K:Phải, biết việc đang xảy ra.

D:Hơn là ghi vào bộ nhớ.
1:05:07 K:Dĩ nhiên. Việc đó chỉ có thể - nhờ phản ứng
1:05:11 tôi bắt đầu khám phá tôi là ai, v.v.. Chúng ta nên nghỉ thôi. Được chứ?