Krishnamurti Subtitles home


OJ80T6 - Hành động, quan sát và chết khi đang sống
Buổi Nói Chuyện thứ sáu
Ojai, USA
18 tháng Năm 1980



0:36 Tôi mong bạn hiểu đây không phải buổi họp sáng Chủ nhật để vui đùa hay giải trí hay vài loại gọi là nâng cao tâm linh. Chúng ta khá nghiêm túc và đã nói hầu hết, suốt các buổi nói và các buổi hỏi đáp, về toàn bộ vấn đề phức tạp của sự sống. Và, cùng với người nói, chúng ta cố gắng giải quyết hết vấn đề. Không chỉ vấn đề sợ hãi, tham, bám víu, mà cả vấn đề chúng ta nói hôm qua rằng yêu thương không là dục vọng. Yêu thương không phải biểu lộ liên tục của yêu, thú vui.
2:33 Và sáng nay chúng ta muốn - như là buổi nói cuối - tìm hiểu vấn đề hành động là gì, ý nghĩa cái chết là gì và cả chữ quá bị lạm dụng, thiền định. Bởi nó liên hệ gần hết đời sống. Chúng ta không cố gắng tuyên bố gì, không cải bạn sang niềm tin hay lý tưởng mới không tuyên truyền gì hết. Người nói đặc biệt ghê sợ mọi việc ấy. Nhưng cùng người nói, nếu bạn muốn và nếu nghiêm túc, đi sâu mọi vấn đề này.
4:00 Tuy có thể đa số các bạn đã ở đây suốt hai tuần qua chúng ta phải đi sâu và xem xét hành động là gì. Bởi gần cả đời sống là hành động: mọi quan hệ là hành động, thái độ, hành xử, biểu hiện tính khí riêng, kìm chế, tự do biểu lộ điều mình thích hay không thích. Chúng ta bạo lực, hung hăng, vâng lời, tin tưởng, v.v.. Thảy là hành động. Không chỉ đến văn phòng hàng ngày trong năm mươi năm kế - không biết làm sao bạn chịu đựng - hay làm nghề riêng nào cứ lặp đi lặp lại cả quãng đời còn lại. Tất cả cũng là hành động. Và hành động ấy không chỉ dựa trên kiến thức cũ canh cải ở hiện tại và tiếp tục đến tương lai.
6:12 Nào, như đã nói, chúng ta cùng thảo luận. Chúng ta không cố gắng truyền đạt hay nói điều gì không rõ ràng. Cùng nhau, bạn và người nói phải tìm hiểu toàn bộ vấn đề hành động: cố gắng tìm ra có chăng hành động hoàn toàn, không có hối hận, cảm giác hành động bất toàn, thành phần và vì vậy hành động sinh xung đột, hành động ấy phân chia, v.v..
7:24 Vậy sáng nay chúng ta sẽ nếu bạn nghiêm túc, một ngày đáng yêu nếu bạn muốn tìm hiểu như đã tìm hiểu vấn đề khác của đời sống. Chúng ta xử sự với đời sống tức là xử sự với đời sống hàng ngày: xung đột, rối loạn, ghen tị, hung hăng, bám víu, tin tưởng, tranh đấu không ngừng với đớn đau khổ sở. Đó là đời sống. Và để chạy trốn lộn xộn ấy chúng ta đi vào nhiều loại triết lý, giải pháp phân tâm học, hy vọng giải quyết xung đột khổ sở và rối loạn hàng ngày. Có vẻ chúng ta không hề giáp mặt. Chúng ta rèn luyện kỹ lưỡng nhiều kiểu chạy trốn, cả mạng lưới, gồm tôn giáo, cảm giác, tục tằn, v.v..
9:17 Vậy sáng nay, như các buổi sáng trước, chúng ta cùng xem xét - người nói không bảo hành động là gì - chúng ta sẽ cùng hiểu bản chất của hành động và xem có chăng hành động toàn thể, hoàn toàn, không lưu dấu ở đời sống hàng ngày để tạo ra xung đột. Hành động, làm là gì? Với đa số nó dựa vào kiến thức tích chứa, kinh nghiệm và từ đó, hành động. Phải không? Mong chúng ta theo kịp. Tức là, qua nhiều năm, nghiên cứu, thực hành và đạt được nhiều kiến thức và hành động từ đó, khéo hay vụng. Chúng ta luôn làm thế. Thợ mộc, nhà khoa học, hay vật lý thiên thể cũng cùng vận hành, thủ đắc kiến thức và thêm kiến thức, canh cải, thay đổi nó, nhưng cơ bản là đạt kiến thức và hành động từ kiến thức ấy. Mặt khác là hành động rồi học từ hành động ấy. Làm gì đó nó dễ chịu bạn ngay, học từ đó, đạt kiến thức khi làm. Vậy cả hai như nhau. Hy vọng chúng ta hiểu. Tức là, đạt kiến thức cả bởi nghiên cứu, học dần, qua kinh nghiệm và từ kiến thức ấy hành động. Mặt khác là: hành động, và học qua hành động và vậy đạt thêm kiến thức. Nên cả hai như nhau. Hiểu không? Vậy hành động dựa trên kiến thức và trên quá nhiều thông tin và từ đó, khéo léo. Phải không? Và như chúng ta nói, kiến thức luôn bất toàn. Tôi nghĩ, bạn phải hiểu rật rõ. Không hề có kiến thức hoàn toàn. Cả với nhà vật lý thiên thể, khoa học, họa sĩ, âm nhạc, chơi dương cầm, thợ mộc, thợ ống nước, không, không hề có kiến thức đầy đủ. Và vậy kiến thức đi cùng ngu dốt. Vậy hành động, khi dựa trên kiến thức, phải bất toàn. Bạn phải thấy rõ việc này.
14:07 Và trong sống hàng ngày, trong quan hệ lẫn nhau dù thân hay sơ, hành động dựa trên ký ức cũ, hình ảnh mà bạn đã dựng lên về nhau, và hành động từ đó. Hãy nhìn rõ mọi cái đó. Bởi vấn đề kế sẽ khá khó khăn nếu bạn không hiểu kỹ vấn đề này. Tức, hành động dựa trên kiến thức, hình ảnh trong quan hệ lẫn nhau phải là phân chia: là phân chia, xung đột, thành phần. Và trong quan hệ lẫn nhau ấy gồm cả không có hình ảnh và vậy là quan hệ thật, hay nếu có hình ảnh, hình ảnh ấy là kết quả của kiến thức và hành động từ kiến thức ấy. Vậy quan hệ, thân hay sơ, là thành phần, vỡ vụn. Và vậy trong quan hệ ấy không hề có yêu thương. Yêu thương không phải nhớ lại, Ngày của Cha, Ngày của Mẹ, và mọi cái đó. Đó là việc mua bán.
16:19 Vậy có chăng hành động không sinh từ thời gian? Tôi sẽ giải thích kỹ. Đạt kiến thức ở lĩnh vực nào cần thời gian Để biết nhau cần thời gian. Nếu họ thân thiết hơn, cũng cần thời gian. Vậy mọi hành động là kết quả của kiến thức và thời gian. Phải không? Thời gian không chỉ bởi đồng hồ bởi mặt trời lặn mọc, mà cả tâm lý. Tức, 'tôi là, tôi sẽ là'. 'Tôi không có, nhưng sẽ có'. Hay 'tôi tham, giận, bạo lực nhưng thời gian sẽ giúp tôi giải quyết'. Vậy trí óc hợp lại do suy nghĩ và thời gian và kiến thức. Vậy trí óc sinh ra từ đó. Nếu bạn xem xét thật kỹ, mọi hành động đều dựa trên đó. Và vì kiến thức bất toàn, suy nghĩ bất toàn, tất phải có xung đột giữa hai người, dù là nam, nữ, v.v.., người với người, toàn thể việc về quan hệ. Và nếu bạn hiểu nó, hay nhận thức nó, về trí óc... Nhận thức nó về trí óc là thành phần, bởi nó chỉ là một phần của đời sống. Nhận thức nó bằng cảm xúc cũng là thành phần. Nhưng nhận thức nó hoàn toàn, toàn thể ẩn chứa của nó. Phải không? Hy vọng chúng ta theo kịp nhau? Vậy thì câu hỏi kế là: có chăng hành động
19:24 - đi cẩn thận, nào - có chăng hành động không là kết quả của kiến thức? Theo kịp không? Đó là câu hỏi: chúng ta không nói có, hay không có. Để đạt ngôn ngữ, kỹ thuật, để khéo léo kỹ thuật máy vi tính, v.v.., bạn phải có kỹ năng dựa trên kiến thức. Ở đó nó cần thiết. Phải không? Chúng ta hỏi việc hoàn toàn khác, đó là: chúng ta hành động từ kiến thức tâm lý. Biết bạn đã vài năm, tôi xây lên hình ảnh về bạn, và từ kiến thức ấy tôi hành động liên quan đến bạn. Phải không? Chúng ta tìm hiểu ký ức tâm lý từ đó hành động xảy ra. Phải không? Chúng ta theo kịp nhau? Nào, chúng ta tìm hiểu điều rất tinh tế và khó khăn, nếu bạn không, tôi không thể giúp. Rất đơn giản nếu vận dụng trí óc vào. Nếu bạn nghe kỹ, không chỉ gì người nói nói mà nghe cả trí óc bạn hoạt động. Nếu bạn không buồn ngủ, hay tắm nắng ở đây, hay ăn gì đó. Bạn phải để vài loại chú tâm vào đó. Tâm lý chúng ta xây lên quá nhiều kiến thức
21:29 từ đó chúng ta hành động. Tức, kiến thức là vị kỷ. Phải không? 'Tôi muốn, tôi không muốn, tôi tham, tôi phải thoả mãn, phải có tình dục', v.v.. Vậy tâm lý chúng ta xây lên hình ảnh về mình và kẻ khác. Hình ảnh, biểu tượng, chữ ấy là kiến thức. Phải không? Vậy kiến thức vị kỷ ấy từ đó chúng ta hành động, là nền tảng vị kỷ. Phải không? Và khi hành động xảy ra từ trạng thái vị kỷ hành động ấy phải là tai hại, tổn thương, bạo lực, cô lập. Phải không? Không biết bạn có để ý không, nếu bạn nghiên cứu đời mình, đa số chúng ta rất vị kỷ, bám chặt trong kiêu căng vị kỷ, nên chúng ta xây tường quanh mình. Phải không? Nếu tôi hung hăng, tôi đã xây bức tường quanh tôi, và trong trạng thái ấy, tôi muốn hành động. Phải không? Nhìn hết đi, trong chính bạn. Bạn thực sự quan sát mình - nếu bạn muốn - trong tấm gương người nói đưa ra. Là gương của bạn, không phải tôi. Rằng con người chúng ta, khắp thế giới, đi, hành động, từ trung tâm ấy. Phải không? Và hễ còn hành động từ trung tâm ấy tất phải có xung đột. Và như đã chỉ ra từ đầu các buổi nói quan tâm chúng ta là xoá xung đột không chỉ xung đột dân tộc, kinh tế, xã hội, chiến tranh, xung đột giữa các tôn giáo, các giáo lý, niềm tin, mê tín, lễ lạy là thành phần của mê tín. Bao lâu còn yếu tố phân chia ấy trong trí óc tất phải có xung đột. Và yếu tố phân chia ấy có mặt hễ hành động vị kỷ còn đó. Phải không? Và trạng thái vị kỷ ấy là tích chứa kiến thức và kinh nghiệm lưu trong não và trong trạng thái ấy có theo đuổi mãi của 'tôi' và biểu lộ tôi. Phải không? Vậy câu hỏi kế là:
26:12 có thể nào hành động, sống mà không có vị kỷ ấy? Vì đây là câu hỏi rất nghiêm túc, không phải phúc âm sáng Chủ nhật vô nghĩa, nó là việc chúng ta phải tìm hiểu thật cẩn thận. Bởi con người từ khởi thuỷ của thời gian đã sống với xung đột. Và chúng ta vẫn sống trong trạng thái ấy sau hàng triệu triệu năm. Vậy là có gì đó sai cơ bản: mặc cho mọi triết thuyết, tôn giáo, niềm tin, chúng ta vẫn thú tính, vẫn có trung tâm phá hoại khủng khiếp từ đó chúng ta hành động. Hy vọng chúng ta không chỉ nghe hàng lô chữ nghĩa mà là bạn quan sát trí óc mình, nhận thức trí óc làm việc, nhìn, hỏi. Hỏi xem có chăng lối sống hoàn toàn khác. Không bị kẹt trong cùng khuôn mẫu triệu năm qua. Phải không? Hãy đặt câu hỏi với chính bạn thật nghiêm túc bởi chúng ta phá huỷ mình, chúng ta phá huỷ đất, không khí, và chúng ta huỷ hoại con người. Vậy trách nhiệm chúng ta lớn lao.
28:47 Tôi dùng chữ 'trách nhiệm' không có nghĩa tội lỗi. Nếu thấy trách nhiệm bạn hành động. Nhưng nếu không làm không thấy tội. Bạn đơn giản không trách nhiệm. Vậy trung tâm này là gì?
29:18 Phải không? Làm sao nó có mặt? Và như đã nói, chúng ta cũng nói về chết. Khi cái chết xảy ra trung tâm hành động chấm dứt. Bạn theo kịp lời tôi không? Tôi sẽ giải thích, sẽ tìm hiểu kỹ. Trước hết, chúng ta hỏi: trung tâm có thể chấm dứt mà chúng ta vẫn sống đời này, không vào tu viện, đồng hóa với vài lý tưởng, hay không tưởng và nói, 'tôi đã mất trung tâm' là việc vô nghĩa. Bởi bạn chỉ đồng hóa trung tâm với gì khác. Phải không? Không biết bạn có thấy thế. Tức là, hoạt động vị kỷ với thú vui, sợ hãi, lo âu, v.v.., trung tâm, bản ngã ấy, tin vào gì và đồng hóa vào gì, vào hình ảnh, vào giáo lý, v.v.. hay lấy một tên mới nhưng trung tâm vẫn còn. Bạn theo kịp chứ? Tốt! Vậy câu hỏi là: có thể nào chết với nó
31:12 mà vẫn sống, động, làm việc, tiếp tục? Là tiếp tục mà không có xung đột. Kịp không? Vậy phải tìm xem, trung tâm là gì mà trí óc, não, hình dáng, tên bám vào nó? Hiểu không? Không biết bạn có theo kịp hết? Chúng ta hỏi: bản chất và cơ cấu của ngã là gì? Phải không? Bạn là gì? Chỉ có thể tìm ra nếu bạn không thừa nhận gì. Phải không? Nếu nói, 'À, tôi phải là cái tôi đang là' thì bạn không tìm ra bạn là gì. Hay, 'Tôi tin tôi là hiện thể tâm linh', bạn cũng không thể tìm ra. Hay nếu tiếp cận với định kiến, bạn không thể. Vậy khi tìm hiểu bạn phải tự do để quan sát. Bởi quan sát không phải phân tích. Bạn cũng phải hiểu kỹ nó. Toàn bộ trí óc và não bị rèn để phân tích. Đó là khuôn của đời sống. Và khi bạn thấy khuôn đời sống ấy không làm chấm dứt xung đột bạn phải tìm hiểu hướng khác. Phải không? Hướng khác là quan sát. Quan sát mà không hướng, tức là không phân tích. Xin lỗi nếu có nhà phân tích ở đây, thứ lỗi! Nếu bạn không đồng ý thì tốt nhưng hãy tìm hiểu với người nói. Khi bạn quan sát,
34:08 khi suy nghĩ xen vào quan sát ấy bạn cho nó hướng đi, từ ký ức, từ thôi thúc, từ dục vọng. Phải không? Rồi thì không có quan sát. Dục vọng, thôi thúc, thú vui hướng dẫn quan sát. Phải không? Vậy để quan sát bạn hiện là, bạn phải tiếp cận tự do. Và đó khó khăn bởi trí óc bị qui định. Và bị qui định, tiếp cận luôn bị giới hạn. Phải không? Vậy bạn có thể, sáng nay ngồi đó, cùng thảo luận, có thể lìa bỏ nó? Lìa bỏ định kiến, phân tích, hung hãn trong phân tích, mọi thứ. Chỉ quan sát, như quan sát mặt mình trong gương khi chải đầu hay cạo râu. Phải không? Rồi 'tôi', bản ngã, cái ngã là gì
35:56 mà chúng ta cho nó quá quan trọng? Bởi bạn phải tìm ra nó: nếu nó là gì thực, - không phải ảo, hiểu không? - gì đó bạn có thể sờ, cảm, nhìn, và không phải ảo tưởng bạn tạo ra. Rồi bạn phải tìm ra bản chất cái 'tôi' là gì. Bởi chúng ta sẽ cùng thảo luận không chỉ điều đã thảo luận rồi, mà cả cái chết là gì. Nào, nó liên quan. Hẳn là 'tôi' được hợp thành qua giáo dục, qua so sánh, qua cái gọi là văn hóa, cái gọi là ý niệm cá nhân, mọi cái đó là vận hành suy nghĩ, nó tạo ra cái 'tôi'. Hiểu không? Là vậy; cái 'tôi' là hung hãn, cái 'tôi' tin mạnh mẽ vào ý niệm lạ kỳ nào, nó là tưởng tượng, là cô đơn khủng khiếp, và chạy trốn cô đơn ấy vào mọi loại vô nghĩa ngu ngốc. Vậy mọi cái đó là 'tôi', hợp lại bởi suy nghĩ. Phải không? Khi nói, 'linh hồn' và mọi thứ đó, vẫn là suy nghĩ. Và nói: từ đó, hành động xảy ra, phải không? Có chăng hành động không phải vị kỷ?
38:49 Phải không? Nói rất đơn giản. Nó không bị vị ngã thôi thúc, hướng dẫn. Bởi đó sinh ra hỗn loạn thế giới. Phải không? Không chỉ trong quan hệ riêng mà cả với hàng xóm dù họ ở gần hay xa. Giờ đời sống vị ngã ấy có thể chấm dứt? Và vẫn sống trên thế gian, hành động, nghĩ, cảm? Tức là, tâm lý chúng ta xây lên biết bao kiến thức quanh mình. Bạn có thể chết với mọi kiến thức tâm lý ấy? Phải không? Và đó là cái chết? Bạn theo kịp không? Bạn biết chúng ta sợ chết.
40:18 Chúng ta không hề tìm hiểu trí óc không chỉ không sợ hãi - điều đã nói hôm nọ - mà cả: chết là gì. Phải không? Bạn xem, trí óc bám vào tính liên tục. Phải không? Trong liên tục có an toàn: 'Tôi đã là, tôi là, tôi sẽ là'. Quan niệm ấy, ý niệm ấy, cho sức mạnh lớn lao. Phải không? Tôi thấy an toàn, an ổn. Và chết phủ nhận mọi thứ. Phải không? An toàn, bám víu của tôi vào mọi vật tôi đã ôm giữ. Và tôi sợ việc ấy. Tức là, bước vào gì không biết. Phải không? Bởi chúng ta luôn sống với cái biết. Bạn theo kịp hết không? Làm đi, nó là đời bạn: tai họa, khổ sở của bạn, nản chí, cô đơn của bạn, nó là đời bạn. Bạn phải giáp mặt nó hôm này hay hôm khác. Vậy là bạn có muốn hiểu và sống khác đi không vấn đề gì, không bóng dáng xung đột, với biết bao yêu mến và tình thương. Vậy là bạn có muốn làm nó. Nhưng nếu không, bạn tiếp tục, tiếp tục khuôn mòn cũ, đem đến biết bao khổ sở cho mình và kẻ khác, chiến tranh và mọi đau khổ xảy ra ở thế gian. Tuỳ bạn. Vậy đời sống, sống hàng ngày, như chúng ta biết,
43:22 chúng ta nhận thức, là hàng loạt đấu tranh mãi tiếp nối, xung đột lẫn nhau, dù bạn thân thiết thế nào, rối loạn mọi thứ: chính trị gia này nói vầy kẻ kia nói khác, nhà kinh tế này, địa vị cao, chối bỏ người kia, nhà khoa học... bạn biết trò chơi xảy ra. Đấu tranh nhau không dừng ấy, trong chính mình. Đời sống đó. Phải không? Đó là thực tế, không lý thuyết, không phải điều gì ai đó áp đặt bạn, bạn là thế! Vậy đó là cái chúng ta sợ: mất mọi thứ?
44:34 Bạn hiểu lời tôi không? Có lẽ để tôi lấy ví dụ khác, là bám víu - xin lỗi đã lặp lại, những ai đã nghe. Bạn thấy bản chất và cơ cấu của bám víu, hậu quả của bám víu ấy: đau đớn, ghen tị, lo âu, thù hận, thú vui và một đường, sợi mỏng gọi là yêu. Đến văn phòng, hay nhà máy, làm thư ký ghi vài tốc ký, theo nhé, ngày qua ngày, mãi, tiếp tục năm mươi năm. Lối sống thật là bi kịch! Hay bạn trốn mọi cái đó vào ngu ngốc khác. Cũng có xung đột, cũng có hung hăng, thú vui, trong cách khác, nhưng cũng khuôn mòn lặp lại. Và cái đó chúng ta gọi là sống. Và có các giảng sư, thầy tu,
46:21 gọi là uy quyền tôn giáo - giai cấp - họ nói, 'Không thể có thiên đàng ở đây, nó trên kia. Bạn phải tin'. Phải không? Để hiểu nó, chạy khỏi nó, bạn phải có tin tưởng. Không biết bạn có để ý các tôn giáo ấy dựa trên sách vở. Phải không? Cơ đốc là Kinh thánh. Phải không? Và Hồi giáo là Kinh Cô ran. Trong Phật giáo và Hin đu có rất nhiều kinh sách. Không quyển sách nào nói, 'Làm này đi'. Vậy tôn giáo ấy dựa trên sách vở chối bỏ nghi. Tìm hiểu với tôi. Phải không? Nếu bạn nghi, toàn bộ cơ cấu tôn giáo chấm dứt ở thế giới phương Tây và cũng thế trong thế giới Phật giáo và Hin đu. Vậy tín ngưỡng thay thế nghi. Không biết bạn có tìm hiểu vấn đề nghi. Một hiệu quả tẩy rửa lạ lùng lên trí óc! Dĩ nhiên, nếu nghi mọi việc bạn sẽ đến nhà thương điên! Nhưng bạn phải biết khi nào nghi. Nghĩa là bạn phải biết khi nào để... Khi bạn có con chó, bạn biết khi nào cột dây nhưng bạn để nó đi khi cần, khi bạn muốn nó tự do, bạn không thể cột mãi nó, con chó tội nghiệp! Vậy nghi phải được cột dây, và đôi khi để nó đi. Tức là bắt đầu với không chắc chắn - hiểu không? - không phải chắc chắn - hãy theo dõi! Sách cho bạn chắc chắn. Phải không? Kinh thánh, này hay nọ. Bạn phải tin vào đó. Vậy bắt đầu với chắc chắn và bắt đầu xem xét, nó đưa đến không chắc. Ngược lại nếu bắt đầu với không chắc bạn có thể đến với gì vượt cả chắc chắn, vượt khỏi mọi việc khác. Chúng ta sẽ tìm hiểu nó ngay. Vậy, đang sống, riêng hay chung, chúng ta
50:18 có thể nào lìa bám víu ngay, là cái chết! Bạn hiểu lời tôi không? Bạn hiểu chứ? Chết không tranh cãi với bạn. Chết, bạn không nói, không bảo: 'Cho tôi thêm ít thì giờ, xin hãy đợi'. Nhưng nếu biết chết là gì, là chấm dứt. Phải không? Chấm dứt ngay khi bạn đang sống; chấm dứt bám víu. Theo kịp không? Tức là điều chết sẽ nói với bạn: 'Bạn phải bỏ lại mọi thứ đàng sau'. Nhưng chấm dứt ấy là sợ hãi. Phải không? Nên bạn tin tái sinh, bạn muốn hy vọng và v.v..; hay thiên đàng, sống lại và mọi thứ. Khi đang sống bạn có thể chấm dứt gì đó? Không phải hút thuốc hay mọi vớ vẩn mà sâu hơn nhiều, tâm lý: chấm dứt tham, chấm dứt hung hãn, chấm dứt tin giáo điều và kinh nghiệm, theo nhé, chấm dứt. Khi chấm dứt gì cái hoàn toàn mới bắt đầu. Phải không? Không rõ bạn có thấy thế. Nhưng khi chấm dứt qua phân tích, qua ý chí, bạn không chấm dứt. Phải không? Khó đó. Được, tôi sẽ giải thích. Nếu có thôi thúc để chấm dứt
52:50 thì thôi thúc ấy hợp lại do suy nghĩ, dục vọng, và khi bạn phân tích rồi chấm dứt nó vẫn là tiến trình suy nghĩ - phải không? - nó tiếp tục hình thức khác nhưng bạn chấm dứt ở hướng nào. Phải không? Bạn có hiểu không? Đúng không? Vậy chúng ta nói, quan sát không hướng
53:34 bám víu, hung hăng, hay bạo lực. Quan sát không thôi thúc, hướng, dục vọng, chỉ quan sát nó và ngay trong quan sát ấy có chấm dứt nó. Và vậy bạn mời cái chết khi đang sống. Kịp không? Không rõ bạn hiểu không? Không phải tự sát, đó là việc khác. Nhưng trí óc sống với xung đột, đau, khổ sở, mà không cảm giác yêu mến, yêu thương, bởi nó vị ngã và một trong nhiều mặt của vị ngã ấy là hung hăng, tranh đua, tham lam, chấm dứt một, hay nhiều trong chúng, ngay, dễ dàng. Rồi bạn sống một đời hoàn toàn khác trên thế gian. Vậy, chết khi đang sống. Hiểu không?
55:05 Bạn hiểu chứ? Không ở cuối đời khi bạn già, lẩm cẩm và bịnh hoạn, vô thức, trải mọi khổ sở, hiểu không? Mà chấm dứt mọi việc trí óc gom góp dễ dàng, chắc chắn, để có đặc tính khác của trí óc. Hiểu không? Trí óc ấy không có liên tục và bất biến. Và chúng ta phải cùng thảo luận như hai người bạn
56:22 vấn đề rất phức tạp - đời sống là vấn đề phức tạp bất hạnh thay - cả tôn giáo, thiền định, xem có gì vượt khỏi vật chất. Bạn hiểu câu hỏi không? Tôn giáo, hay đúng hơn con người, luôn tìm
57:05 xem có gì hơn là hiện hữu vật chất: lối mòn hàng ngày, công việc, cô đơn, đau đớn và khổ sở không ngừng. Con người, từ thời vô thuỷ, đã hỏi có chăng điều siêu vượt. Hắn luôn tìm kiếm nó và các thầy tu và kẻ tài trí muốn tạo ra học viện về nó, tìm tòi, hỏi chúng tạo nó thành tôn giáo. Phải không? Tạo thành tổ chức, học viện. Vậy con người tìm kiếm bị kẹt trong đó. Không biết bạn có thấy. Vậy bạn phải tìm xem bạn có kẹt trong đó. Hay bạn đang tìm kiếm - phải không? - không niềm tin, tín ngưỡng, mà tìm tòi, quan sát, hỏi. Phải không? Tức là, hỏi xem có gì hơn là sự sống này, lợi lạc vật chất này, có chăng gì đó vượt xa sự sống giới hạn của con người. Phải không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu không phải tôi tìm hiểu và bạn nghe bởi vậy thì rất dễ. Khi bạn đi ra bạn quên hết điều bạn đã nghe, nhưng nếu là đời bạn, quan tâm hàng ngày, thì là của bạn. Làm sao bạn... Không làm sao.
59:42 Cách nào bạn tìm kiếm nó? Hiểu không? Trí óc, não, là kết quả của thời gian. Phải không? Một triệu năm, và nhiều triệu năm, nó tiến hóa, lớn lên, tích luỹ mọi kiến thức qua kinh nghiệm, qua đau khổ. Não là thế. Luôn tìm an toàn, cả vật lý và tâm lý. Cơ bản nó là: 'Cho tôi an toàn'. Bởi khi não và trí óc hoàn toàn an toàn liền có trạng thái trí óc hoàn toàn khác. Nhưng bất hạnh thay não và trí óc và phản ứng, v.v.. không tìm được an toàn cả ở thế giới vật lý, hay thế giới bên trong thế giới tâm lý, tinh thần. Có an toàn không?
1:01:42 Hiểu không? Hãy hỏi chính mình. Có an toàn trong quan hệ với người khác không? - đem nó về thực tế. Hiển nhiên không, bạn muốn có nó. Và an toàn ấy nghĩa bất biến - phải không? - liên tục. Bạn có nó trong quan hệ? Nếu thành thật, dĩ nhiên không. Nhưng trí óc tìm kiếm nó. Nếu không thể tìm, nó tạo ra ảo tưởng và hy vọng trong ảo tưởng có an toàn. Phải không? Hiểu không? Vậy suy nghĩ, là một phần của trí óc và não, suy nghĩ tìm kiếm vận hành an toàn liên tục ấy. Phải không? Và không tìm ra, nó tất phải tạo ra gì đó rồi thành ảo tưởng. Đó cũng là hiện thực. Phải không? Ảo tưởng là hiện thực. Vậy trí óc phải tự do để hiểu, để tìm tòi
1:03:26 xem có gì vượt qua vật chất. Trí óc phải lìa bỏ ảo tưởng. Phải không? Ảo tưởng là niềm tin, ảo tưởng là tín ngưỡng, ảo tưởng là lệ thuộc. Kịp không? Vậy trí óc có thể nào lìa mọi ảo tưởng ngược lại nó không thể đi xa hơn? Không phải bạn, não, trí óc không thể đi xa hơn. Tức, nhận thức bạn có ảo tưởng, và chấm dứt nó, không giữ nó ở hậu trường và cố tìm kiếm, rồi bạn chơi đùa. Vậy trí óc có thể lìa bỏ dục vọng tạo ra ảo tưởng? Phải không? Đó là một phần thiền định, không phải ngồi yên lặng nơi nào trong mười phút, sáng, trưa, chiều, hay bất kỳ lúc nào và cả ngày còn lại thì sai lầm, vị kỷ. Phải không? Vậy nhà khoa học, vật lý thiên thể, luôn hỏi câu này
1:05:26 - nếu họ nghiêm túc, không chỉ việc khoa học và chế tạo - Có chăng gì vượt hơn vật chất? Hiểu không? Có gì vượt qua suy nghĩ? Bởi suy nghĩ là vật chất. Phải không? Bởi nó được giữ trong tế bào não, ký ức, kinh nghiệm, kiến thức được giữ trong tế bào não vì vậy vẫn là vật chất. Và suy nghĩ là vật chất. Kịp không? Bạn có thể không chấp nhận, tìm hiểu, xem xét đi. Vậy có gì vượt qua vật chất? Bạn sẽ tìm cách nào? Khoa học gia và ai đó, nhà vật lý thiên thể, v.v.., nhìn ra ngoài kia. Phải không? Bên ngoài họ. Phải không? Chúng ta nói, khi bạn biết làm sao nhìn mình - nó cũng là vật chất - thấu hiểu mình, nhìn vào bạn, ở đó, nó quá thực hơn gì khác. Bạn có thể kiểm chứng - hiểu không? có thể kiểm chứng trong hoạt động hàng ngày. Đó chỉ thành lý thuyết. Không biết bạn có theo kịp hết? Có chứ? Hy vọng bạn thú vị khí hậu nắng ráo này. Nếu bạn không thích thú, cứ nhìn cây cối, vẻ đẹp của cây, mặt trời qua kẻ lá và núi non đàng xa tận chân trời, vẻ đẹp bầu trời. Nhưng nếu bạn nhạy cảm với đó thì bạn sẽ nhạy cảm với gì đang nói. Vậy trạng thái trí óc, nhận thức, có thể
1:08:19 khám phá, là gì?... Tôi dùng chữ 'biết' trong nghĩa khá rộng. Bạn biết chữ 'biết' rất giới hạn, phải không? Bạn có thể nói với vợ, 'tôi biết em' nhưng bạn có thực sự biết vợ, hay chồng mình, hay bạn trai? Bạn không. Bạn chỉ biết theo hình ảnh bạn đã dựng lên về cô hay anh ta. Vậy đây chữ 'biết' thành... Khi bạn nói 'tôi biết có gì đó siêu vượt' bạn đã phá huỷ nó. Bạn hiểu lời tôi không? Vậy thiền định không phải gì bạn tập.
1:09:39 Nó là thấu hiểu toàn bộ vận hành sự sống. Phải không? Khổ sở, đớn đau, lo âu, hung hãn, cô đơn. Trái lại, nếu trí óc không lìa mọi thứ đó thiền định là vô giá trị. Hiểu không? Bạn biết các đạo sư kia đến từ Ấn đã tạo ra rất nhiều, nhiều loại phương pháp, mê tín, và quan niệm. Có thiền định Tây tạng, thiền Zen, thiền để đánh thức - tôi dùng cách nói của họ, đừng nhảy bổ vào tôi - thiền để đánh thức kundalini, nhiều kiểu yoga. Yoga, nghĩa thực sự, là hợp nhất. Phải không? Tức là, hợp lại, theo họ, hợp sự sống vật chất thấp với cái cao nhất. Thực hành yoga, bạn biết, bạn thở, giữ nhiều tư thế và mọi thứ, được tạo ra khoảng thế kỷ 18 hay 17 bởi một người hay một nhóm muốn quyền năng huyền bí. Tức là, qua kiểm soát, qua thúc ép - theo dõi nhé - qua định hướng, họ nói: 'Chúng ta có thể đánh thức nhận thức giác quan đặc biệt' - tôi dùng chữ hiện đại! Và họ đã tập luyện nó. Nhưng chỉ có một yoga, gọi là Raja yoga, trong đó không có tập luyện. Không có tập luyện nhân tạo: đi bộ, bơi, tự nhiên, và đời sống đạo đức lớn lao trong đó có tổng thể. Kịp không? Đó là yoga thực, không phải mọi thứ bạn chơi đùa. Và khi bạn thấu hiểu
1:13:12 bản chất phương pháp trong thiền định bạn hiểu mọi phương pháp. Phải không? Dù nó là Tây tạng, Zen hay loại riêng của đạo sư bản địa, không phải đạo sư ngoại nhập mà là bản xứ, nếu hiểu một phương pháp của họ bạn hiểu mọi phương pháp liên quan đến thiền định. Tức là, họ cơ bản dựa trên kiểm soát, tập trung, luyện. Phải không? Làm này hay nọ mỗi ngày. Tức là - gồm cả Zen - làm cho trí óc ngày càng đờ đẩn, là lặp lại, lặp lại, lặp lại. Hiểu không? Hy vọng bạn hiểu hết. Và các đạo sư này cũng đến và cho bạn
1:14:29 cái họ gọi là thần chú. Bạn đã nghe cả. Tôi xin lỗi bạn gánh nặng mọi việc này. Chữ 'thần chú' nghĩa - gốc nó - 'man', 'tra', hai chữ rời. Chữ đầu, 'man', là thiền định - nghe kỹ nhé - thiền, hay suy gẫm về không trở thành. Hiểu không? Không trở thành gì. 'Tra' nghĩa - tôi chán với mấy thứ này! - 'tra' nghĩa dẹp hết mọi hoạt động vị kỷ. Hiểu không? Mantra nghĩa thiền, hay suy gẫm quan tâm đến không trở thành. Hiểu không? Bạn hiểu chứ? Đừng trở thành gì. Bạn có thể thành gì ở thế giới vật chất nhưng đừng thành gì bên trong. Và nếu bạn có hoạt động vị kỷ, dẹp nó đi. Đó là nghĩa thật của nó. Và xem bạn thu hẹp nó thành gì! Vậy phương pháp, dù Tây tạng, Miến, Zen
1:16:18 hay Hin đu hay Cơ đốc, khi có lặp lại nó nghĩa bạn lặp lại hy vọng đạt được gì và phương pháp ấy được tạo do đạo sư hay siêu đạo sư v.v.., và bạn cứ đi theo. Phải không? Tức là, theo uy quyền nào. Vì vậy trí óc thành trẻ con, hẹp hòi, máy móc, không có thực chất gì đàng sau. Vậy khi hiểu một phương pháp - chấm dứt. Hiểu không? Bạn không phải đến Nhật để hiểu Zen Phật giáo hay đến Ấn, và v.v.. Chữ Zen do chữ Phạn 'Dhyanam'. Ban đầu, sau thời Phật giáo hay trong thời Phật giáo, nó đến Trung hoa, do một vị sư. Và khi người Trung hoa và Nhật không thể phát âm Dhya, họ chuyển thành Zen. Và nó thành rất thánh thiện! Vậy thiền là chấm dứt:
1:18:01 chấm dứt tham, chấm dứt bám víu. Phải không? Bởi chỉ trí óc tự do, chỉ trí óc ấy mới không vấn đề. Chỉ trí óc ấy mới có thể vượt lên. Tức là, trí óc với nhận thức nó, nhận thức tạo thành do tích chứa, bạn biết, tích chứa tạo nên nhận thức: tham, ghen tị, lo âu, cô đơn, tin tưởng, bám víu, theo đuổi an toàn - theo nhé - mọi thứ, bạo lực là tích chứa nhận thức. Và để vượt lên, tìm ra - hay đúng ra là thấy, quan sát xem có gì vượt lên mọi cái đó trí óc phải hoàn toàn lìa bỏ mọi tích chứa. Đây hợp lý, không phải phi lý. Hiểu không? Rồi thì trí óc rỗng rang. Rỗng không là đầy năng lực. Các nhà khoa học cũng nói vậy. Phải không? Khi trí óc rỗng rang không có gì, không có gì là: không một vật do suy nghĩ tạo. Trí óc ấy trống không, trí óc ấy đầy năng lực. Phải không? Bạn không biết nó, đừng tìm hiểu, trừ khi bạn đã làm mọi việc khác, nó chỉ là một lô chữ. Rồi thì có gì vượt qua năng lực?
1:20:39 Nguồn gốc năng lực là gì? Hiểu không? Không phải Thượng đế, mọi thứ đã dẹp hết. Có chăng gì đó vượt qua năng lực, nguồn gốc năng lực này? Có, nếu trí óc hoàn toàn rỗng, biết yêu thương và tình thương, trí óc ấy sẽ hiểu. Mấy giờ rồi?

Q: Một giờ kém năm.
1:21:22 K: Ồ, tôi rất xin lỗi, một giờ kém năm.
1:21:27 Xin lỗi đã giữ bạn lâu.
0900