Krishnamurti Subtitles home


RV84DS2 - Não luôn ghi lại
Buổi Thảo luận thứ nhì với Sinh viên
Rishi Valley, Ấn độ
18 tháng Mười hai 1984



0:24 K: Chúng ta sẽ nói gì? Bạn muốn nói điều gì?

S: Cái chết.
0:41 K: Bạn muốn nói về cái chết? Không phải bạn quá trẻ để nói về chết chóc sao?
0:56 S: Hãy nói tiếp vấn đề buổi vừa rồi.
1:02 K: Buổi vừa rồi chúng ta nói gì?

S: Định kiến và bất an.

K: Ồ vâng.
1:18 Bạn có nhiều định kiến không? Có chứ? Nhiều lắm. Chúng vui không? Bạn thích chúng không? Bạn biết định kiến làm gì không? Giả sử tôi có định kiến với bạn muốn tôi có định kiến với ai? Sao không gợi ý vài người? Ví dụ tôi có định kiến với Rajesh - anh ta kia, tôi thấy rồi Bạn biết điều gì xảy ra nếu tôi có định kiến về anh ta? Tôi sẽ không hiểu anh ta, phải không? Định kiến chắn đường tôi hiểu Rajesh.
2:35 S: Định kiến về anh ấy?
2:39 K: Đến đây. Nào!
2:51 S: Định kiến về anh ta?

K: Đối với anh ta. Tôi thích anh ấy nên có định kiến tốt hay không thích thì có định kiến xấu. Phải không? Điều gì xảy ra nếu tôi có định kiến?
3:12 S: Ngài không hiểu anh ấy.

K: Tôi không hiểu anh ta, không nghe lời anh ấy nói. Không muốn hiểu anh ấy. Vậy nó như tấm kính đen - hiểu không? Nếu cửa sổ có kính đen, tôi không thể nhìn trời, phải không?
3:36 S: Phải.

K: Định kiến cũng vậy. Tôi có định kiến về anh ta, liền thành trở ngại. Phải không? Vậy là tôi không hiểu anh ta. Nếu tôi bỏ định kiến, bạn sẽ bỏ chứ? Hãy kiên nhẫn. Các bạn sẽ bỏ định kiến và cố hiểu ai đó chứ? Nếu có định kiến tốt, bạn sẽ không hiểu tôi. Phải không? Nếu có định kiến xấu, bạn cũng không hiểu tôi. Phải không? Vậy bạn sẽ bỏ định kiến chứ?
4:31 S: Khi chúng ta có định kiến lẫn nhau thì làm sao chúng ta hiểu gì[không nghe rõ]
4:37 K: Trước tiên, bỏ định kiến và xem điều gì xảy ra. Phải không? Bạn xem chứ? Hay bạn quá trẻ?
4:54 S: Nhưng khi đã có quan điểm rồi thì khó bỏ lắm.
5:01 K: Bạn có thể bỏ, phải không?
5:05 S: Cách nào?
5:12 K: Bạn có quan điểm về tôi không? Có không?
5:21 S: Khi mong đợi điều gì nơi ngài là chúng tôi có quan điểm chứ?
5:26 K: Không, không. Nếu bạn mong tôi cho điểm tốt vì tôi thích bạn thì đó là định kiến.
5:37 S: Giả sử tôi mong ngài không làm một giờ buồn tẻ. Phải đó là định kiến?
5:46 K: Tôi không hiểu từ cuối. Chậm thôi.
5:49 S: Giả sử tôi mong ngài không làm một giờ chán ngắt. Tôi có một giờ khi ngài lên lớp, ví dụ. Và tôi không muốn nó chán ngắt.
6:01 K: Bạn không muốn nó buồn tẻ - gì nào?
6:06 S: Vậy phải đó là định kiến, khi tôi mong không buồn chán?
6:11 K: Đó không phải định kiến, anh bạn.
6:14 S: Như khi phê phán trước.

K: Xét đoán trước không phải định kiến. Nó gần như định kiến. Nếu phê phán trước, tôi không thể hiểu thẳng, phải không?
6:30 S: Không phải định kiến nếu tôi mong lớp học thú vị sao?
6:37 K: Đến đây, phạt bạn đó!
6:48 S: Không phải là định kiến nếu tôi mong lớp học thú vị sao? tôi thấy không thú vị.
6:54 K: Tôi đã thấy bạn ở đây, hôm nọ, phải không?
6:57 S: Vâng.

K: Vâng, tốt thôi.
7:01 Bạn vừa nói gì?

S: Không phải là định kiến nếu tôi mong lớp học thú vị sao? và tôi thấy nó chán ngắt.
7:09 K: Đó không phải định kiến. Tôi muốn chỉ bạn đôi điều về bông hoa. Nhìn xem mấy đóa hoa kia. Tuyệt vời, phải không? Tôi muốn nói với bạn điều đó, và có thể bạn thấy chán. Đó không phải định kiến.
7:24 S: Nhưng rồi phê phán trước về lớp học.
7:26 K: Không, tôi muốn nói với bạn: nhìn mấy đóa hoa đẹp kia, trông tuyệt, và thảm cỏ xanh, rào dậu xanh, tôi muốn chỉ bạn xem.
7:39 S: Nhưng tôi có mong gì từ chúng đâu.
7:42 K: Tôi muốn bạn nhìn và thậm chí bạn không thèm. Đó không phải định kiến. Tôi yêu cầu: hãy nhìn mấy đóa hoa màu xanh, vài màu xanh khác nhau, và mấy đóa hoa vàng. Và rồi tôi nói, hãy nhìn mọi người xung quanh các chàng trai cô gái, nhìn họ xem. Tất cả: mấy cậu trai ngồi im lặng đàng kia và những người ngồi đây, nhìn xem. Đó có phải định kiến không? Hay bạn không muốn nhìn họ nên bạn thấy chán ngắt.
8:24 S: Không, tôi chẳng biết gì, nên
8:26 K: Chỉ nhìn họ thôi. Bạn không biết gì về mấy đóa hoa kia, phải không?

S: Vâng.
8:33 K: Bạn nhìn vẻ đẹp. Bạn thấy chúng đẹp không?
8:41 Màu xanh ngát với nhiều sắc hoa. Màu sắc không nghĩa gì với bạn sao?
8:51 S: Ồ, cây cối và hoa trông đẹp lắm.
8:55 K: Không, tôi nói màu sắc không phải đóa hoa đẹp đặc biệt kia, chỉ màu thôi. Ai có màu sáng nhất ở đây? Cô gái với áo len đỏ rực. Màu sắc có nghĩa gì với bạn?
9:16 S: Chắc là nhiều lắm.
9:19 K: Không, tôi chỉ hỏi một việc. Tôi hỏi các bạn, đàng kia mọi màu sắc trong thung lũng này và đá trên đồi kia tôi không biết gọi ngọn đồi gì, với tảng đá buổi sớm chiếu ánh nắng ban mai, có nghĩa gì với các bạn không? Khi nhìn mọi vẻ đẹp quanh mình, nó có nghĩa gì không? Bạn có thấy rõ thung lũng lạ kỳ này không?

S: (Không nghe rõ)

K: Đến đây, phòng rộng lắm! Ngồi đây, nào, đừng ngại. Tốt rồi.
10:40 S: Như khi nhìn chúng mỗi sớm ta thấy hạnh phúc nghĩa là nhìn cái gì đẹp. Vậy thực sự có nghĩa gì đó, tâm hồn có thể hân hoan.
10:49 K: Nhưng có quen đi không?

S: Vâng, quen nhìn thế.
10:54 K: Tại sao lại quen đi?

S: Bởi vì nhìn ngắm mỗi ngày.
10:59 K: Hiểu rồi.
11:00 Nghe thôi: nếu bạn quen tôi và tôi quen bạn, điều gì xảy ra? Tôi không lắng nghe lời bạn và bạn không lắng nghe lời tôi.
11:13 Phải không?

S: Không thế đâu. Như ngài có thể luôn lắng nghe ai đó. Tôi có thể đi với ai đó hàng ngày nhưng vẫn có thể biết người ấy, tức không biết gì đâu.
11:24 K: Dĩ nhiên. Đừng quen với gì hết. Vậy bạn luôn sống động. Nếu bạn nhìn những đóa hoa kia - nhìn xem xoay một vòng rồi nhìn, nhìn kỹ xem. Nhìn Kabir, ngồi đàng kia và bà Jayakar và Radhikaji, đàng sau. Không đẹp sao? Và bạn có quen không?

S: Có.
12:02 K: Có, tại sao?

S: Bởi vì nhìn mỗi ngày.
12:07 K: Không, đẹp không phải nhìn gì đó mỗi ngày
12:11 hôm nào đó lại hoàn toàn khác, phải không?
12:18 S: Vâng.
12:19 K: Giữa trưa thì sáng nhất đến chiều hoàn toàn khác màu, phải không? Bạn có thể quen chứ? Bạn không thể, phải không? Vậy đừng quen gì hết: đừng quen thuộc với cha mẹ hay thầy giáo.
12:47 S: Nhưng chúng ta có lề lối trong trường rồi ta quen đi, có khác gì đâu lối mòn hàng ngày?
12:53 K: Trí óc bạn thành đường mòn trí óc đi vòng vòng như máy hát.
13:00 S: Ồ, không có nghĩa là tôi suy nghĩ giống nhau mỗi ngày nhưng lối mòn, việc làm hàng ngày, thức dậy lúc 5 giờ 30. ăn sáng, đến lớp, đó là lối mòn.
13:12 K: Không, khoan đã, đợi chút. Tại sao bạn gọi đó là lối mòn?
13:16 S: Vì là việc xảy ra hàng ngày.
13:18 K: Lắng nghe lời tôi nói, đừng trả lời nhanh thế. Tại sao bạn gọi đó là lối mòn?

S: Vì ta làm mỗi ngày.
13:31 K: Bạn làm hàng ngày và gọi đó là lối mòn
13:36 hay bạn có ý thức điều bạn làm hàng ngày? Biết việc bạn làm? Thức dậy lúc 5 giờ 30 sáng rửa mặt v.v.., bạn có ý thức điều bạn làm? Bạn có để ý việc bạn làm không? Hay bạn làm ngẫu nhiên và cứ thế?

S: Vâng, làm ngẫu nhiên.
14:04 S: Thỉnh thoảng.
14:06 K: Tôi hỏi có phải bạn làm mỗi ngày ý thức, rõ biết việc bạn làm, khi đánh răng bạn có biết mình đang đánh răng không? Bạn có nhìn kỹ không?

S: Không.
14:21 K: Tại sao?
14:23 Nếu bạn nhìn kỹ, nó chẳng bao giờ thành lối mòn. Bạn hiểu điều tôi nói không? Bạn còn đó chứ? Tốt! Bạn có nhìn kỹ việc bạn làm hàng ngày không? Tại sao? Nếu nhìn mọi việc bạn làm hàng ngày, nó làm bạn vô cùng tỉnh thức, bạn nhìn mọi việc. Bạn nhìn những cây me có trái kia và tảng đá đàng xa. Quan sát là việc lạ lùng.

S: Phải.
15:14 K: Bạn sẽ làm chứ?

S: Sẽ làm.
15:18 K: Mỗi ngày, mỗi phút, không chỉ một hôm tình cờ nào.
15:23 Luôn luôn nhìn, luôn quan sát mọi người, nhìn điều họ nói họ ăn mặc ra sao, và mấy hòn đá này, cây cối. Bạn học rất nhiều khi nhìn. Bạn sẽ làm chứ? Nếu nói với tôi bạn sẽ làm nếu bạn hứa bạn phải giữ lời. Nếu không đừng hứa. Đúng không? Đừng hứa nếu bạn không thể làm. Bạn hứa chứ? Cẩn thận!

S: Không.
16:07 K: Đúng thôi! Vậy khi bạn không nhìn kỹ mọi việc bạn làm lời bạn nói, ăn mặc thế nào bạn đánh răng ra sao, v.v.., trí óc bạn thành lối mòn, Bạn hiểu không? Nếu trí óc bạn quan sát mọi việc bạn làm sẽ biết bao là vui thú.
16:47 S: Không phải điều gì máy móc ngay cả khi nhìn sao?
16:55 K: Không, tuỳ thuộc bạn quan sát thế nào. Không có gì máy móc nếu bạn biết mình nhìn thế nào.
17:05 S: Nhìn thế nào?

K: Tôi sẽ nói bạn nghe. Bạn sẽ làm ngay chứ?

S: Sẽ cố gắng.
17:16 K: Đừng cố, làm thôi.

S: Nói thì dễ.
17:21 K: Tôi biết dễ thôi. Các bạn đều muốn thoải mái, dễ dàng. Tôi sẽ nói nhìn thế nào - không 'thế nào', mà nhìn là gì. Tôi sẽ nói quan sát là gì. Bạn sẽ theo dõi cẩn thận chứ?
17:50 S: Vâng, nhìn sẽ không thành lối mòn sao?
17:58 K: Dĩ nhiên không. Nhưng tôi chưa nói quan sát là gì. Rồi bạn có thể gọi là lối mòn hay không. Phải không? Bạn sẽ học từ lời tôi nói chứ? Học, tìm tòi, phải không? Tôi yêu cầu bạn, hãy nhìn những bông hoa kia ngắm vẻ đẹp, nhìn màu sắc, thưởng thức, vui đùa. Đừng tổn thương chúng. Bạn biết chứ? Tôi sẽ nói. Nhà khoa học, nhà sinh vật khám phá ra rằng cây cối nói chuyện nhau. Nếu một cây bị bệnh - bạn biết đó nó báo cho cây khác, cẩn thận, hãy lo bảo vệ mình. Bạn hiểu chứ? Chúng thông minh hơn con người trong vài lãnh vực bởi vì khi bị bệnh, bạn không cho người khác biết để tránh
19:19 S: Vâng, dĩ nhiên.

K: Bạn thế ư?
19:23 S: Nếu bị viêm màng kết

K: Khoan đã. Bây giờ tôi sẽ nói nhìn thế nào, bạn sẽ học chứ?
19:37 S: Vâng.

K: Vâng à? Tốt. Trước tiên hãy nhìn bằng mắt, phải không? nhìn xem. Hãy nhìn mấy cây hạnh, cây me kia, nhìn xem, nhìn đi. Bạn thấy chúng không?

S: Có ạ.
20:00 K: Khoan, quan sát đi. Và bạn có thấy mấy tảng đá đàng sau?

S: Có ạ.
20:08 K: Bạn nhìn thế nào?
20:11 Bạn có suy nghĩ trong khi nhìn không?
20:15 S: Thưa không.
20:17 K: Bạn học được điều gì chứ? phải không? Vậy là bạn không suy nghĩ khi nhìn.
20:26 S: Vâng.

K: Phải không? Rồi bạn chỉ nhìn bằng mắt thôi sao? Hay bạn nhìn tất cả? Không chỉ bằng mắt, mà cảm nhận, màu sắc cây cối đàng xa, bóng râm, bóng mờ, bạn có thấy không Bạn có thấy mấy con chuồn chuồn đang bay?

S: Có ạ.
20:57 K: Vậy bạn có thấy mọi cái khi bạn nhìn không? Phải không? Đồng ý chứ? Vậy khi bạn nhìn thật kỹ, cách tôi chỉ bạn rồi bạn nhìn tôi, hay quan sát ai đó thật kỹ, Bạn có người bạn đây, phải không?

S: Vâng ạ.
21:26 K: Nhìn anh ta xem.

S: Vâng.
21:31 K: Ai là bạn, cậu kia à?

S: Thưa vâng.
21:35 K: Phải. Tôi nghĩ thế
21:38 tôi nghĩ đó là bạn, hai người ngồi gần nhau và mỉm cười Quan sát anh ta xem, hay ai đó. Quan sát kỹ xem, họ ngồi thế nào, họ trông ra sao.
21:55 S: Tôi không thể nhìn, họ đang mỉm cười.
22:00 K: Họ đang cười ư? Vậy nhìn họ cười. Thế nên khi quan sát kỹ bạn bắt đầu thấy những điều bạn chưa hề thấy. Phải không? Nếu quan sát cẩn thận, bạn thấy mấy con chuồn chuồn kia, bạn thấy bóng mờ xa xa có người cởi xe đạp qua, bạn thấy chứ?
22:33 S: Có ạ.
22:34 K: Vậy là khi quan sát bạn bắt đầu học rất nhiều. Bước kế tiếp là bạn không chỉ nhìn bằng mắt mà lắng nghe cả mọi động tịnh xảy ra. Nghe kỹ xem. Người ta ho, đi lại, không bao giờ ngồi im. Phải không? Quan sát và lắng nghe. Vậy nhìn, nghe và học.
23:23 S: Có học hỏi khi nhìn và nghe sao?
23:26 K: Chưa xong, anh bạn. Xem coi học là gì. Hãy nghe kỹ, nghe kỹ xem. Khi nhìn và nghe bạn đang học, không chỉ bạn học nhìn mọi việc xảy ra xung quanh. Đúng không? Bạn làm thế chứ? Ai đàng kia? Nào, bạn học từ sách vở, phải không? hay bạn học toán?
24:13 S: Vâng ạ.

K: Bạn học gì khác nữa?
24:16 S: Lịch sử, học cả sinh vật, hóa học, địa lý
24:24 K: Quá nhiều! Anh ngữ, toán, lịch sử, địa lý, hóa học.
24:32 S: Sinh vật.

K: Sinh vật.
24:36 S: Vật lý.

K: Bạn phải là người vĩ đại!
24:42 Ồ - Đùa thôi, phải không?

S: Vâng.
24:49 K: Khi bạn học, việc gì xảy ra nào? Bạn có quyển sách, thầy giáo chỉ dạy, truyền thụ Bạn ghi nhớ, phải không?

S: Thưa vâng.
25:02 K: Ghi nhớ, là gì? Bạn ghi lại như ghi trên đĩa hát. Phải không? Bạn hiểu điều tôi nói chứ?

S: Vâng.
25:15 K: Bạn có máy hát trong trường không?
25:19 S: Có ạ.
25:20 K: Vậy bạn cho đĩa vào và nó hát đi hát lại mãi. Đúng không?

S: Đúng.
25:27 K: Bạn cũng làm vậy chứ?

S: Vâng, khi học.
25:32 K: Bạn ghi nhớ, không phải học. Bạn ghi nhớ. Phải không? Bởi vì cuối khóa học cuối khóa học bạn sẽ bị khảo hạch. Và bạn phải trả lời nhanh nên phải ghi nhớ. Ghi nhớ như máy hát ghi lặp đi lặp lại mãi.
25:57 Phải không?

S: Phải.

K: Đó là học sao?

S: Ý tôi là bắt đầu ghi nhớ rồi mới học.
26:09 K: Không. Khởi đầu. Sau đó bạn lặp lại.
26:14 S: Vâng, sau đó không phải là học.
26:17 K: Cuối cùng.
26:18 Bạn hiểu không? Bạn có học chứ? Bạn thấy điều gì chứ? Tức là, tôi không biết ngôn ngữ nào? Đức. Tôi không biết tiếng Đức, tôi nói tiếng Ý, Pháp, ít tiếng Anh chút ít tiếng Pháp, vài tiếng Ý. Nếu tôi muốn học tiếng Đức, tôi phải nghiên cứu, phải không? Tôi phải xem từ ngữ chúng phát âm ra sao, ý nghĩa và động từ bất qui tắc v.v.., tôi phải nghiên cứu tất cả, Phải không? Trí óc tôi ghi nhớ mọi điều - Mọi từ Đức ngữ cấu trúc câu, động từ bất qui tắc, nhớ tức là ghi lại. Trí óc ghi lại, và sau bốn tháng ba tháng, hay gì đó, tôi bắt đầu nói tiếng Đức. Phải không? Bạn luôn luôn ghi lại như thế giống như máy hát ghi.
27:41 S: Vậy cũng như ghi nhớ, không phải học.
27:44 K: Đúng thế, tôi đang nói thế. Ghi nhớ không phải học.
27:50 S: Rồi bằng quan sát ta học.

K: Khoan, nhìn trước. Trước tiên hiểu ghi nhớ không phải học.
27:58 S: Đến khi chấm dứt

K: Đợi đã! Bạn vội quá. Nhưng bạn có thấy thực tế ấy, ghi nhớ không phải là học? Ghi nhớ là lặp lại bởi vì bạn phải qua kiểm tra bạn phải có nghề nghiệp. Phải không? Vậy học không phải là ghi nhớ. Thế học là gì nào?
28:34 S: Thưa, có phải mỗi lần quan sát là học nhiều
28:43 K: Đúng thế. Đúng, bạn nói đúng đó. Mỗi lần nhìn là học, bởi vì sự vật thay đổi. Bạn hiểu không? Nếu bạn quan sát mấy cây kia vào sáng sớm ánh sáng chúng khác lắm, phải không? Và kế đó trong ngày, ánh sáng lại khác, chuyển động khác, bóng mờ khác, màu sắc khác, bạn đang học.
29:16 S: Mỗi lần ngài

K: Đến đây!
29:27 Tôi sẽ có cả lớp quanh đây. Cho cô ấy một chỗ, anh bạn.
29:40 S: Khi ngài nhìn mọi người, khi nhìn họ mỗi ngày
29:44 K: Đừng quen thuộc khi nhìn họ mỗi ngày. Quan sát họ.
29:48 S: Nhưng cũng không có gì mới trong họ.
29:51 K: Làm sao bạn biết?

S: Thưa, tôi không nghĩ thế. Mỗi lần cũng những người ấy

K: Bạn có biết tế bào bạn thay đổi, mọi người cũng thay đổi Tôi không giống hôm qua bạn nhìn, có thể tôi di chuyển có thể tôi thay đổi, có lẽ tôi làm mọi điều. Tôi là một sinh vật, chỉ có vật chết mới không thay đổi.
30:19 S: Và nếu quan sát họ chúng ta có thể tìm ra gì à?
30:23 K: Đúng thế. Nếu quan sát họ bạn học bởi vì khi bạn nhìn cây cối kia điều đầu tiên sáng nay là chúng thay đổi. Phải không? Màu sắc khác, chuyển động khác, ánh sáng khác. Phải không? Bóng mờ khác. Cũng giống như con người.
30:44 S: Thưa, tôi thấy cây cối thay đổi và
30:47 nhưng không hiểu sao tôi không thấy thế trong con người.

K: Bởi vì bạn lười biếng vì bạn không muốn nhìn mọi người thật kỹ. Phải không?

S: Phải.
31:01 K: Vậy nhìn, nghe, và đó là học, không ghi nhớ. Rõ chứ?

S: Thưa rõ.
31:17 K: Nhưng làm đi. Đặc biệt ở Ấn độ có quá nhiều lý thuyết, về thượng đế thiên đường - nhiều thứ chẳng liên quan đời sống hàng ngày. Phải không? Đời sống hàng ngày giá trị hơn thánh thần và lý thuyết Phải không? Vậy hãy quan sát đời sống. Hãy luôn giữ lời hứa. Vậy đừng hứa mà không biết là bạn phải giữ lời.
31:59 S: Vậy ngài quan sát điều ngài nói và việc ngài làm. Như tôi quan sát cây me Tôi phải có nhận thức là tôi đang nhìn.
32:11 K: Phải, bạn đang nhìn mình. Tôi nhìn cây cối và cũng đang nhìn mình. Tôi nhìn lời tôi nói xem tôi nói thật hay dối, tôi quan sát chán nản tức giận, ghen ghét, sợ hãi, tôi ý thức mọi điều. Bạn hiểu không? Khi tôi biết mấy đóa hoa kia, tôi cũng biết tôi. Phải không? Thật vui thú khi nhìn mình vì bạn đang thay đổi luôn khác trước. Sáng nọ bạn chán nản sáng hôm sau bạn hạnh phúc, sáng kế bạn cau có Đúng không? Bạn sẽ làm, hay chỉ nói vâng, vâng, và tiếp tục?
33:05 S: Tôi quan sát mình.
33:07 K: Bạn làm à?

S: Vâng.
33:11 K: Hứa chứ?

S: Vâng, tôi làm.
33:15 S: Không. Tôi sẽ thử.
33:17 K: Hứa chứ? Cẩn thận!
33:20 S: Tôi nghĩ tôi sẽ làm.

K: Không phải 'bạn nghĩ bạn sẽ làm'. Nhưng bạn có hứa làm mỗi ngày không? Tức là bạn phải giữ lời. Đừng hứa ngay.
33:33 S: Tôi sẽ cố gắng làm.

K: Không, thử thôi. Kể cả làm hay không làm.
33:39 S: Nhưng tôi muốn làm.

K: Vậy làm đi.
33:44 Bạn biết đó, chỉ lắng nghe, nếu làm, bạn cực kỳ sống động trí óc bạn cực kỳ nhạy bén. Phải không?

S: Vâng.
34:05 K: Bạn không nhạy bén. Bạn quá trẻ, bạn không nhạy bén.
34:10 S: Thỉnh thoảng khi suy nghĩ điều gì tôi không biết, tôi tôi bị kẹt trong suy nghĩ đó. Ngược lại đôi lúc, giả như tôi nhìn cây cối tôi biết tôi đang nhìn cây cối. Tôi ý thức tôi đang nhìn cây, và tôi cũng nhìn mình Ngược lại có khi suy nghĩ mà không biết mình đang suy nghĩ.
34:30 Vậy là lúc đó tôi không nhìn mình.

K: Khoan, khoan. Hãy biết mình đang suy nghĩ. Quan sát suy nghĩ mình. Tại sao suy nghĩ, điều gì làm bạn suy nghĩ thế nhìn, quan sát mọi việc bạn làm.
34:48 S: Thưa, nhưng thỉnh thoảng tôi bị kẹt trong suy tư.
34:53 K: Chỉ lắng nghe thôi. Nghe xem. Ta nói chuyện nhau, phải không, vậy chúng ta cũng suy nghĩ. Đúng không? Và có thể ta nghĩ thầm và không thốt thành lời. Phải không? Chúng ta đang làm thế. Bạn suy tư và nói thành lời. Và bạn muốn nói với tôi điều gì tôi cũng rất cẩn thận truyền đạt cho bạn điều muốn nói.
35:25 S: Nhưng đôi khi ngài không suy nghĩ và nói nên lời từ ngữ tự đến.

K: Đúng. Tại sao?
35:34 S: Thưa, không phải cũng thành máy móc sao?
35:38 K: Vì thế tôi mới nói đừng thành máy móc. Đừng thành máy móc. Bạn đeo kính, phải không? Tìm xem bạn có thể làm gì nếu không kính.
35:56 S: Không thể.

K: Đừng nói không thể.
35:59 S: Tôi không thể thấy gì khi không kính.
36:03 K: Hãy tìm xem! Tôi đã 90 mà không đeo kính. Bạn biết tại sao không?
36:15 S: Vì ngài có thể làm không cần kính.
36:20 K: Khùng quá!
36:23 S: Nhưng chị ấy biết không thể làm khi không kính, chị đã thử.
36:29 S: Vâng, thế nên tôi phải đeo kính.
36:31 K: Tìm xem bạn có thể nhìn rõ mà không kính. Nếu không thể, xem bạn có thể tập luyện mắt.
36:44 S: Tôi đang làm.

K: Có lẽ cải thiện mắt. Nhưng nếu bạn cứ nói, 'tôi phải đeo kính, tôi phải đeo kính'.
36:51 S: Không, tôi không thế.
36:53 K: Bạn thế đó, bạn nói, 'tôi không thể nhìn không kính'.
36:57 S: Vì đó là thực tế
36:59 nhưng tôi đang tập luyện để nhìn không kính.

K: Vậy bỏ kính ra và cố xem.
37:06 S: Thưa, xin hỏi: ngài yêu cầu chúng tôi học và đừng ghi nhớ
37:14 K: Ghi nhớ, như tôi đã giải thích bạn nghe kỹ nhé - ghi nhớ thành ra máy móc. Đúng không?

S: Đúng ạ.
37:28 K: Trí óc bên trong luôn ghi lại.
37:36 S: Vâng.
37:37 K: Tôi nói, kia màu vàng, nọ màu xanh. Phải không? Đó là quần dài. Ghi lại. Phải không?

S: Thưa vâng.
37:46 K: Ghi lại trở thành máy móc.

S: Vâng.
37:50 K: Và rồi máy móc thế làm cả đời bạn thành ra máy móc.
37:55 S: Nhưng, không phải thực tế là
37:57 K: Khoan đã, tôi chưa xong với cậu này.
38:02 Bạn cắt ngang khi tôi chưa xong. Phải không? Hỏi sau nhé. Ghi nhớ câu hỏi. Bạn hiểu không? Nếu mọi lúc tôi đều ghi lại - xanh, trắng, hồng, vàng, anh ta bạn tôi, kia không phải bạn - đúng - giống như máy hát.
38:28 S: Thưa vâng.

K: Phải không? Vậy ghi nhớ không phải là học. Học là điều gì luôn luôn mới.

S: Như khi ngài nghiên cứu điều gì.
38:46 K: Bạn phải học thế. Bạn phải nghiên cứu.
38:49 S: Chúng ta phải ghi nhớ.

K: Khoan đã.
38:52 Tôi là thầy giáo. Và tôi muốn dạy lịch sử. Phải không?

S: Vâng.
39:01 K: Tôi muốn dạy bạn lịch sử. Bạn phải biết mọi ông vua, và mọi thứ vớ vẩn khác.
39:09 Phải không?

S: Vâng ạ.

K: Vớ vẩn đó. Bạn phải biết ai là vua Ấn độ vào thế kỹ 15, v.v.. Phải không?
39:22 S: Tại sao ngài gọi đó là vớ vẩn?

K: Nó vớ vẩn. Cuối cùng nó chẳng ăn thua gì đến đời bạn, phải không?

S: Nhưng nếu ngài muốn thành gì đó, hay dự một khóa.
39:35 K: Đúng thôi, bạn ghi nhớ để trở thành giáo sư.
39:42 S: Vâng ạ.

K: Vâng ạ.
39:44 Bạn ghi nhớ để kiếm nhiều tiền.
39:47 S: Kiếm gì ạ?

K: Tiền, công việc tốt hơn.
39:50 S: Không cần thiết đâu.

K: À, phải. Nếu không có ký ức tốt, bạn không có công việc tốt. Bạn có xem anh thợ mộc không? Những người làm nội thất đẹp đó? Tôi đã xem. Họ phải biết chất lượng gỗ. Phải không? Chất lượng thớ gỗ v.v.., và dụng cụ họ dùng. Họ rất cẩn thận thế là họ ghi nhớ trước tiên họ học việc nơi một thợ mộc khác họ học vậy đó, ghi nhớ, và rồi trở thành thợ mộc giỏi. Phải không? Giờ tôi muốn dạy lịch sử - chỉ im lặng nghe thôi, được chứ? Bạn nghe, hay đi đâu đó?
40:48 S: Vâng, tôi nghe.

K: Tốt. Tôi muốn dạy bạn lịch sử. Lịch sử là chuyện kể. Phải không? Đó là chuyện về các vị vua, hoàng hậu xa xưa, chiến tranh, v.v..

S: Đúng ạ.
41:12 K: Và chuyện kể cũng là chuyện chính bạn.
41:17 S: Vâng.
41:19 K: Chuyện việc đang xảy ra trên thế giới, và cũng chuyện về Bạn là câu chuyện thú vị hơn câu chuyện các vị vua.
41:33 S: Đồng ý ạ.

K: Đồng ý à? Vâng. Vậy tôi sẽ nói, không chỉ lịch sử theo trong sách mà cũng sẽ nói câu chuyện về chính các bạn.
41:51 S: Nhưng trong lớp học không phải thế.
41:54 K: Tôi biết không phải. Tôi nói, nếu là thầy giáo tôi sẽ làm thế.
42:00 Bạn hiểu chứ?

S: Vâng.

K: Tôi sẽ phối hợp - sách vở và về chính bạn.
42:07 S: Vậy thì chẳng thể nào ngài là thầy giáo.
42:13 K: Gì? Chậm chậm thôi.
42:15 S: Thưa, ngài chẳng thể là thầy giáo.
42:19 K: Tại sao?

S: Không phải về chủ đề như thế.
42:22 K: À, tôi nói tôi sẽ phối hợp. Tôi phối hợp sách vở. Phải không? Và cũng phối hợp lịch sử chúng ta. Lịch sử chúng ta là lịch sử nhân loại.
42:41 Đúng không?
42:42 S: Vậy lịch sử loài người là lịch sử chúng ta.

K: Nghĩa là chính bạn.
42:48 Vậy nếu nghiên cứu cả nhân loại là nghiên cứu chính mình.
42:51 K: Đúng thế.

S: Vậy thì chúng ta nghiên cứu cả nhân loại.
42:56 K: Bạn không lắng nghe lời tôi nói. Tôi nói, nếu tôi là thầy giáo lịch sử nghĩa lịch sử từ Latin là 'storia' - storia là lịch sử. Tiếng Ý gọi là storia, gốc từ Latin v.v.. Giờ nói về gì đây? - ai làm vua vào thế kỷ 15
43:30 S: Có nhiều vua lắm.

K: Nhiều lắm à. Phải rồi. Cho tôi tên một vị đi. Nào, ai nào.
43:39 S: Babu.

K: Barber à?
43:45 S: Không, B-a-b-u.

K: Tôi tưởng bạn nói thợ hớt tóc! Tôi biết, đùa thôi. Vậy tôi sẽ dạy, sẽ nói, Babu là cha của Humula, Và con trai Humula là Agba - phải không? Vậy tôi sẽ tìm hiểu hết. Phải không? Và tôi cũng sẽ nói về bạn bạn cũng là câu chuyện, câu chuyện lớn, lớn hơn Agba nhiều.
44:31 Phải không?

S: Thưa vâng.

K: Vậy tôi sẽ nói về bạn. Tôi nói, bạn là ai? Bạn có quyển sách về chính bạn bên trong. Hãy học cách đọc quyển sách ấy, bạn hiểu không?
44:51 S: Vâng.
44:53 K: Bạn có chắc hiểu lời tôi nói không? Đừng nói, thưa vâng. Tôi nói, quyển sách về Agba có rất nhiều quyển viết về Agba. Và cũng có một quyển trong bạn, bạn là ai.
45:17 S: Vậy ngài nói rằng
45:19 K: Bạn có nghe lời tôi nói không?
45:21 S: Có.

K: Có quyển sách bên trong bạn phải học đọc. Nhưng bạn lười đọc nó. Vậy tôi sẽ xem bạn học đọc quyển sách ấy không chỉ sách về Agba mà cả về chính bạn. Thế nên tôi sẽ tìm hiểu. Tôi sẽ chỉ bạn cách ấy. Đó là cách tuyệt vời nhất để học: không chỉ điều xảy ra thế giới bên ngoài mà cả quyển sách lạ lùng bên trong bạn quyển sách là cả nhân loại - không chỉ lịch sử Ấn độ.
46:24 S: Thưa, vậy sao không thấy việc này?
46:26 K: Bởi vì thầy giáo bạn không làm.
46:29 S: Thưa, ngài là Chủ tịch Học viện, tại sao ngài không làm gì
46:36 K: Tôi là Chủ tịch Học viện
46:39 cậu ấy nói, tại sao ngài không làm gì.
46:43 Bạn rất đúng. Nhưng họ sẽ không lắng nghe. Khoan, họ không lắng nghe.
46:51 S: Nhưng họ cũng như chúng tôi.

K: Đúng.
47:02 S: Có lẽ họ

K: Nghe kỹ nhé. Thầy giáo cũng như bạn, chỉ lớn hơn nhiều thôi. Phải không? Tôi không xúc phạm họ. Bạn hiểu chứ? Tôi rất lịch sự, tôn trọng mọi người, tôi không xúc phạm họ. Họ như bạn, vậy hãy học nhau. Bạn hiểu không? Tôi học bạn, tại sao bạn nói điều không ý nghĩa thế. Bạn hiểu chứ?

S: Thưa vâng.
47:48 K: Tại sao bạn nói, vâng ạ, vâng ạ mà không có nghĩa gì cả.
47:53 S: Có nghĩa thế ạ.

K: Tức là bạn sống thế.
47:58 S: 'Vâng' nghĩa là tôi hiểu.
48:01 K: Hiểu trước, nhưng sống kìa. Phải không?

S: Vậy tôi không có
48:08 K: Nghe đi, anh bạn, đừng nói điều gì mà bạn không sống. Nếu không sống bạn sẽ thành đạo đức giả. Phải không? Nói một đàng và làm một nẻo là đạo đức giả. Phải không?
48:25 S: Thưa, tôi không nói điều gì
48:28 tôi nói tôi hiểu lời ngài.

K: Tôi nói với bạn, hãy hiểu lời tôi tôi nói, tôi không nói điều gì vô nghĩa. Nếu bạn có ý gì, nói ra, và nếu đúng, là chân thật. Nếu bạn nói dối, hãy nói, 'tôi nói dối'. Đó là chân thật. Phải không? Nếu nổi giận, 'Vâng, tôi nổi giận', đừng giả vờ. Người trưởng thành làm. Đó là việc khác duy nhất.

S: Mọi người khác nhau. Phải không? Không ai có thể giống nhau.
49:17 K: Vâng.
49:19 S: Nghĩa là thành thực nói với mọi người khi tôi giận
49:22 tôi thế đó, mọi người sẽ không nói rằng họ cũng giận.
49:25 K: Gì?
49:27 S: Giả sử tôi đánh nhau với ai đó
49:30 K: Tại sao bạn đánh nhau với ai đó?
49:33 S: Bởi vì anh ta

K: Này! Tại sao bạn đánh nhau với ai đó?
49:38 S: Bởi vì chúng tôi không đồng ý điều gì.
49:41 K: Tại sao không đồng ý? Học đi, đừng nói, tôi không đồng ý và đánh hắn, học đi. Nếu bây giờ bạn đánh khi lớn lên bạn cũng đánh, đó trở thành bạo lực. Bạn biết bạo lực lan rộng khắp thế giới, bạn rõ điều đó, Người ta giết nhau, chiến tranh, khủng bố. Bạn hiểu chứ? Họ giết hại nhau, đó là bạo lực khủng khiếp trên thế giới. Vậy đừng bạo lực, đừng nổi giận. Khi nổi giận, nói, 'tôi nổi giận, xin thứ lỗi', đừng đánh.

S: Nếu không đánh, người khác có thể lợi dụng và cho một cú
50:48 K: Có thể không.
50:52 Nếu tôi không nổi giận với ai đó
50:55 muốn nổi giận, anh ta có thể lắng xuống.
50:59 S: Có thể.

K: Có thể, tôi nói, có thể.
51:02 S: Nhưng rồi

K: Khoan đã.
51:06 S: Nhưng giả sử người khác sẽ đánh tôi chỉ vì tôi không nổi giận với cô ấy?
51:13 K: Nếu tôi không phản ứng, bạn hiểu không? Bạn nổi giận với tôi - phải không? Giả sử bạn nổi giận với tôi, tôi sẽ không phản ứng lại tôi sẽ không nổi giận, không đánh lại: xem điều gì xảy ra?
51:29 S: Thưa, đôi khi có thể làm người ta phát cáu thêm.
51:32 K: Không 'đôi khi'. Xem điều gì xảy ra nếu bạn giận tôi và tôi không nổi cáu lại, điều gì xảy ra Phải không? Nếu bạn gọi tôi đồ điên tôi không phản ứng chưởi lại bạn, không phản ứng, tôi im lặng. Im lặng ấy ảnh hưởng bạn không phải lúc nào người ta cũng đàng hoàng. Vậy bạn học đi. Lạy trời! Tôi đã muốn nói điều hoàn toàn khác điều này.
52:21 S: Thưa, tôi không biết việc này dẫn chúng ta đến đâu.
52:27 K: Bạn không biết - cô ấy hỏi kìa. Cô ta nói không biết ngài đưa chúng tôi đi đâu. Tôi không đưa các bạn đi đâu hết.
52:40 S: Chúng ta nói về điều gì?
52:43 K: Tôi nói về: học nhìn là một trong những điều khó làm nhất. Học nghe, và học tìm một lối sống không lặp đi lặp lại. Phải không? Điều tôi nói sáng hôm nay: đừng trở thành máy móc.
53:16 S: Thưa, ngài nói ngài muốn nói một điều gì khác. Vậy sao ngài không bắt đầu chủ đề? Tại sao ngài không bắt đầu nói gì đó?
53:27 K: Vì tôi muốn xem bạn muốn điều gì trước đã. Đúng không? Tôi muốn tìm xem - vậy lịch sự hơn phải không, tìm xem bạn muốn nói về điều gì?
53:45 S: Vậy thì chúng tôi muốn biết ngài định nói gì.
53:48 K: Đúng thôi. Bây giờ tôi có thể nói về điều đó.
53:51 Phải không?

S: Vâng ạ.

K: Trước hết tôi hỏi bạn. Phải không? Tôi mời trà bạn trước, không phải tôi.

S: Vâng.
54:01 K: Cũng thế, tôi hỏi bạn trước, bạn muốn nói điều gì và bạn nhảy vào, và nói mọi chuyện. Sau khi bạn chấm dứt nếu có thời gian tôi sẽ nói điều tôi định nói.
54:14 S: Ngài muốn nói về điều gì?
54:19 K: Điều tôi muốn nói sáng nay, nếu tôi nhớ không lầm là bạn nhạy cảm không?

S: Về gì?
54:30 K: Nhạy cảm. Bạn thấy đó, bạn đáp ngay là, về gì? Chúng ta không nói về 'gì'. Nhưng chính bạn, bạn nhạy cảm chứ? Bạn biết nhạy cảm là gì không?
54:49 S: Cảm giác.

K: Cảm giác.
54:51 S: Tỉnh thức.

K: Tỉnh thức.
54:53 S: Thấu hiểu.
54:56 K: Bạn nhạy cảm với mấy đóa hoa kia không? Bạn nhạy cảm với mọi người chứ?
55:04 S: Mọi người?
55:07 K: Xung quanh, các cậu trai cô gái, người lớn, bạn có thấy thấy họ cảm nhận gì, họ nhìn thế nào, họ làm gì,
55:18 S: Thưa, chỉ với những người ở gần tôi lâu.
55:22 K: Phải. Cũng không chắc.
55:24 S: Không phải luôn luôn.

K: Không. Vậy bạn nhạy cảm chứ? Bạn nói, có lúc tôi nhạy cảm. Thế là không tốt. Cũng như khoai tây hỏng. Vậy là tôi sẽ nói về nhạy cảm. Rồi nói về quan hệ là gì - bạn hiểu từ ngữ - bạn quan hệ gì với những việc xảy ra trên thế giới? Bạn hiểu tôi hỏi gì chứ? Quan hệ của bạn. Bạn liên quan với cha mẹ. Phải không? Bạn có liên hệ cách nào đó với thế giới với việc xảy ra trên đời này không?
56:12 S: Vâng.

K: Khoan, khoan, lắng nghe đã. 2500 người bị giết ở Bhopal, và hàng trăm ngàn người bị thương, bạn cảm thấy thế nào?
56:30 S: Tôi thấy buồn.

K: Bạn cảm thấy buồn, rồi gì nữa?
56:34 S: Tôi cảm thấy sự cẩu thả xảy ra khắp nơi. Chỉ vì một lỗ thủng nhỏ, đúng là cẩu thả.
56:42 K: Vậy bạn - hãy lắng nghe lời tôi hỏi bạn có nhạy cảm với đau khổ của người khác không?
56:50 S: Không ạ.
56:52 K: Khoan, tôi hỏi bạn một câu. Bạn có nhạy cảm với đau khổ của người khác không?
57:00 S: Thưa, thông thường tôi là người phải chịu đau khổ.

K: Bạn rất khôn khéo.
57:10 Tôi hỏi bạn một câu, bạn lại hỏi sang một việc khác. Tôi hỏi bạn - tôi cũng khéo như bạn - tôi hỏi bạn nhạy cảm với cái đau người khác, người lạ chứ?
57:28 S: Không nhiều như người khác.

K: Không. Vậy đó. Không nhạy cảm. Tại sao? Bạn biết hôm qua, hôm trước, tôi đi xuống kia có hai cô học sinh, mặc xanh sọc trắng. Họ đi bộ sáu dặm đường, sáu dặm, mười hai dặm một ngày. Bạn có cảm giác họ thấy thế nào khi đi cả ngày không?
58:07 S: Không ạ, vì nó không ăn thua gì đến tôi. Nó chẳng tác động gì đến đời tôi.

K: Đúng thôi. Vậy bạn không cảm nhận gì với người khác.

S: Chỉ với tôi thôi.
58:17 K: Bạn ích kỷ.

S: Thưa, ngài quá nhạy cảm. Tôi thấy buồn cho con người, như khi họ chết ở Bhopal.
58:28 K: Tôi nói bạn nhìn đi, đừng giảo hoạt thế bạn có thấy các cậu trai cô gái đi bộ mười hai dặm một ngày có đủ thức ăn, họ khổ nhọc, bạn cảm thấy thế nào? Bạn không quan tâm sao?

S: Có chứ.
58:52 K: Vậy bạn làm gì?

S: Thưa, tôi có thể làm gì?
58:59 K: Không thể nhiều, nhưng bạn có thể nói với bà Thomas và bà R
59:07 và nói, xem nào, hãy tìm cách gì ta có thể giúp họ tìm xe buýt cho họ, vậy là họ có thể đi lại. Bạn làm việc đó, làm gì đi, đừng nói, vâng. Phải không? Đúng không? Bạn sẽ làm chứ?

S: Thưa
59:29 K: Khoan đã, tôi hỏi. Bạn sẽ đến gặp bà Thomas và Radhikaji và nói, thưa bà, chúng tôi phải làm điều gì đó. Làm chứ? Nào, làm chứ? Hay bạn chẳng quan tâm?

S: Tôi quan tâm ạ.
59:59 K: Vậy đi gặp họ đi, cũng như tôi đi. Tôi muốn có xe buýt cho các cháu ấy. Tôi muốn đưa và đón họ hay trường học cho tất cả, mọi nơi - chứ không chỉ ở kia! Tôi làm việc, tôi sẽ nói tôi sẽ nêu vấn đề lên nếu họ không làm.
1:00:35 S: Ngài có thể ạ.

K: Bạn làm, bạn sẽ giúp tôi làm, được chứ?

S: Nếu ngài bảo, tôi sẽ làm.
1:00:43 K: Tôi không nói, bạn đi làm. Đó là độc lập của bạn. Tôi muốn nói với bạn về nhạy cảm tôi muốn nói với bạn về quan hệ bạn với thế giới. Bạn sẽ trưởng thành, bạn sẽ rời nơi đáng yêu này Rishi Valley, vào trung học, đại học, lập gia đình, con cái và công việc, gây gỗ, khổ đau, mọi thứ, đời bạn sẽ thế, và đó là quan hệ bạn với thế giới, với bạo lực, với chính trị, với mọi mục nát trong xứ xở này ư? Phải không?

S: Rồi sẽ thành ích kỷ nếu có mọi thứ ấy
1:01:41 K: Bạn không ích kỷ, bạn quan tâm.
1:01:45 Bạn quan tâm đến mục nát quá mức kia.

S: Chúng ta có thể làm gì đây?
1:01:54 K: Đừng hư hỏng.

S: Vâng, nhưng làm sao
1:01:58 K: Khoan, bạn không lắng nghe, bạn quá vội vàng.
1:02:02 Đừng hư hỏng đấu tranh với nó, chống lại điều gì bạn cho là sai.
1:02:09 S: Và nếu ai không đồng ý, đánh hắn à?
1:02:13 K: Tôi nói đấu tranh trong ý nghĩa bạn đừng hư hỏng.
1:02:18 S: Vậy tôi không hư hỏng nhưng
1:02:22 K: Không sao hết, mặc người khác, bạn đừng hư hỏng.
1:02:27 S: Tôi làm.
1:02:30 K: Khi lớn lên, giờ bạn có thể nói, vâng tôi sẽ không hư hỏng, nhưng khi lớn lên và vào công việc
1:02:37 S: Không ích gì nếu chỉ một người không hư hỏng.
1:02:44 K: Hãy bắt đầu với bạn trước.
1:02:46 S: Vâng, vậy là ngài không hư hỏng - tôi chỉ thí dụ và ngài đi làm, và có giám đốc phỏng vấn và đòi hối lộ thẳng với ngài hoặc là ngài mất việc.
1:03:00 K: Đừng chọn việc đó. Tại sao bạn không tranh đấu điều gì?
1:03:11 S: Mất việc tôi không thể sống.

K: Đừng sống.
1:03:18 S: Vậy tôi vào đời với mục đích gì?
1:03:22 K: Tìm xem. Bạn biết bạn quá yếu đuối, bạn chịu thua. Giả sử bạn nói, không, xin lổi, tôi không hư hỏng, và bạn tập họp mọi người xung quanh, bạn làm
1:03:40 S: Nhưng nếu chỉ có năm người xung quanh tôi
1:03:44 K: Vậy là tốt rồi. Bắt đầu đi.
1:03:46 S: Thưa, giả sử có một người không hư hỏng nhưng không nhạy cảm, mọi người xung quanh không nhạy cảm làm sao họ biết cố gắng làm gì?
1:03:59 K: Tôi sẽ nói với họ. Tôi đang làm. Hãy lắng nghe tôi. Tôi đi nói chuyện khắp nơi, tôn giáo như thế, Phải không? Họ không thích, tôi chẳng ngại. Nếu họ nói với tôi, ngài không thể đến đây, tôi không ngại. Tôi luôn có thể trở về Rishi Valley - nếu họ cho phép. Tôi không ngại gì. Nhưng nếu bạn bận tâm, bạn sợ hãi.
1:04:37 S: Nhưng không có gì làm, nếu chúng tôi đi tìm việc và không được, rồi chúng tôi không có gì để làm.
1:04:43 K: Nếu bạn không có việc
1:04:46 S: Không muốn bị hư hỏng, không muốn chấp nhận không có việc làm, rồi làm gì đây?
1:04:56 K: Làm người coi vườn. Làm người coi sóc vườn có gì sai? nghèo có gì sai đâu? Kém giáo dục - sai gì nào?
1:05:07 S: Làm sao sống?
1:05:25 S: Giáo dục này để làm gì?

K: Giáo dục này để làm gì? Có lẽ chẳng làm gì hết.
1:05:34 S: Chữ nghĩa nhiều không thể đi coi vườn.
1:05:44 K: Vậy bạn đi làm gì có chữ nghĩa. Bạn không bao giờ - các bạn đều tôi không muốn dùng từ - bạn đều tầm thường. Tôi phê phán điều này.

S: Nghĩa là sao?
1:06:02 K: Tầm thường - tiếng Anh nghĩa là tầm thường là lên lưng chừng dốc, không bao giờ lên tới đỉnh. Bạn hiểu chứ? Đừng tầm thường.
1:06:22 S: Tại sao ta gán địa vị cho ai khác, như người coi vườn chúng ta nói rằng hắn khác mình, và không ai muốn thành kẻ coi vườn vì đó là điều gì
1:06:38 K: Vì, tôi không ngại là gác vườn, không lo người khác nghĩ gì tôi không bận tâm mình là thủ tướng hay ai đó. Tôi làm điều gì tôi cho là đúng.
1:06:52 S: Vậy nếu chúng tôi cũng làm điều gì mình cho là đúng
1:06:55 K: Không, rất khó tìm xem điều gì là đúng không phải điều gì nghĩ là đúng - cái gì đúng. Điều này rất khó. Phải không? Tôi nghĩ điều này đúng - nó có thể sai.
1:07:14 S: Mọi người xung quanh bảo, bạn phải làm điều này vì nó đúng
1:07:20 K: Đó chỉ là truyền thống, là uy quyền. Tôi muốn tìm xem cái gì đúng - thế nào? Làm sao tìm?

S: Không phải đó là quan niệm sao? Đúng với người này có thể sai với người khác.
1:07:33 K: Tôi nói rồi, anh bạn không lắng nghe, bạn không lắng nghe. Mỗi người nghĩ mình đúng theo cách riêng. Phải không? Bạn cho cái này đúng, người khác cho cái nọ đúng, hay sai nhưng tôi muốn tìm xem cái gì đúng - hãy nghe kỹ với mọi trường hợp, mọi áp lực với mọi điều người khác nói - tôi muốn tìm xem cái gì đúng. Thế nào? Và rất khó tìm xem cái gì đúng. Để tìm xem cái gì đúng bạn không thể có quan niệm phán đoán, lý lẽ. Phải không? Vậy nếu bạn nhận ra cái đúng liền có tự do
1:08:34 S: Chỉ khi có tự do hoàn toàn.
1:08:39 K: Tự do hoàn toàn, đúng thế. Khi có tự do hoàn toàn bạn liền thấy cái gì đúng.
1:08:45 S: Nhưng làm sao đạt được tự do?
1:08:49 K: Làm sao được tự do? Bạn không đạt tự do được. Tự do có mặt, đến, nếu bạn không vướng mắc nếu bạn không tư lợi - bạn hiểu không? Nếu bạn không ích kỷ.

S: Vậy là tự do.
1:09:05 K: Có tự do, cái gì bạn hiểu cũng là đúng.
1:09:12 S: Nhưng tôi không thể sống một mình trên đời này.
1:09:15 K: Tôi không ngại sống một mình trên đời này.
1:09:18 S: Thưa không.

K: Bạn ngại, bạn lo sợ.
1:09:21 S: Vậy làm sao rời bỏ ích kỷ?

K: Làm sao lìa bỏ ích kỷ?
1:09:26 Tôi sẽ nói bạn cách rất đơn giản? Đừng ích kỷ!

S: Không phải vậy đâu.
1:09:33 K: Lắng nghe đi. Đừng ích kỷ. Bạn biết ích kỷ là gì. Đừng ích kỷ. Đừng nói, tôi sẽ bỏ nó, đừng ích kỷ. Thế nên hãy học xem ích kỷ là gì, nhìn đi.
1:09:50 S: Mọi cái đều đưa đến nhìn.

K: Phải. Nhìn xem. Bạn học quan sát đến vô tận. Tôi học biết bao điều khi nhìn bạn đi trên đường bạn đi ra sao, bạn nói thế nào, nói gì, bạn có nói ý thế, hay cố ý nói ngược - theo kịp chứ? - nói hai nghĩa. Tôi học, tôi quan sát. Đó là một việc. Trước hết tôi muốn tìm hiểu bạn nhạy cảm không; rồi quan hệ bạn với thế giới; rồi thì bạn có khác với thế giới không? Thế giới bạo lực, bạn có bạo lực không? Thế giới hư hỏng, bạn có hư hỏng không? Thế giới bạo lực, bạn bạo lực chứ? Phải không? Thế giới nói, tôi là người Anh tôi người Pháp, người Ấn, người Nga, người Hồi giáo. Phải không? Thế nên họ xung đột nhau. Vậy tôi sẽ không là ai đó trong họ.
1:11:15 S: Thưa, ai cũng nói, tôi là Chi, tôi là Gotham.
1:11:25 K: Dĩ nhiên bạn là Gotham, hay tên nào khác, tự nhiên thôi. Nhưng đừng theo chủ nghĩa ái quốc.
1:11:32 S: Không phải như nhau sao, khi tôi nói tôi tên là và nói rằng đây là đất nước tôi, không phải như nhau sao?
1:11:41 K: Đúng thế. Đó là ích kỷ. Bạn đồng hóa mình với cái gì lớn hơn nhưng ích kỷ vẫn Đợi chút, giờ là kém mười lăm phút. Vậy chúng ta đã nói một giờ mười lăm phút. Tất cả đều bồn chồn, hãy ngừng ở đây. Bạn sẽ ngồi im lặng, tuyệt đối im lặng trong 5 phút chứ? Đừng động đậy, giữ tư thế thoải mái, rồi ngồi thật im lặng thực sự im lặng, không ho, nhắm mắt lại và xem bạn nghĩ gì Tốt rồi, các bạn. Cám ơn đã lắng nghe tôi. Phải không?
1:13:43 Cám ơn. Cám ơn.
1:13:46 Bạn là Gotham, phải không? Bạn tên gì?

S: Ajip.