Krishnamurti Subtitles home


OJ82Q1 - Buổi Hỏi & Đáp 1
Ojai, USA 4 tháng Năm 1982



1:00 Bạn đưa nhiều câu hỏi và tôi không nghĩ có thể trả lời hết. Vậy chúng ta chọn một số.
1:25 Không thể thảo luận với nhóm đông như vầy, cũng không trò chuyện, là nói chuyện giữa hai người, và vậy chúng ta dùng đến câu hỏi viết và trả lời. Tôi không biết do ai, nhưng tôi tin câu hỏi sẽ được đáp. Tôi không nghĩ người nói sẽ trả lời câu hỏi, mà cùng nhau chúng ta sẽ tìm hiểu câu hỏi, nội dung, xem có thể được trả lời cạn cợt hay đào sâu. Chúng ta cùng nhau tìm lời đáp; không phải người nói sẽ trả lời, mà cùng nhau chúng ta sẽ tiếp cận vấn đề và xem hàm ý câu hỏi và tìm lời đáp cho chính mình; hợp lý nhất, phải lẽ nhất, và xứng đáng nhất. Nếu mong ai khác trả lời, thì bạn không có trách nhiệm. Tức bạn lệ thuộc ai khác. Ngược lại nếu có thể sáng nay cùng tìm hiểu vấn đề cẩn thận đào sâu, không phân tích, mà quan sát đặc tính, bản chất, cấu trúc của câu hỏi. Nếu đã rõ, thì chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và tìm câu trả lời cho chính mình.
4:17 Tôi chưa thấy - ồ, không phải nói thế.
4:26 Câu thứ 1: Con cái chúng ta biết qua truyền hình hay gì khác thế giới đáng sợ chúng đang sống: bạo lực tội ác, chiến tranh, họa hạt nhân. Làm sao giúp chúng đối diện?
4:43 Con cái chúng ta biết qua truyền hình hay gì khác thế giới đáng sợ chúng đang sống: bạo lực tội ác, chiến tranh, họa hạt nhân. Làm sao giúp chúng đối diện?
5:11 Làm sao chúng ta đối diện vấn đề, hơn là con cái? Bởi sau cùng cha mẹ cũng là người giáo dục; không chỉ thầy giáo ở trường, cha mẹ, sinh chúng ra đời, cũng là người trách nhiệm lớn lao dạy dỗ chúng. Vậy, trách nhiệm chúng ta là gì? Làm sao chúng ta giáp mặt vấn đề - chiến tranh, bạo lực, những việc khủng khiếp trên truyền hình, khủng bố, v.v.. - làm sao giáp mặt, như cha mẹ, như con người? Tôi mong chúng ta nói chuyện ấy, trao đổi, nhưng không thể.
6:41 Vậy làm sao tôi, hay bạn đối mặt thế giới đáng sợ này? Chúng ta chấp nhận sự việc y vậy, điều chỉnh mình theo sự vật như vậy, cải sửa đời mình mà chấp nhận sự vật, hiện trạng, y vậy? Chúng ta chấp nhận ư? Hay, nếu không, làm sao chúng ta giáp mặt vấn đề? Cá nhân bạn hay tôi đối diện vấn đề thế nào? Nào, tôi hỏi; đừng chỉ ngồi đó và để tôi trả lời. Hãy cùng tìm xem làm sao giáp mặt vấn đề... mọi vấn đề.
7:55 Hành động gì? Chúng ta sẽ làm gì? Nếu là cha mẹ và có vài đứa con, và tôi thấy sự việc xảy ra trên thế giới - chiến tranh bộ lạc, khủng bố, bắt cóc, v.v.. - là cha mẹ tôi sẽ dạy chúng giáp mặt đời sống thế nào? Trước hết, là cha mẹ tôi giáp mặt vấn đề ra sao? Là đáp ứng tình cờ? Đáp ứng truyền thống? Đáp ứng mà tôi không thể làm gì hết, nó quá lớn, quá phức tạp, vậy nên tôi để cho ai khác - chính trị gia, kinh tế gia, nhà cải cách xã hội, v.v.. Hay, tôi chịu trách nhiệm toàn bộ việc xảy ra trên thế giới?
9:39 Nếu tôi bạo lực, không trung thực, không ý thức thế giới, nhìn toàn thể, không gắn bó thiển cận; có thể chứ? Nghĩa là, có quan hệ tâm lý toàn thể; có thể chứ? Hay, sống ở địa phương nào và phải tuân theo luật đó, theo khuôn đó, v.v.., vậy là tôi cứ theo quan điểm sống giới hạn. Có thể nào tôi như cha mẹ, và là thầy giáo, có thể nào tôi bẻ gãy hết chúng, thoát khỏi truyền thống tầm thường - và e là đa số chúng ta tầm thường - và có thể, tôi có thể đảm nhận giáo dục con cái có thái độ toàn thể với đời sống? Bạn nói gì việc ấy? Hay giao hết cho thầy giáo, ở trường, dù là cấp nào, và để họ giáo dục con cái? Không nhận trách nhiệm giáo dục con ở nhà, cũng như vào ngày nghỉ, v.v..
12:20 Do bản chất, do tập truyền chúng ta bạo lực: hung hãn, tranh đua, ngạo mạn. Chúng ta đến đó qua nhiều đòi hỏi sinh học và cả tâm lý, có lẽ cần thiết, đã thành thói quen. Và chúng ta bạo lực, nên tạo ra xã hội bạo lực, vậy tôi có thể dạy con đừng bạo lực? Nào, trả lời đi. Có thể tôi nói việc này, nếu có thời gian. Có lẽ không có thời gian; chúng ta lo lắng vấn đề riêng và về nhà mệt mỏi sau một ngày dài và muốn đuổi con cái đi, nhưng nếu tôi có trách nhiệm dạy chúng, giúp chúng hiểu thế giới tàn bạo này, tôi có thể nói, có thể chỉ cho chúng. Nhưng truyền hình, bạn bè con trẻ, lại cổ vũ bạo lực. Vậy tôi phải... ở nhà tôi bảo chúng một việc và khi ra ngoài chúng... thích giao du, muốn theo truyền thống, không bất thường, khác người, chúng trở nên giống họ: tầm thường, tàn ác, vô cảm - bạn biết việc xảy ra. Vậy tôi sẽ làm gì? Nào, vấn đề của bạn. Tôi, như cha mẹ, sẽ làm gì?
15:05 Tôi có thể bỏ thú vui? Tôi quen hút thuốc - ví dụ - tôi không - giả sử tôi quen hút thuốc, uống rượu, ma tuý, nhẹ hơn, cần sa hay gì đó, và tôi bảo trẻ đừng làm; chúng không tin tôi. Chúng sẽ nói, ông đạo đức giả. Dù có thể chúng không nói thế. Vậy tôi có thể bỏ hết mọi việc vì con trẻ? Tìm hiểu đi, vấn đề của bạn. Tôi sẽ bỏ rượu, nổi nóng, giận dữ, ma tuý và rượu chè vì con trẻ? Tôi đã nghe vài cha mẹ ở châu Âu và nơi khác nói, tại sao tôi phải bỏ thú vui vì bọn trẻ trời đánh? Bạn hiểu thái độ? 'Chúng phải đối mặt thế giới, và nếu làm cho nhu nhược chúng sẽ bị huỷ diệt. Vậy phải làm cho chúng mạnh mẽ - bạn biết mọi việc. Vậy tôi sẽ làm gì?
17:04 Tôi sẽ dạy trẻ, như cha mẹ ở nhà, hay tôi cũng dạy tôi như dạy trẻ? Kịp vấn đề không? Tôi, như cha mẹ, thấy phải dạy chúng, nhưng tôi tiếp tục lối riêng: không thành thật, không chính trực, bận bịu vấn đề riêng, tham vọng riêng, v.v..; Có thể, như cha mẹ và thầy giáo của trẻ, tôi giáo dục mình cũng như ba hay bốn đứa con? Nghĩa là tôi phải phá vỡ khuôn tôi đang sống. Nếu yêu thương con tôi phải vậy. Bởi có thể ảnh hưởng ở nhà còn quan trọng hơn ảnh hưởng ở trường, nơi cha mẹ phải yêu thương con họ, trông coi, chăm sóc chúng, thấy thái độ, ngôn ngữ chúng dùng, vun bồi sở thích tốt, đánh giá cái đẹp. Thế nghĩa là tôi phải... giáo dục mình luôn luôn. Giáo dục trong nghĩa ấy, không sống trong khuôn cũ, thói quen cũ của thế hệ trước, chơi đùa và thú vui. Hiển nhiên tôi phải bỏ hết. Nhưng cha mẹ sẽ làm thế? Bạn sẽ làm vì con trẻ chứ? Và như cha mẹ bạn sẽ giúp tạo nhà trường mới?
20:06 Đây là vấn đề mà người nói đã liên đới 60 năm qua. Có vài trường học ở Ấn độ. Ở đây có một, và Anh quốc. Và đây là vấn đề, không chỉ vấn đề tính dục sinh học của thanh niên, mà cũng xã hội quá mức bạo tàn, môi trường bên ngoài. Bạn có thể nuôi nấng chúng thật kỹ lưỡng nhưng cấu trúc xã hội quá mạnh mẽ.
21:11 Từ đây nảy lên câu hỏi khá thú vị. Xã hội đòi hỏi kỹ sư, nhà khoa học, doanh nhân, chuyên gia vi tính, kiến trúc sư, nhà thầu đường xá, kỹ sư - xã hội yêu cầu thế. Vậy đàng sau là tiền bạc, và mọi thứ. Nếu xã hội đòi hỏi mẫu người hoàn toàn khác - theo kịp không? - tức là, nhóm người không quan tâm đến yêu nước, đến bạo lực, ma tuý, rượu chè, mọi thứ, mà tổng thể sâu sắc, toàn vẹn - kịp không?- xã hội đòi hỏi người vậy chứ? Dĩ nhiên không. Vài năm trước, nói chuyện ở Thuỵ sĩ nơi chúng ta đến đã 21 năm nay, khởi đầu một chỗ đặc biệt chúng ta nói chuyện, Saanen, không muốn chúng ta ở đó. Bởi đa số người đến đó không hút thuốc, không tới hàng thịt, không uống rượu, nên dân làng nói, 'Tại sao bạn đến đây mà không xài tiền?' Kịp chỗ này không?
23:54 Khi xã hội không muốn nhóm người có cảm quan tổng thể này, cảm nhận toàn thể cuộc sống, đời sống đạo sâu sắc - không phải đời sống đạo truyền thống vô nghĩa - khi xã hội không muốn người như thế, chúng ta có thể là nhóm người ấy? Bạn hiểu câu hỏi không? Đó là điểm rất thú vị. Rồi chúng ta có người ấy, một kẻ như thế, có sức mạnh, có sinh lực trong hắn, và một nhóm đó thành vô cùng quan trọng. Họ như ánh sáng trong bóng đêm. Vậy có cha mẹ sẽ là người như thế? Hay chúng ta đều cơ hội, tuỳ tiện, vô cảm. Nào, đây là vấn đề hết sức nghiêm túc bởi bạn sẽ nuôi lớn thế hệ mới. Nếu thế hệ ấy chỉ là nối tiếp bạn hiện là, với mọi bạo lực và chiến tranh ngu ngốc, thì xã hội sẽ ngày càng vô đạo đức, ngày càng huỷ diệt. Vậy, như một nhóm cha mẹ, chúng ta có thể đòi hỏi mình sự xuất sắc nhất trong thái độ, ứng xử? Phải không? Chúng ta sẽ dạy con một lối hoàn toàn khác?
27:06 Câu hỏi 2: Bậc Thầy Vĩ Đại trên thế gian: Phật, Giê su. Ngài nghĩ sẽ ít xung đột, nhiều thấu hiểu hơn khi ngài ra đi, hay thế giới theo hướng không thể thay đổi?
27:28 Bậc Thầy Vĩ Đại trên thế gian: Phật, Giê su. Ngài nghĩ sẽ bớt xung đột, thêm thấu hiểu khi ngài cũng ra đi, hay thế giới theo hướng không thể thay đổi?
28:01 Chúng ta có để ý người đi theo phá huỷ kẻ đi đầu, và đi đầu hay người thầy phá huỷ kẻ đi theo? Bạn có xem xét thế? Phật, hai ngàn năm trăm năm trước, trước Cơ đốc có mặt, đã nói về yêu thương, cư xử, v.v.., chứ không phải tôn thờ gì. Và kẻ đi theo làm hình ảnh ông, theo ông, và phá huỷ ông vậy. Phải không? Có nhiều kinh văn được viết qua ký ức, nhưng đệ tử luôn phóng đại, méo mó hay tán dương, và làm mất chiều sâu thực của giáo lý. Và thế giới Cơ đốc - Hy vọng không làm mếch lòng ai - thế giới Cơ đốc, chắc thế, cũng làm ông ta thành gì đó không thể tin nổi. Và có thể khi người nói mất, chết đi, sẽ có hiện tượng tương tự xảy ra.
30:31 Mọi việc đưa đến điều lạ lùng. Tại sao con người khắp thế giới, lại tạo ra biểu tượng rồi tôn thờ nó? Biểu tượng trở nên quá quan trọng hơn sự thật của người đã nói điều thật hoàn toàn. Tại sao chúng ta muốn người dịch? Người trung gian giữa sự thật và bạn. Bạn hiểu câu hỏi không? Giáo sĩ - giáo sĩ đã có mặt từ thời xa xưa. Người Xu-me, 7000 hay 8000 năm trước, đã có giáo sĩ, người Ai cập cổ cũng vậy - Người Ai cập, và có những giáo sĩ hiện đại: người truyền giáo, giáo sĩ địa phương, giáo sĩ ở Rome. Họ sẽ bảo bạn hay diễn dịch hay trung gian giữa bạn và đó. Tại sao chúng ta chịu vậy? Bạn hiểu câu hỏi không? Tại sao chúng ta không thể trông vào ai khác? Bởi toàn bộ lịch sử loài người, đau đớn, thống khổ, bất an vô vọng, cô đơn, đều ở trong sách. Không phải thánh kinh và mọi thứ đó; trong sách chúng ta hiện là. Chúng ta là lịch sử nhân loại. Và nếu có thể đọc sách chính mình bạn không cần ai giúp. Khó khăn là mình muốn ai khác đọc và bảo mình mình là gì, nên làm gì. Và khó khăn là đọc sách của chính mình. Và đọc sách ấy chúng ta cần quan sát kỹ mỗi vận hành ý nghĩ, cảm nhận, phản ứng; và chúng ta không làm bởi muốn cách dễ dàng tới mọi việc.
34:23 Nên, suy nghĩ tạo ra lễ lạy, kiến trúc tuyệt vời của thánh đường xưa, đền miếu, và các vật trong đền thờ, trong miếu, thánh đường và nhà thờ đều do suy nghĩ đặt, làm ra. Và suy nghĩ không thánh thiện - chúng ta sẽ đi sâu khi nói việc đó. Và hễ còn lệ thuộc kẻ khác, dù là Phật, v.v.., chúng ta sẽ luôn sống xung đột, đời sống thành đạo đức giả. Phải vậy không? Hay người nói chỉ tưởng tượng. Sự chính xác của tìm kiếm đòi hỏi bạn nghi ngờ uyển chuyển để tác nhân bên ngoài, dù là đấng cứu thế, Phật, hay Krishna ở Ấn, v.v.., hễ nó còn đó tức còn phân chia giữa mọi người, và phân chia ấy tất sinh ra xung đột. Chân lý không phải Cơ đốc, Hinđu, Phật tử hay Hồi; là chân lý, và không thuộc về ai. Như yêu thương không thuộc về bạn hay tôi; là yêu thương. Và trí óc chúng ta quá qui định - hai ngàn năm trăm... hai ngàn năm Cơ đốc, tuyên truyền, không ngừng, quá khéo léo tuyên truyền; và cũng thế ở thế giới Á châu.
37:21 Vậy, có thể nào lìa bỏ hết lệ thuộc? Để có tính toàn vẹn sâu sắc bền vững, không dính dáng đến sợ hãi, v.v.. Ngược lại là tạo thánh thần, cứu thế.
38:06 Câu hỏi 3: Thái độ chỉ ra rằng tôi sợ. Mà nhận thức thực sợ hãi thì khó nắm. Làm sao chạm đến và xử sự với cảm xúc sâu dầy vô thức này?
38:22 Thái độ chỉ ra rằng tôi sợ. Mà nhận thức thực sợ hãi thì khó nắm. Làm sao chạm đến và xử sự với cảm xúc sâu dầy vô thức này?
38:44 Bạn muốn đi sâu bây giờ chứ? Tôi đã đào sâu hôm Thứ Bảy. Không sao, sẽ làm cả hai ngày.
39:07 Nếu bạn quan sát, vấn đề sợ hãi đã có từ lâu lắm. Phải không? Nó có với con người. Và người ta sống với nó, cả hữu thức hay ẩn sâu, gốc nó rất sâu. Và chúng ta lẫn tránh nó qua hợp lý, phân tích, qua hình thức giải trí nào giúp mình tránh giáp mặt trực tiếp với nó và giữ đó, hay loại trừ nó. Phải không? Chúng ta làm thế. Hay bỏ mặt. Chúng ta nói, 'Đã sống với sợ hàng ngàn năm, có vấn đề gì nào? Và bạn biết hậu quả của sợ: co rúm vật lý, khuynh hướng đạo đức giả, chống đối, né tránh thực tế rằng bạn sợ. Vậy nếu bạn thực sự muốn lìa bỏ nó, phản ứng gọi là sợ, bạn phải vào tận gốc nó. Có sợ sinh học: thân thể, tạng phủ phải tự bảo vệ, và sợ bịnh tật, tuổi già, chết, và sợ của ký ức cũ. Mà sợ lại là nền tảng chung mọi người đứng trên đó. Vậy, làm việc với nó bề mặt hay tìm hiểu thật, thật sâu.
42:48 Gốc sợ là gì? Bạn biết nhiều loại sợ: chết, già, sợ ngày mai, sợ bất an, sợ không an toàn, sợ không được yêu, hay yêu và không nhận được tình yêu, sợ cô đơn, sợ mất, sợ không có ai để nương dựa, v.v.. - có nhiều hình thức sợ - Sợ bóng tối, sợ ánh sáng. Chúng ta sẽ nói về sợ bên ngoài? Tức là, tôi sợ vợ, hay tôi sợ kẻ bắt nạt; kẻ bắt nạt, bắt nạt mãi, bạn nói dối, bạn làm mọi thứ, và có nổi sợ vì áp lực triền miên vì kẻ hung hãn, hơi mất trí. Vậy chúng ta có muốn nói về sợ bề ngoài, là về trí óc, ngôn từ, hay chúng ta đi sâu, thật sâu? Nào, đây là vấn đề nghiêm túc bạn phải trả lời cho bạn. Nếu bạn muốn tìm hiểu bề ngoài, thì không dứt. Như cây kia - khi bạn cắt một cành hay nhánh non thì có cái khác mọc lên. Là nổi sợ nở hoa bắt tận. Hay, bạn đi sâu quan sát bản chất, cơ cấu, làm sao nó có mặt. Khi chúng ta muốn làm việc sâu thẳm, vào tận gốc nó, gốc sợ là gì?
46:15 Nào, tôi không nói bạn nghe; người nói không chỉ ra. Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề vô cùng phức tạp làm què quặt nhân loại. Và từ sợ hãi chúng ta làm mọi thứ; tạo đủ thứ thần thánh. Nếu tuyệt đối không có sợ hãi tâm lý thì bạn vượt mọi thần thánh.
47:02 Vậy cơ bản gốc sợ là gì? Là thời gian và suy nghĩ? Nào, chúng ta tìm tòi, tôi không nói, tôi không hỏi. Là thời gian, tương lai hay quá khứ? Và cũng suy nghĩ, nghĩ về tương lai, nghĩ về quá khứ, nghĩ điều có thể xảy ra, hay đã xảy ra. Tương lai là thời gian. Quá khứ là thời gian. Quá khứ, tự biến đổi ở hiện tại, đi đến ngày mai, tương lai. Nhớ lại một sự cố đã gây sợ hãi, và tương lai về sự cố ấy đánh thức nổi sợ mới. Bạn theo kịp không? Tôi nói với tôi hay chúng ta gặp nhau? Vậy có sợ hãi ngang và sợ hãi dọc. Phải không?
49:21 Vậy chúng ta hỏi, là thời gian? Quá khứ, hiện tại và tương lai. Bạn sợ hiện tại: bất ổn, đe dọa chiến tranh, bom mà vài nước, một xứ bộ lạc to lớn nọ có thể ném - v.v.. Vậy bạn sợ quá khứ, hiện tại và tương lai. Là chuyển động - phải không? - không phải gì tĩnh chết, là chuyển động. Và chuyển động tức thời gian. Từ đây tới làng cần thời gian để đi, để đến làng. Từ điểm này đến kia là thời gian. Vậy, hỏi có phải thời gian là tác nhân sợ hãi. Lô gíc thì vậy; hợp lý, sáng suốt. Và suy nghĩ cũng là gốc sợ? Tôi nghĩ ngày mai có thể tôi mất việc, tôi sẽ mất việc ngày mai. Suy nghĩ về nó trong khi tôi có việc, nghĩ về ngày mai cũng là bắt đầu sợ hãi. Phải không? Kịp không? Nghĩ về quá khứ, sự cố, tai nạn tâm lý sinh ra vài nổi sợ, nghĩ về quá khứ, về tương lai, nghĩ về thực tế cuộc sống trong đó có vô số bất an, suy nghĩ sinh sợ hãi. Phải không? Bạn theo kịp chứ?
52:10 Vậy thời gian và suy nghĩ, là tác nhân chính của sợ? Và nếu thế, như thực tế là vậy, bạn phải làm gì? Bạn hiểu vấn đề không? Chúng ta gặp nhau chứ? Bạn đã giải thích, rằng thời gian và suy nghĩ là gốc sợ. Bạn tìm hiểu, bạn giải thích; không quá chi tiết nhưng tôi nắm được ý nghĩa lời nói. Nào, giờ bạn hỏi, có phải ý niệm bạn chấp nhận, chữ nghĩa bạn chấp nhận, hay lắng nghe điều bạn nói với tôi, từ lắng nghe ấy tôi trừu tượng hóa thành ý niệm, và tôi đấu tranh với ý niệm. Rồi tôi hỏi, làm sao ý niệm thành hành động? Bạn thấy khác nhau? Hiểu không? Bạn hiểu điều tôi nói không? Rõ chứ? Không.
53:51 Chúng ta có thói quen làm trừu tượng một thực tế. Trừu tượng thành lý tưởng, ý niệm, quan niệm, kết luận; đều là ngôn ngữ. Và rồi tôi tự hỏi, làm sao tôi thực hiện lý tưởng, ý niệm, quan niệm, rằng thời gian và suy nghĩ là gốc sợ. Hiểu không? Tôi làm trừu tượng điều bạn nói với tôi: thời gian và suy nghĩ là gốc sợ; và tôi theo đuổi ý niệm, làm sao thực hiện trong đời. Người nói nói, làm ơn đừng làm. Đừng làm trừu tượng điều bạn nghe: rằng thời gian và suy nghĩ là gốc sợ. Đừng diễn thành ý niệm mà hãy tìm ra sự thật, thực tế ấy. Tức là, tôi thấy thực sự tôi sợ quá khứ, là vậy. Tôi cũng sợ - hiện tại, bởi sự vật phá hoại đến khó tin quanh tôi. Và tôi cũng sợ ngày mai, tương lai - bom nguyên tử, bom hạt nhân, kẻ khờ, kẻ khùng khủng bố và chính trị gia với trò chơi; đó là hiện tại, cũng là tương lai. Vậy thấy thực chứ không ý niệm thời gian và suy nghĩ là gốc sợ. Thứ Bảy tới sẽ đi sâu hơn, với một lối khác, nhưng đây là gốc sợ. Vậy tôi sẽ làm gì? Tôi biết, tôi thấy thực tế. Tôi thấy sự thật điều bạn nói. Không tưởng tượng, lý tưởng, thảy; nó vô nghĩa. Tôi thấy sự thật, đúng sự thật mà bạn đã nói.
56:47 Rồi khó khăn nổi lên, nếu bạn đã đi xa, ai là người quan sát thấy thực tế? Bạn hiểu hết không, hay quá khó? Được rồi. Ai là người quan sát nói, 'À, tôi thấy sự thật'? Người quan sát khác với điều hắn thấy? Bạn hiểu câu hỏi không? Khi tôi nói, 'Vâng, tôi thấy sự thật điều bạn nói, tôi đã đùa, tức là: tôi thấy sự thật. Nghĩa là tôi khác với sự thật. Theo kịp không? Phải không? Rõ không? Đợi chút, để tôi nói đơn giản hơn. Khi tôi giận, giận khác với tôi? Hay lúc giận không có khác nhau. Có phản ứng dữ dội. Vài giây sau nói, 'tôi đã giận', vậy là tôi phân chia tôi như 'tôi' đã giận. Phải không? Hiểu không?
58:42 Vậy, khi bạn nói với tôi sự thật, thực tế, rằng thời gian và suy nghĩ là tác nhân sợ, tôi lắng nghe rất kỹ và tôi nói, 'Vâng, tôi thấy sự thật', và nhận thức sự thật ấy là gì đó ngoài kia, và tôi nhìn nó. Kịp không? Hay không có người quan sát mà chỉ thực tế. Bạn thấy khác nhau? Chúng ta gặp nhau chứ? Tôi quan sát cây kia. Khi quan sát, chữ hiện lên: 'Đó là cây sồi', và chính tên của cây ấy ngăn tôi nhìn thực. Bạn hiểu không? Nếu đến bảo tàng và xem tranh, họa của bậc thầy xưa - tôi không thích tranh hiện đại; không sao - và đến đó và ngắm. Khi tôi so sánh bậc thầy này nọ tôi không ngắm tranh thực của bậc thầy nào. Tôi so sánh, đánh giá, tôi không hề quan sát thật kỹ mà không có cảm giác họa sĩ khác, nhìn.
1:00:48 Vậy, khi quan sát, tôi hiểu sự thật điều bạn nói, không có phân chia giữa người quan sát và vật. Chỉ có sự thật. Không, tôi thấy. Và nhận thức toàn thể ấy quét sạch tâm trí hết sợ hãi. Bạn hiểu không? Đừng nhìn bối rối thế. Nào. Mấy giờ rồi?
1:01:41 Q: Mười hai ba mươi.
1:01:45 K: Bạn không mệt chứ? Tiếp tục được không? Thấu hiểu việc này quan trọng lắm. Tôi sợ - giả sử tôi sợ, tâm lý - tôi liền cố kiểm soát, cố lý giải nó, cố chạy trốn nó, đến ai đó giúp tôi giải quyết nó. Vậy tôi luôn tác động lên nó. Phải không? Rõ chứ? Đó là việc chúng ta đều làm: tác động để xua tan hay kiểm soát nó hay bỏ chạy hoặc loại trừ nó. Chúng ta làm vậy; tác động lên nó. Nên luôn có xung đột. Phải không? Rõ không? Tranh đấu để không sợ, là xung đột. Vậy, xung đột có thể dứt? Hiểu không? Tôi đặt câu hỏi cách khác. Có thể nào xung đột giữa tôi và sợ, tôi kiểm soát sợ, loại bỏ, v.v.. và vì vậy phân chia ấy chắc chắn sinh xung đột, xung đột có thể dứt? Bạn hiểu chứ? Đó là vấn đề. Tôi nói, làm sao xung đột có thể dứt? Tại sao phân chia giữa cái 'tôi', tôi kẻ cố loại trừ, kiểm soát, thống trị sợ, tại sao có phân chia ấy? Phân chia là thực hay chỉ là chữ nghĩa? Hay, không thể giải quyết vấn đề, suy nghĩ tự phân chia như 'tôi' và sợ. Bạn hiểu không?
1:04:42 Tôi nói với tôi hay có thể tiếp tục? Xin lỗi, có thể bạn chưa hề nghĩ về việc này. Quan trọng là giải quyết xung đột, bởi mình sống nhị nguyên. 'Tôi là vầy, không nên là nọ... phải là kia'. Vậy luôn có tính nhị nguyên sinh xung đột. Phải không? Giờ, tôi muốn tìm - không, không dùng 'tôi muốn' - xung đột có thể dứt? Có - hãy nghe nhé - có đối nghịch không? Tôi sợ. Đối nghịch là không sợ - phải không? - hay can đảm. Có đối nghịch với sợ? Hay chỉ có chấm dứt sợ, không có đối nghịch sợ. Không biết bạn có thấy thế.
1:06:08 Vậy, có chấm dứt sợ? - dứt là không xung đột. Phải không? Nếu tôi dứt nó bằng xung đột tức tiếp tục, nó sẽ kéo dài. Hiểu không? Vậy có thể dứt? Chấm dứt điều gì, phải không có tôi cố chấm dứt nó. Phải không? Nếu cố dứt, tôi xung đột với nó. Phải không? Nhưng có chăng quan sát phản ứng gọi là sợ mà quá khứ không xen vào quan sát ấy? Quá khứ là nhớ lại, nhiều nổi sợ tôi đã có. Vậy quá khứ, có thể kiêng nhìn vào thực tế không có ký ức hôm qua? Bạn không hiểu à?
1:07:49 Nào: nếu kết hôn, tôi gặp vợ hàng ngày; mỗi ngày, khá chán, mỗi ngày. Hãy lắng nghe, đừng cười - mỗi ngày. Vậy tôi bắt đầu biết cô ta; tôi biết cách cô nhìn, cử động, mọi thứ, lời nói, nên dần dà tôi dựng lên kiến thức về cô ta, và hễ nhìn cô là mọi kiến thức ập đến. Phải không? Kiến thức là quá khứ - phải không? - bởi tôi xây kiến thức ngày qua ngày, ngày qua ngày, ngày qua ngày. tích luỹ qua nhiều sự cố, v.v.., v.v.. Nên hễ khi nhìn cô, chính kiến thức quá khứ ấy nhìn. Phải không? Bạn làm thế, không có gì mới. Chúng ta chỉ nói thành lời. Và vậy kiến thức là nhớ lại việc cũ, gặp hiện tại và phân chia. Phải không? Vật lý dĩ nhiên vợ không giống tôi; nam và nữ. Nhưng tâm lý tôi tự phân chia. Bạn hiểu không? Nhớ lại ký ức tích luỹ, là kiến thức về vợ, phân chia như 'tôi' và cô ta. Hiểu không? Quá khứ sinh ra phân chia. Cũng giống vậy, nhớ lại nổi sợ cũ, nhớ lại tai nạn đáng sợ cũ, xảy ra nổi sợ, được ghi trong não, và não nhớ lại quá khứ, và khi phản ứng hiện tại có mặt... đến, bạn liền gọi tên là sợ, và ghi lại như sợ. Kịp không? Phải không? Rõ chứ? Không, đừng nói không rõ. Tôi không thể giúp, xin lỗi. Tôi sẽ cố nói mười, ba hay bốn cách khác.
1:10:59 Quá khứ là thời gian. Quá khứ là người quan sát. Và người quan sát nói vâng, đó là sợ. Tôi biết là sợ bởi đã có nó biết bao lần. Vậy, khi tôi nhận ra nó, nó là một phần quá khứ. Phải không? Bạn thấy thực tế. Vậy có thể nhìn phản ứng ấy... có quan sát phản ứng mà không quá khứ? Và khi quá khứ quan sát, bạn giữ y chuyển động. Nhưng khi quan sát không quá khứ, bạn nhìn nó tươi nguyên. Tức là, khi bạn quan sát sợ từ quá khứ, bạn dùng năng lực đã dùng năm này qua năm nọ. Phải không? Đó là hao phí năng lực. Có năng lực mới giáp mặt nổi sợ không quá khứ? Bạn hiểu câu hỏi không? Ồ, ơn trời!
1:12:42 Bạn xem, sợ chỉ có - Tôi hiểu, bạn thấy sự thật thời gian và suy nghĩ là gốc sợ. Sợ có mặt khi xao lãng, khi không chú tâm. Phải không? Nếu tôi để hết tâm vào sợ, nó không có. Nhưng não bị qui định không chú tâm vào phản ứng ấy. Khi có cảm giác tình dục - phải không? Ngược lại - bạn gọi là gì - sợ, nếu để hết tâm vào nó không phân tích, không lý giải, không chạy trốn, không quan sát từ quá khứ - chú tâm tức gom hết năng lực để nhìn. Phải không? Khi làm vậy, sợ không có. Tôi không thể đi sâu. Có thể đi sâu... chúng ta có thể đào sâu lối khác. Thứ Bảy chúng ta sẽ đi sâu nhiều hơn. Bởi trí óc sợ hãi là trí óc phá hoại, hung hãn, điên rồ, trong khi trí óc hoàn toàn lìa sợ tâm lý là trí óc diệu kỳ.
1:14:41 Tôi nên dừng lại. Sẽ gặp lại thứ Năm nếu bạn muốn.