Krishnamurti Subtitles home


RV84DS3 - Nguyên nhân hư hoại là gì?
Buổi Thảo luận thứ ba với Sinh viên
Rishi Valley, Ấn độ
20 tháng Mười hai 1984



0:38 K: Các bạn muốn nói về gì?
0:43 S: Tự hào.
0:47 K: Tự hào. Bạn tự hào à?

S: Đôi khi.
0:53 K: Đôi khi. Tại sao? Bạn tự hào điều gì?
1:00 S: Đạt được gì đó.
1:03 K: Đạt được. Bạn đạt được việc gì? Hay bạn ngưỡng mộ người khác đạt được, hay bạn muốn đạt được Có phải bạn muốn nói về: tự hào, thành tích, thành công... địa vị, quyền hành. Bạn muốn tất cả à? Có lẽ tất cả. Đừng tự gạt, đừng tự dối mình, thảy đều muốn có chúng sao?
1:54 S: Không ạ, chúng tôi muốn vì ở trên đời không thể sống mà không có chúng.
2:04 K: Giờ thì, cậu này nói, không thể sống thiếu chúng. Bạn hiểu thế nào?
2:10 S: Nơi đâu ngài thấy người nghèo...
2:14 K: Bạn ra đây!
2:21 S: Đâu đó ngài thấy người nghèo, hay điều gì họ sẽ tranh cãi nếu ngài không cho gì, hay nếu ngài cố xem họ như người tốt, họ cũng chẳng kính trọng ngài.
2:32 K: Vậy bạn muốn là gì nào?
2:35 S: Điều gì chúng ta có thể được kính trọng để sống đời hạnh phúc, nhưng không quá trọng vọng.
2:45 K: Phải rồi: không quá trọng vọng nhưng sống khá thoải mái và hạnh phúc. Phải không?

S: Vâng.
2:56 K: Bạn muốn thế à?

S: Vâng.
2:58 K: Vậy thì theo đuổi nó.
3:00 S: Nhưng chẳng dễ dàng gì trừ khi ngài cố gắng đạt nó.
3:09 K: Câu hỏi nào khác không?
3:12 S: Điều gì khác nhau giữa thiền định và tập trung?

S: Điều gì khác nhau giữa thiền định và tập trung?
3:32 K: Hiểu rồi.

K: Bạn thực sự muốn thảo luận điều ấy, hay đùa chơi, hay chỉ bàn cho vui điều có lẽ tôi thích thú, phải thế không? Bạn có thực sự muốn biết thiền định và tập trung là gì? Tốt thôi. Nếu bạn thực sự muốn nói về điều này bạn sẽ chú ý lời tôi nói chứ?
4:14 S: Vâng ạ.
4:15 K: Đừng nói vâng ạ mà không thoải mái. Bạn thực sự muốn thảo luận à? Nếu thế đó sẽ là chủ đề rất nghiêm túc. Bạn nghĩ tập trung là gì?
4:35 S: Điều gì ngài thực sự muốn suy nghĩ đến. Suy tư sâu vào, tìm hiểu sâu vào, suy nghĩ thật sâu.
4:46 K: Suy nghĩ thực sâu.

S: Suy nghĩ thực sâu.
4:49 K: Suy tư thật sâu - bạn hiểu thế nào?
4:54 S: Điều gì chúng ta muốn giữ mãi trong trí.
5:01 K: Đến đây nào! Điều bạn muốn giữ mãi trong trí. Phải không? Bạn thử chưa? Bạn muốn nhìn mấy đóa hoa, hay quyển sách, hay điều thầy giáo đang nói. Bạn có nhìn mấy đóa hoa kia thật kỹ lắng nghe lời thầy giáo đang nói với bạn, và tập trung vào... có không?
5:50 S: Thỉnh thoảng.

K: Thỉnh thoảng. Khi nào điều đó xảy ra? Khi bạn thích - phải không?

S: Vâng
5:59 K: Khi bạn thích điều gì bạn đặt hết chú ý, suy nghĩ năng lực vào quan sát nó. Và thông thường đó gọi là tập trung. Nghĩa là bạn tập trung vào sách đang đọc - phải không - hay vào điều gì bạn đang nhìn chăm chú, mấy đóa hoa kia, hoặc lời bè bạn hay thầy giáo đang nói. Phải không?
6:40 S: Vâng.
6:45 K: Bạn có nhìn chăm chú chưa, có tập trung vào điều gì khá lâu chứ? Không phải một hai giây nhưng khá lâu, Bạn làm chưa?
7:04 S: Không hiểu ạ.

K: Giờ thử đi. Thử chăm chú lắng nghe lời ai đó đang nói với bạn, hay nhìn thật lâu mấy đóa hoa kia, không cho phép ý nghĩ khác xen vào. Tập trung là thế đó, gom vào, dồn mọi chú ý vào điều gì bạn đang lắng nghe, đang đọc sách, hay nhìn gì, một chú thằn lằn bò ngang tường. Bạn sẽ làm, hay đang làm thế?
7:57 S: Vâng.

K: Đang à? Tốt! Nào, khi làm thế, điều gì xảy ra?
8:06 S: Hiểu nó.
8:09 K: Không chỉ hiểu mà điều gì đang xảy ra? Tôi sẽ giải thích thôi, bạn tự suy nghĩ ra xem. Bạn từ đâu đến?

S: Băng ga lo.
8:30 K: Bangalore, tốt. Tôi có hai cháu trai - giờ hai cháu gái chứ? Anh ấy muốn biết khác nhau giữa tập trung và thiền định. Phải không? Bạn không hiểu từ thiền định nghĩa là gì, phải không? Bạn cũng không hiểu ý nghĩa từ tập trung.
9:05 S: Giờ thì hiểu rồi.

K: Hiện giờ bạn hiểu vì tôi vừa chỉ cho bạn. Vậy tập trung là gom suy tư, năng lực bạn vào điều gì...

S: Thưa...

K: Đến đây! Qua đây chút cho cô ấy ngồi. Cô ta to con đấy. Phải không? Cô gái lớn.
9:45 S: Nhưng không phải rất khó tập trung vào điều gì mà không có ý nghĩ xen vào?
9:50 K: Đúng thế. Chẳng phải rất khó - lắng nghe kỹ nhé - chẳng phải rất khó tập trung vào gì mà ý nghĩ không xen vào
10:04 S: Tôi nghĩ vậy.
10:06 K: Rất khó, phải không? Rồi thì bạn làm gì?
10:13 S: Cố gắng loại bỏ ý nghĩ kia ra.
10:16 K: Loại ra. Vậy ai loại - tôi sẽ không làm phức tạp đâu. Khi bạn tập trung vào quyển sách ý nghĩ khác xen vào. Phải không?

S: Vâng.
10:33 Rồi thì bạn làm gì?
10:36 S: Sẽ cố loại chúng ra.
10:41 K: Phải, bạn cố đuổi ý nghĩ khác ra.
10:45 Điều gì xảy ra trong tiến trình ấy? Tôi đang tập trung, ý nghĩ xen vào, rồi tôi cố đuổi chúng ra, và rồi ý nghĩ lại vào. Vậy cứ thế, phải không? Đúng không?

S: Vâng.
11:06 K: Bạn đang lắng nghe lời tôi chứ? Nếu bạn không thích, đừng bận tâm.

S: Tôi đang nghĩ đến câu trả lời hợp lý của ngài.
11:19 K: Không hiểu.
11:21 S: Tôi đang nghĩ đến câu trả lời hợp lý của ngài.
11:25 K: Xem nào, tôi đang nói khi bạn tập trung vào điều gì
11:32 ý nghĩ khác xen vào. Phải không? Rồi bạn cố gắng loại chúng ra, và rồi bạn lại cố gắng... Vậy là điều ấy luôn tiếp tục. Phải không?
11:45 S: Tại sao ý nghĩ xen vào?
11:47 K: Khoan, khoan, sẽ đến chỗ đó ngay thôi. Trước hết hãy xem điều gì xảy ra. Bạn muốn tập trung vào gì đó, rồi ý nghĩ xen vào và bạn đẩy chúng ra, ý nghĩ lại vào và bạn lại đuổi chúng ra. Vậy thực sự bạn không tập trung, phải không? Bởi ý nghĩ xen vào và quấy rầy bạn. Cậu ta hỏi, tại sao ý nghĩ xen vào. Phải không?

S: Vâng.
12:20 K: Bạn hỏi tôi tại sao ý nghĩ xen vào. Tôi sẽ nói.
12:24 S: Tôi nghĩ là vì chúng ta suy nghĩ đến chúng. Bởi vì khi chúng ta nghĩ việc này, việc kia lại đến
12:33 và ta nghĩ về nó.

K: Đúng thế, bạn đang suy nghĩ điều này, bạn cũng đang suy nghĩ điều khác. Phải không?

S: Vâng.
12:41 K: Tại sao thế?
12:45 S: Nếu ngài đang suy nghĩ, tập trung...
12:53 K: Đến ngồi đây! À, ba trai và một gái.
13:02 S: Thưa, khi cố gắng tập trung, Tôi tự nhủ không để ý nghĩ khác xen vào nhưng chúng cũng vào.

K: Phải, tại sao chúng vào?
13:12 S: Bởi vì ta luôn nghĩ về chúng.
13:14 K: Nhưng bạn cũng suy nghĩ điều kia.
13:19 S: Vì chúng ta loại bỏ chúng.
13:23 K: Đúng thế. Bạn hiểu rồi. Bạn có hiểu điều bạn vừa nói không? Không chắc. Bạn đang cố tập trung vào điều này, ý nghĩ khác xen vào, bạn bèn cố gắng loại bỏ ý nghĩ, chỉ ý nghĩ khác thôi... Phải không? Vậy điều gì xảy ra khi bạn loại trừ? Tôi loại trừ, tôi khó chịu, tôi ăn thức ăn hỏng, và quá no, và tôi cố loại bỏ cơn đau. Tại sao bạn làm thế, tại sao bạn loại trừ, tại sao bạn...
14:11 S: Vì nghĩ rằng sẽ tốt hơn, nếu loại trừ chúng sẽ không đến nên loại bỏ nó.

K: Đúng thế. Anh ta nói, khi bạn loại bỏ chúng bèn trở lại. Vậy loại bỏ là vô ích. Phải không? Đúng không? Có lẽ loại bỏ là sai lầm, là vô ích. Rồi bạn làm gì?

S: Nếu thực sự suy nghĩ điều gì thật nghiêm túc,
14:46 sẽ không có ý nghĩ khác.
14:48 K: Nhưng ý nghĩ khác vẫn xen vào.
14:51 S: Nhưng khi thực sự suy nghĩ mà không có gì khác
14:54 tại sao chúng lại xen vào?

K: Có vẻ bạn không cố hiểu tại sao ý nghĩ luôn chạy ngược chạy xuôi ư? Phải không? Bạn không đặt câu hỏi đó sao?
15:07 S: Thưa... Vì ta loại bỏ ý nghĩ nên không thể kiểm soát chúng và chúng ta mất tập trung. Vậy thì chúng ta nên làm gì, bởi vì, có lẽ nếu chúng ta bỏ mặc, ý nghĩ kia sẽ lướt qua?
15:33 K: Tôi chưa hiểu kịp, bạn hiểu chứ?
15:38 S: Nếu không làm gì cả với ý nghĩ kia, chúng sẽ đi qua? Phải ngài nói thế không?
15:54 K: Bạn có thể lên đây chứ? Ngồi đây, đừng nóng vội. Đây là vấn đề rất phức tạp, phải không? Đa số người lớn kẻ nhỏ đều được dạy từ bé - bạn đang nghe chứ, hãy nghe kỹ - từ bé bạn được dạy tập trung. Phải không? Bạn muốn nhìn ra cửa sổ và thầy giáo bảo, tập trung vào sách đi. nhưng bạn thực sự muốn nhìn con thằn lằn trên tường. Phải không? Và thầy giáo bảo, đừng nhìn, hãy tập trung vào sách. Vậy là từ bé bạn đã thích nhìn thằn lằn nhưng thầy giáo nói, làm việc này đi.
17:18 S: Vâng.
17:21 K: Nếu là thầy giáo, tôi sẽ bảo, mình cùng nhìn thằn lằn nhé - bạn hiểu không? Không cố bắt bạn nhìn vào sách. Bạn có hiểu lời tôi không?
17:43 S: Có ạ.
17:44 K: Nghĩa là, bạn nhìn thằn lằn - không có thằn lằn ở đây! Và bạn thích thằn lằn chứ không phải sách. Vậy tôi, như thầy giáo sẽ nói với bạn, mình nhìn thằn lằn, thật kỹ nhé, xem nó dán vào tường thế nào, có mấy móng chân xem đầu nè, xem mắt nè.
18:23 Phải không? Tôi sẽ giúp bạn xem nó nhiều hơn là xem sách.
18:31 S: Thưa, có câu hỏi ạ.

K: Gì kia?
18:33 S: Nếu thầy giáo, hay trẻ nhỏ trong lớp lãng tâm nhiều lần quá có lẽ như tôi lãng tâm lúc nào đó và người khác cũng có thể lãng tâm lúc khác. Và nếu thầy giáo hướng theo lãng tâm của chúng tôi, làm sao cô ấy dạy hết chương trình?

K: Tôi sẽ chỉ bạn xem. Các bạn đều rất lanh lợi, phải không?
19:04 K: Bạn từ đâu đến?

S: Madras
19:08 S: Cha mẹ tôi sống ở Zambia.
19:14 K: Trước hết tôi không lãng tâm. Đừng gọi đó là lãng tâm. Điều quan trọng là bạn nhìn, chú ý, lắng nghe, thế đó Nhưng không có lãng tâm. Đừng dùng từ 'lãng tâm'. Đúng không? Giờ đợi chút, tôi sẽ giúp bạn nhìn thằn lằn, hay giúp bạn nhìn cậu ngồi không yên đàng kia, đang vặn vẹo mấy ngón tay. Phải không? Điều tôi giúp bạn - không phải giúp - đang chỉ bạn xem là khi bạn chú ý điều gì, dù nó đúng hay sai, rồi bạn có thể chú ý vào sách. Bạn hiểu chứ?

S: Vâng ạ.
20:17 K: Chắc không?

S: Chắc ạ.
20:19 K: Tức là, khi bạn chú ý thằn lằn bạn đã học nghệ thuật chú tâm. Và tôi sẽ giúp hết mấy cháu, hai mươi hay mười lăm cậu, cùng tôi chú tâm. Và khi có chú tâm thì không có lãng tâm.
20:48 S: Vậy tại sao thầy giáo không làm thế ạ? Giả sử chúng tôi lãng tâm trong lớp.
20:54 K: Không có lãng tâm, đừng gọi đó là lãng tâm.
20:58 S: Ví dụ chúng tôi muốn nhìn điều gì, tại sao thầy giáo không giúp chúng tôi nhìn chứ?
21:05 K: Hỏi họ xem. Tôi sẽ nói - đến đây nào - Hai cháu gái. Đúng rồi. Lên đây, vậy tốt hơn! Được không?

S: Vâng.
21:24 Không ngại chứ?

S: Không ạ.
21:26 K: Vậy tốt. Bạn hỏi tại sao thầy giáo không nói mọi điều này. Phải không?

S: Vâng.
21:35 Tại sao họ lại không nói?
21:38 S: Tôi nghĩ họ muốn kết thúc việc riêng, những gì họ muốn dạy chúng tôi.
21:42 K: Đúng thế. Họ muốn xong việc đó. Họ chán, bạn cũng chán. Phải không? Và họ muốn kết thúc nhanh điều họ phải nói và tiếp tục bài kế, hay lớp kế. Thế nên họ chán việc dạy học. Đúng không? Giờ hãy tìm xem tại sao họ chán, tại sao muốn kết thúc nhanh tại sao họ không giúp bạn chú tâm? Bạn hiểu không? nếu bạn chú ý con thằn lằn kia là bạn học nghệ thuật chú tâm Phải không? Bạn hiểu không? Rồi bạn có thể chú ý vào sách, và không có lãng tâm
22:39 S: Nhưng...

K: Khoan, khoan, đợi nào. Tôi chưa xong. Nếu là thầy giáo tôi sẽ chỉ cho bạn thật kỹ chú tâm là gì. Phải không? Chú tâm là đổ dồn hết toàn bộ năng lực bạn vào việc đang làm Phải không? Và nếu biết rằng bạn có thể học cách chú tâm vào...
23:27 S: Vâng ạ.
23:28 S: Có lẽ chỉ khoái thằn lằn, và chắc là không thích... không thích nghiên cứu.
23:34 K: Ai không thích nghiên cứu. Thì đừng nghiên cứu.

S: Thưa...
23:41 K: Tìm xem, tìm hiểu xem. Học đi. Tìm xem tại sao không thích đọc sách. Giờ lắng nghe nhé. Chúng ta nói về tập trung, nghĩa là, bạn đang suy nghĩ, đang chú ý điều gì, thì ý nghĩ khác xen vào, và bạn đẩy những ý nghĩ ấy ra. Và thế là luôn có xung đột: đang muốn chú tâm vào việc kia, ý nghĩ bò vào, vậy là nói chuyện không ngớt trong trí thầm thì, thầm thì, thầm thì, Đúng không? Hiểu chứ? Giờ đến thiền định, từ 'thiền định', bạn biết từ ấy là gì, bạn nghe qua rồi chứ?
24:46 S: Thưa vâng.
24:47 K: Thiền định tiếng Anh nghĩa là suy lường. Phải không? Suy lường. Tiếng Phạn, nếu bạn hỏi...
25:07 S: Radhikaji

K: Ồ cảm ơn bạn.

K: Nếu bạn hỏi Radhikaji, cô ấy sẽ nói 'ma' chữ Phạn cũng là suy lường. Vậy thiền định nghĩa là suy lường. Không có suy lường thì cũng không có tiến bộ kỹ thuật Đồng ý chứ? Hiểu không? Bạn hiểu những lời tôi nói không?

S: Tôi không hiểu từ ngài vừa nói.
25:53 K: Bạn không hiểu từ tôi dùng à?

S: Vâng.
25:57 K: Tôi dùng từ đo lường.
25:59 Bạn có thước đo, phải không?

S: Có ạ.
26:03 Thiền định cũng là đo lường.
26:10 S: Tôi nghĩ anh ấy không hiểu từ 'kỹ thuật', về kỹ thuật.
26:19 K: Ồ, bạn không hiểu từ 'kỹ thuật'.
26:23 Kỹ thuật - làm gì đó, ví dụ bạn muốn chế tạo xe hơi, và bạn phải biết mọi bộ phận, lắp ráp chúng, chúng phải cùng hoạt động. Tôi tháo rời xe hơi thành từng mảnh, và rồi ráp chúng lại, mong là nó chạy. Mà nó chạy rồi. Phải không? Học cả về máy móc, nó hoạt động ra sao, bộ phận rời là gì, thước tấc chúng ra sao, độ bền thép v.v.., mọi thứ đó, học về cái đó gọi là kỹ thuật, một phần thôi. Với tôi, thiền định và tập trung, là hai việc hoàn toàn khác.
27:24 S: Thường khi tập trung mà không cần cố gắng tập trung Như khi làm gì đó mà không cần phải tập trung, ta sẽ tập trung.
27:37 K: Bạn có thể làm gì nếu bạn thích sẽ không cần phải tập trung Bạn có hiểu không?

S: Hiểu ạ.
27:45 K: Nếu bạn thích thì không có tập trung. Bạn có thích gì chứ?

S: Nhiều lắm ạ.
28:03 K: Bạn thích rất nhiều thứ. Là gì nào?
28:08 S: Thích đọc sách.
28:12 K: Thả diều chứ?

S: Vâng.
28:17 K: Leo núi, trèo cây, chọc ghẹo mấy chú khỉ. Bạn thực sự thích gì?
28:31 S: Sưu tập tem.

K: Không, khoan đã. Chủ đề này quá phức tạp cho các cháu. Thiền định là lìa bỏ mọi suy lường. Điều này quá khó với các bạn.
28:54 S: Tập trung là cái gì đó bắt buộc phải làm, và thiền định có lẽ ở nơi nào không có bắt buộc.
29:03 K: Đúng vậy. Thiền định chỉ có thể khi không có nổ lực, khi không có mâu thuẫn. Bạn biết mâu thuẫn, nói một đàng, làm một nẻo. Phải không?
29:19 S: Giả sử, thích đọc sách, thế là thực sự tập trung vào đó lúc không biết mình tập trung, không phải là thiền định sao?
29:26 K: Không, không. Bạn đang cố gắng xem sách nói gì.
29:30 S: Nhưng không biết mình đang tập trung. Như anh ấy nói không biết mình tập trung, nhưng đang tập trung...
29:36 K: Tức là khi bạn thích điều gì, như khi thích đọc trinh thám bạn thích thú, phải không? Việc này rất là khó. Đừng bận tâm đến thiền định hay tập trung. Điều này khó lắm.
29:57 Phải không?

S: Vâng.

K: Chút ít thôi. Tôi muốn nói sang chuyện gì khác. Được chứ?

S: Vâng.
30:05 K: Tôi đã hỏi bạn, bạn thích nói về điều gì, rồi sau đó hỏi bạn mấy câu này Tôi muốn nói về điều gì khác kia.
30:15 Được chứ?

S: Vâng ạ.
30:17 K: Tất cả à?

S: Vâng.

K: Vâng! Con người, như bạn đây, có khả năng, có những tài năng tiềm ẩn. Tài năng, bạn biết đó, như vẽ tranh, chơi đàn violin, thổi sáo, hay làm một người thật tốt. Bạn, con người có tài năng tiềm ẩn. Phải không? Và xã hội, cha mẹ, mọi người bảo, hãy làm nhà kinh doanh hay làm bác sĩ, hay thành kỹ sư, hoặc nhân viên hành chính Ấn độ, công chức. Thế nên trí óc, bạn biết đó, bên trong đầu này bị qui định bởi cha mẹ hay xã hội bạn đang sống. Bạn hiểu không?

S: Vâng.
31:41 K: Vậy là tài năng bạn bị huỷ vì áp lực ấy. Bạn có thể là họa sĩ lớn. Phải không? Hay ca sĩ, hay nhà sinh vật, nhà làm vườn tài ba. Phải không? Nhưng cha mẹ, xã hội nói, không, thế chưa đủ, bạn phải thực sự là nhà kinh doanh giỏi, hay bác sĩ giỏi, hay I.A.S. Vậy là bạn phá huỷ tài năng mình. Và điều quan trọng là có tài năng riêng, rồi bạn hạnh phúc Bạn hiểu lời tôi chứ?
32:44 S: Thưa...

K: Hãy lắng nghe lời tôi. Tôi đang nói. Và bạn đang lắng nghe tôi. Đó là một việc: con người có tài năng riêng, cơ bản, tiềm ẩn Phải không? Không phải luôn luôn là doanh nhân, hay đại uý quân đội, hay... Vậy bạn phải khám phá tài năng riêng, và giữ tài năng ấy, dù bạn có giàu, nghèo, hay thành công.
33:33 S: Thưa, nhưng nếu muốn làm doanh nhân và đồng thời cũng có thể hát, hay vẽ, hay gì khác.
33:44 K: Lanh lợi quá - bạn dạy các cậu này giỏi thật! Họ bảo bạn có thể làm doanh nhân, hay tướng lãnh, hay đại uý quân đội, và cả vẽ tranh nữa. Bạn theo kịp trí cậu ta làm việc thế nào không? Bạn đúng đấy. Rồi bạn sẽ chẳng làm gì trọn vẹn vui vẻ hết.
34:15 S: Tại sao ạ?
34:16 K: Vì bạn bị lôi kéo giữa hai việc.
34:18 S: Không.

K: Tôi biết, tôi hiểu thế. Bạn hiểu không?

S: Vâng.
34:27 K: Đợi chút, tôi nói một tí đã. Vậy nên rất khó khăn tìm ra tài năng riêng mình. Và có thể nó không đưa bạn đến thành công. Không sao đâu mà. Bạn hiểu chứ? Rồi bạn cũng chẳng nệ là không có nhiều tiền vì bạn đã hiểu gì đó trong chính mình. Phải không?

S: Vâng.
35:05 K: Vậy tìm đi, các bạn, hãy tìm ra tài năng riêng, cái riêng bạn không bị áp đặt bởi giáo dục, cha mẹ, xã hội, hãy tìm xem điều chi bạn có, của chính mình.
35:26 S: Nhưng nếu cha mẹ ép chúng tôi làm gì đó.
35:29 K: Tôi biết cha mẹ ép bạn thành kỹ sư, bắt buộc bạn thành này khác. Nhưng khi còn trẻ hãy đùa một tí và nói, vâng, tôi đồng ý, và hãy tìm cho chính mình.
35:43 S: Nhưng giả sử điều gì đó xảy đến.
35:47 K: Tôi biết, lắng nghe tôi nói chút đi. Vì tôi biết nhiều điều để nói. Đúng không?

S: Vâng.
35:56 K: Không phiền chứ?

S: Không ạ.
36:00 K: Rồi bạn cũng sẽ vào đời. khi bạn rời thung lũng diệu kỳ này, với cả mấy tảng đá kia, với cây cối, và hoa, và sân bãi thực sự yên bình, bạn sẽ đối mặt thế giới khủng khiếp kia. Phải không? Có bạo lực, bắt cóc, bắn nhau, hối lộ. Thế giới ngày càng trở nên nguy hiểm hơn. Phải không? Và thế giới đang trở nên hư hỏng, khắp nơi, không chỉ xứ này... rành rành trước mắt kia. Bạn biết từ rành rành là gì không? Rất lộ liễu. Họ nói, đưa tôi cái này tôi sẽ làm cái kia cho. Mục nát hết. Phải không? Khắp thế giới, không chỉ ở xứ này, mà cả ở nước Mỹ, ở... Anh quốc - mục nát chính trị, mục nát xã hội, chợ đen, v.v.. Mục nát hư hỏng bao trùm khắp thế giới. Chúng ta nói mục nát hư hỏng là hối lộ, rửa tiền, trả tiền không có tài khoản. Mọi cái đó gọi là mục nát. Phải không? Nhưng đó chỉ là triệu chứng. Bạn biết triệu chứng là gì không?

S: Vâng, dấu hiệu.
38:07 K: Bạn biết triệu chứng là gì à? Triệu chứng là tôi ăn gì đó, thức ăn nặng nề, và tôi bị đau... Đau bụng là triệu chứng. Nhưng nguyên nhân là do thức ăn sai lầm. Hiểu không?

S: Vâng.
38:30 K: Vậy tôi muốn tìm hiểu nguyên nhân mục nát. Chúng ta nói mục nát - hy vọng bạn lắng nghe bởi vì bạn sẽ đối mặt thế giới khi rời Rishi Valley này.
38:45 S: Giả sử nếu như ta không cầm tiền họ đưa, họ có thể làm điều tệ hơn. Nếu cầm tiền...
38:58 K: Nếu tôi đưa hối lộ bạn sẽ hư hỏng.

S: Vâng ạ.
39:02 K: Rồi bạn cũng thành hư hỏng bởi vì bạn nhận...
39:07 Phải không?

S: Vâng. Nhưng nếu tôi không cầm tiền có lẽ hắn làm gì đó.
39:11 K: Tôi biết rồi. Nếu không nhận, hắn sẽ tổn thương bạn. Hãy lắng nghe, hiểu, nguyên nhân hư hỏng là gì. Bạn hiểu chứ? Mục nát hư hỏng không chỉ là đưa nhận hối lộ, chợ đen... nhưng nguyên nhân là điều gì hoàn toàn khác. Đúng không? Tôi sẽ tìm hiểu điều ấy nếu bạn thích thú. Hư hỏng bắt đầu với tư lợi. Bạn hiểu điều này không?

S: Hiểu ạ.
40:01 K: Nếu tôi quan tâm chính mình, tôi muốn gì, phải là gì, nếu... tôi ganh tị, cục cằn, tàn bạo, độc ác, đó là hư hỏng. Bạn hiểu chứ? Hư hỏng bắt đầu trong tâm trí bạn, không phải chỉ đưa tiền... đó cũng là hư hỏng nhưng nguyên nhân thật của nó bên trong bạn. Trừ khi bạn tìm ra nó và thay đổi không thì bạn sẽ hỏng thôi. Bạn hiểu lời tôi không? Hư hỏng khi bạn nổi giận, khi bạn ganh tị, khi bạn hận thù... khi lười biếng, khi nói, điều này đúng, và cảm thấy nó đúng, và bám vào nó. Bạn hiểu lời tôi không?
41:18 S: Thưa, có vẻ mọi cái nằm trong ích kỷ.
41:21 K: Mọi cái nằm trong ích kỷ. Hoàn toàn đúng. Hư hỏng bắt đầu ở đó. Bạn hiểu không?
41:33 S: Vâng.
41:36 K: Vậy đừng hư hỏng. Bạn có chết vì nó cũng không sao.
41:42 S: Thưa...

K: Khoan, lắng nghe đi. Bạn hiểu không? Chúng ta đều sợ hãi. Bạn nói, tôi sẽ sống thế nào, sẽ làm gì nếu không hư hỏng trong khi mọi người quanh tôi đều hư hỏng? Bạn hiểu ý tôi nói hư hỏng là gì, không chỉ dấu hiệu bên ngoài mà cảm giác sâu thẳm bên trong con người sống với nó - ích kỷ, suy tư về chúng, muốn thành công, ganh tị - bạn hiểu không? Vậy hư hỏng là bên trong, trong tâm trí bạn. Vậy nếu bạn hiểu thật rõ ràng, và bạn thật sự nghiêm túc, không đùa cợt, đa số các cháu trưởng thành sẽ ra đi trở nên yếm thế, họ nhìn thế giới như thế, họ bảo, nào, tôi phải chấp nhận nó. Đó là hình thức yếm thế. Nhưng nếu bạn hiểu rõ ràng ngay lúc này rằng hư hỏng không chỉ là đưa tiền hối lộ nhau - hối lộ dù hai ru pi hay mười triệu đô la, thì vẫn là hối lộ. Và bạo lực là thành phần của cái gọi là hư hỏng, khủng bố, Đó là điều đang xảy ra khắp thế giới. Bạn là người trưởng thành, đừng như họ. Đừng nổi nóng, đừng ganh tị, đừng luôn tìm thành công.
44:08 S: Làm sao chúng ta có thể dừng lại? Làm sao dừng ganh tị lại?
44:13 K: Nếu bạn muốn ganh tị cứ ganh tị và xem việc gì xảy ra. Bạn hiểu không? Nhưng nếu bạn không muốn ganh tị, đừng ganh tị. Đừng nói, làm sao dừng nó? Nếu thấy nguy hiểm, như rắn hổ, không cần ai bảo, bạn bỏ chạy Đúng không? Vậy mà hư hỏng bên trong là nguy hiểm nhất. Phải không? Vậy đừng hư hỏng. Bắt đầu đây trước, không phải ngoài kia. Bạn hiểu chứ?
45:01 Bạn sẽ làm chứ? Đừng hứa. Đừng bao giờ hứa trừ khi bạn chắc chắn sẽ làm. Phải không? Nhưng nếu bạn thấy nó cực kỳ quan trọng, vì tất cả sẽ lớn lên lớn lên trong thế giới khủng khiếp, bất an này. Bạn hiểu không? Không lành mạnh trong lãnh vực chính trị, tôn giáo. Phải không? trong lãnh vực kinh tế cũng không lành mạnh. Vậy thì, tôi sẽ chỉ bạn xem, dù bạn trưởng thành, rời khỏi thung lũng xinh xắn này, hay ở lại thêm hai, ba năm, đừng hư hỏng bên trong, đừng tìm điều vô nghĩa, tự hào, đừng tôi cao hơn kẻ khác. Bạn biết là học được rất nhiều khi khiêm tốn. Bạn biết từ 'khiêm tốn' chứ? Bạn học rất nhiều nếu thực sự khiêm tốn. Nhưng nếu bạn chỉ tìm kiếm thành công, tiền, tiền, quyền lực, địa vị, bạn biết đó, vậy là bạn bắt đầu hư hỏng. Bạn có thể nghèo, nghèo, ai quan tâm. Vậy nên rất quan trọng với bạn là phải tìm ra tài năng riêng và bám chặc nó, dù nó không đưa bạn đến thành công, danh tiếng tất cả đều vô nghĩa, vì dù sao chúng ta cũng sẽ chết. Có hiểu không, anh bạn? Trong khi còn đang sống, đừng chung với thứ rác rưỡi ấy.
48:13 S: Tại sao mọi người không hiểu điều ấy?
48:20 K: Vì họ không nghĩ đến, không cảm thấy, họ luôn nghĩ về chính mình, về nghề nghiệp, về quản lý, về công việc. Bạn hiểu không? Họ chẳng thích điều này. Nhưng nếu bạn...
48:42 S: Làm sao chấm dứt ích kỷ?
48:47 K: Làm sao chấm dứt ích kỷ? Đừng ích kỷ. Lắng nghe thôi. Đừng bao giờ hỏi ai đó, 'làm sao'. Bạn hiểu không? Rồi họ sẽ nói làm sao, và bạn lạc lối. Đó là hư hỏng lớn nhất.
49:14 S: Ý ngài là chúng ta phải tự tìm kiếm.
49:17 K: Tìm kiếm, tìm tòi, dùng trí óc, nghi vấn, hỏi han. Đừng chấp nhận. Là thầy giáo, giả sử tôi là thầy giáo, Tôi mong rằng bạn có trí óc thật tốt. Phải không? Trí óc tốt nghĩa là không xung đột với chính mình hay với người khác. Tôi nghĩ vậy là quá nhiều rồi.
50:03 S: Tôi muốn hỏi: giả sử ngài không ích kỷ và ai đó làm điều gì với ngài?

K: Nếu ai đó làm gì xúc chạm bạn, bạn sẽ làm gì?
50:18 Xúc chạm lại ư?
50:21 S: Tuỳ thuộc mức độ việc anh ta làm.
50:24 K: Vâng, bạn đã nói thế. Lạy trời, bạn rất... Nếu hắn xúc chạm mạnh, bạn sẽ làm gì? Bạn có hỏi bị tổn thương là gì không? Tiếp tục. Cùng suy nghĩ coi.
50:43 S: Có phải hư hỏng cũng là bị tổn thương?
50:45 K: Lắng nghe đi. Ví dụ tôi xúc chạm bạn - ví dụ thôi, tôi không muốn làm thế giả sử tôi muốn tổn thương bạn. Bạn nói, tôi bị tổn thương. Bạn nói thế nghĩa là sao? Dùng trí óc. Đừng lặp lại.
51:05 S: Vật lý à?

K: Phải, không chỉ vật lý mà cả bên trong, hắn xúc chạm bạn. Hắn gọi bạn đồ điên.

S: Tôi nghĩ...
51:15 K: Chỉ lắng nghe thôi. Tất cả nghe kỹ nhé. Hắn gọi bạn đồ điên, và bạn bị tổn thương. Phải không? Bạn có tìm xem tổn thương là gì chưa? Cẩn thận, cẩn thận!
51:35 S: Nếu ngài nghĩ mình không điên và ai đó đến bảo
51:42 K: Nào, ai đó gọi bạn đồ điên hay ai đó gọi bạn vĩ đại cả hai như nhau, phải không? Bạn có hiểu lời tôi không? Ai đó gọi tôi đồ điên, ngốc, và tôi bị tổn thương - ví dụ. Tổn thương là gì? cẩn thận, nghĩ xem, đừng trả lời nhanh, nghĩ đi.
52:19 K: Nghĩ đi. Không, không nghe đâu. Tôi bảo suy nghĩ đi, nghĩ kỹ xem. Tôi hỏi bạn, tôi gọi bạn đồ ngốc - tôi không nói thế - và bạn bị tổn thương. Bạn hiểu bị tổn thương là gì? Bạn là gì nào?
52:46 S: Cái ngã.

K: Suy nghĩ đi, cháu gái, nghĩ xem.

S: Là tôi, là ngã.
52:56 K: Bạn là gì?
52:58 S: Tôi là...
53:01 K: Đến đây nào, anh bạn. Ngồi đây. Nào, đừng phí thời gian. Tôi biết bạn, tiếp tục đi.
53:16 S: Tổn thương là tôi, cái mình dựng lên về mình.
53:19 K: Cái bạn xây lên về chính mình, nghĩa là gì?
53:26 S: Cái đạt được, điều tôi đạt được, điều tôi đã làm
53:31 K: Điều bạn đã làm, điều bạn đạt được. Tại sao tất cả đều quen với thành tích? Các bạn đều nói về thành tích. Giống như cha mẹ, ông bà, họ gặt hái, thành đạt... Phải không? Ý bạn là họ đã thành công.
53:53 S: Không ạ, điều họ làm cho chính họ kia.
53:55 K: Vâng. Ví dụ, tôi đã đi nhiều nơi trên thế giới. Đúng không? Tôi đã nói chuyện với bao ngàn người, Tôi đã đến Liên Hiệp Quốc, đã làm đủ mọi việc. Phải không? Nghĩa là tôi vẽ một hình ảnh, một bức tranh về mình. Phải không? Bức tranh về chính mình. Bạn đến nói, ngốc quá - và tôi bị tổn thương - ví dụ thế. Tổn thương là gì?
54:31 S: Cảm nhận.

K: Cảm nhận, hình ảnh.
54:36 S: Hình ảnh về mình.

K: Vâng, đúng thế. Hình ảnh về mình vì tôi du lịch, là người nổi tiếng, Tôi viết sách, đã gặp bà Gandhi. Theo kịp không? Tôi tạo hình ảnh về mình; hình ảnh ấy bị tổn thương. Bước kế tiếp, nghe kỹ nhé. Có thể sống không hình ảnh chứ?
55:05 S: Có thể sao?

K: Có thể chứ? Vâng. Nếu không thì tôi đâu thể nói gì. Không thành thật khi nói về điều gì mà chính mình không sống.

S: Thưa, nhưng...
55:22 K: Khoan, khoan, lắng nghe lời tôi, anh bạn.
55:29 Vậy bạn có hình ảnh ở tuổi này à? Dĩ nhiên, các bạn điều có hình ảnh. Và hình ảnh ấy bị tổn thương. Và suốt cả đời bạn sẽ bị tổn thương hễ còn hình ảnh ấy.
55:45 S: Vậy nên quên chúng sao?
55:48 K: Rời chúng, đừng có chúng. Ai đó - nhiều người tâng bốc tôi và cũng nhiều người xúc phạm tôi. Không hình ảnh, không bị tổn thương, không vấn đề. Bạn hiểu không?
56:06 S: Vâng ạ.

K: Như thế nhé. Đó là nơi hư hỏng bắt đầu.
56:14 S: Thưa, nhưng làm sao rời bỏ hình ảnh?
56:19 K: Làm sao lìa bỏ hình ảnh. Nếu bạn thấy chúng nguy hiểm, bạn sẽ rời chúng ngay.
56:29 S: Nếu lìa bỏ hình ảnh, vậy còn lại gì?
56:32 K: Không gì hết!

S: Vậy mình là gì?
56:36 K: Khoan đã. Lắng nghe lời tôi.
56:40 Không là gì cả và bạn sống. Rồi bạn sẽ hiểu thôi.
56:51 S: Người ta có thể có hình ảnh nhưng chúng tôi không nên có.
56:55 K: Mặc người khác có hình ảnh, bạn đừng có.
57:01 S: Đôi khi chúng ta không có hình ảnh...
57:09 K: Không 'đôi khi'. Bạn đang nói nghiêm chỉnh, hay lý thuyết?
57:18 S: Giả sử ai đó có thể...
57:21 K: Tại sao bạn giả sử?
57:25 S: Nếu không có hình ảnh, không phải anh ta cảm thấy bất an sao?
57:30 K: Thì bất an. Biết mình không an. Rồi tìm xem an ổn là gì. Nhưng nếu bạn luôn đi tìm an ổn bạn sẽ không biết mình bất an. Nhưng trước hết hãy tự tìm xem, nếu bạn bất an, là sao, vật lý, rồi bên trong, và v.v..
58:06 S: Dù có hình ảnh hay không, vẫn bất an.
58:14 K: Dù có hình ảnh hay không, vẫn bất an. Tôi hỏi bạn, bạn có thấy mình bất an, hay bạn chỉ nói thế?
58:25 S: Tôi cảm thấy bất an về vài việc.

K: Đợi đã.
58:28 Tìm xem nó nghĩa gì, bất an nghĩa là sao? Bạn không an, về vật lý - đúng không - hay về kinh tế, hay bất an vì dư luận - đúng không - hay bất an về tiền bạc, hay bất an trong quan hệ. Tìm xem.
59:03 S: Và rồi gì nữa?
59:06 K: Khi bạn biết được chỗ không an bạn sẽ an. Nắm cái đó, anh bạn.
59:15 S: Thưa, ngài có hình ảnh không?

K: Lắng nghe lời tôi đi. Bạn hiểu chứ? Khi bạn tự mình tìm ra bất an là gì, bất an chỗ nào, bất an với gia đình mình, với cha, với mẹ, với vợ con, với thần thánh? Bạn hiểu không? Tìm xem, học nó. Ngay lúc bạn hiểu và học được nhiều điều về bất an, bạn liền rời nó, thế là bạn đã an.
59:58 S: Thưa, nếu ngài học nhiều điều về bất an, ngài không hiểu bất an đâu.
1:00:04 K: Ồ có chứ. Nếu bạn bắt đầu đúng đắn - bạn hiểu không? - vậy đúng đắn ngay lúc khởi đầu. Việc này khó lắm.
1:00:21 S: Ngài nói rằng sống với bất an để tìm xem nó là gì.
1:00:25 K: Bạn bất an, không phải sống với bất an. Bạn vừa nói, tôi bất an. Sống với nó, tìm xem. Dùng trí óc tìm xem. Đừng thành máy móc.
1:00:43 S: Rời bỏ bất an chúng ta phải bỏ sợ hãi trước, phải không?
1:00:47 K: Sợ hãi. Phải không? Tôi sẽ chỉ, bạn phải học, không phải từ tôi đâu, học nhé. Sợ hãi là gì?
1:01:04 S: Sợ hãi là điều chúng ta nghĩ đến.
1:01:10 S: Điều gì ta không biết.
1:01:13 K: Khoan đã. Bạn không chịu lắng nghe người khác, bạn luôn sẵn sàng với vấn đề riêng. Anh ta nói - bạn có hiểu lời anh ta không? Bạn không hiểu vì không lắng nghe, vì vấn đề riêng của bạn quan trọng hơn; đó là ích kỷ. Phải không? Anh ấy nói, sợ, làm sao ta lìa sợ hãi? Ý bạn là thế, phải không? Đúng không? Vậy lắng nghe vấn đề ấy trước. Anh ấy nói, sợ hãi là gì, làm sao hết sợ hãi? Bạn có biết mình sợ không?
1:02:11 S: Có ạ.

K: Có ạ! Tại sao?
1:02:19 S: Chắc là vì chúng ta nghĩ đến điều làm mình cảm thấy sợ.
1:02:23 K: Đợi chút, bạn vừa nói một điều to tát lắm. Không biết bạn có thấy thế không. Bạn nói một điều rất thật.
1:02:35 S: Và nếu chúng ta không nghĩ đến điều ấy...
1:02:38 K: Đúng rồi. Bạn vừa học điều cơ bản, rằng suy nghĩ sinh sợ hãi. Phải không? Đúng không?

S: Vâng.
1:02:53 Vậy phải tìm xem nghĩ là gì, chứ không phải làm sao hết sợ. Bạn hiểu không? Bạn vừa nói rất rõ rằng suy tư sinh sợ hãi, nghĩa là... Ngày mai tôi có thể chết nên tôi sợ. Tôi có thể mất việc nên tôi sợ. Phải không? Vậy là suy tư sinh sợ hãi. Và suy tư là gì? Giờ hãy từng bước tìm hiểu xem. Suy tư là gì nào?
1:03:37 S: Thưa, có phải để thoát khỏi sợ hãi ta phải bỏ suy tư?
1:03:41 K: Không. Tôi không hề nói lìa bỏ điều gì, vì nó sẽ trở lại.
1:03:45 S: Vậy ngài thấy rằng sợ hãi nguy hiểm...
1:03:49 K: Phải. Không, trước hết lắng nghe đã. Tôi nói, sợ hãi, cậu ta nói: sợ có mặt, nó đến khi bạn nghĩ điều gì. Phải không? Sợ tôi có thể chết, sợ tôi có thể thất nghiệp, sợ cha mẹ, sợ thầy giáo. Hễ còn nghĩ về tương lai - phải không - thì còn sợ hãi. Đúng không? Giờ ta phải tìm xem suy nghĩ là gì.
1:04:30 S: Có lẽ là ích kỷ.

K: À, khoan đã. Yêu cầu bạn một điều, lắng nghe trước đã. Tôi không cố chặn bạn đâu. Suy nghĩ là gì? Cẩn thận. Vận dụng trí óc xem.
1:04:48 S: Trí óc làm gì?
1:04:51 K: Không, dùng trí óc tìm xem suy tư là gì.
1:04:56 S: Tưởng tượng.

K: Tưởng tượng, tiếp đi.
1:05:04 S: Điều gì ngài thấy, ngài ghi lại và nghĩ về nó.
1:05:09 K: Tốt rồi, bạn đang bắt đầu. Bạn đang ghi, phải không? Thế đó - ôi trời! Bạn xem nhé. Trí óc ta, trong đầu này, đang ghi lại. Bạn ghi toán học. Bạn ghi địa lý, lịch sử, bạn đang ghi lại. Băng từ đang ghi. Đang ghi lại đó, đàng kia. Bạn hiểu không? Tôi đang nói chuyện, được nối vào máy kia, và đang thu vào băng từ. Trí óc chúng ta làm y như thế. Đang ghi. Phải không? Toán học, lịch sử, địa lý, cha mẹ, trí óc ghi lại cha mẹ. Phải không? Nào, đợi chút đã. Theo bạn, ghi lại là sao? Suy nghĩ xem, dùng trí óc đi.
1:06:22 S: Nếu ngài nhắc lại điều gì.
1:06:24 K: Ý bạn ghi lại là gì?

S: Chăm chú
1:06:28 Không cần ghi lại sao?

S: Vâng.
1:06:32 K: Tại sao?
1:06:35 S: Nối quá khứ với tương lai.
1:06:39 K: Không, không cần ghi lại sao? Tôi mong các cậu lớn chú ý mọi điều này vì đó chính là đời sống. Vậy thì ghi lại là cần thiết khi bạn viết thư, khi bạn lái xe Phải không? khi bạn phải thi cử - bất hạnh thật - khi bạn ghi nhớ rằng mình có cha hay mẹ ở đâu đó. Tất cả ghi lại, cái đó cần thiết. Giờ cũng có loại ghi lại khác. Tôi bị tổn thương - bạn hiểu không?

S: Vâng ạ.
1:07:37 K: Có hai loại ghi lại: ghi lại về lái xe, viết thư, trở thành I.A.S., thành kỹ sư. Lắng nghe nhé, theo kịp không? Và cũng có cái ghi khác, tôi nè, tôi ích kỷ, tôi muốn cái này, Tôi muốn thành công. Phải không? Vậy là luôn luôn có hai cái ghi. Ghi lại là ký ức, phải không? Ký ức về cha mẹ, ký ức về toán học. Phải không? Vậy ghi lại là ghi nhớ, là lặp lại. Bạn hiểu thế chứ? Khi học toán, bạn ghi nhớ, bạn lặp lại, như băng từ kia. Thế là bạn thành máy móc. Như băng từ là máy móc, lặp lại, lặp lại, lặp lại Tôi là Bà la môn, tôi là Bà la môn. Tôi là Ấn giáo, tôi là Ấn giáo, Tôi chống Cộng sản, Cộng sản, Cộng sản. và v.v.. Trí óc chúng ta thành qui định, giới hạn, nhỏ hẹp. Phải không? Vậy suy tư là một phần của ghi nhớ. Bạn không thể có ký ức nếu chưa gặp cha mình, nếu bạn chưa từng gặp ba má mình. Vậy thì, khi đã gặp ba má mình, nó lưu lại trong trí óc như ký ức, và đó cũng là kiến thức, và kiến thức dựa trên kinh nghiệm - dĩ nhiên.
1:09:59 S: Tôi đang ghi nhớ.

K: Bạn là ghi nhớ. Bạn hiểu không? Bạn là ghi nhớ, cả con người bạn là ghi nhớ. Ghi nhớ rằng bạn là atman, ghi nhớ bạn có linh hồn, ghi nhớ trong bạn có ánh sáng, ghi nhớ rằng có thần thánh. Tất cả đều là ghi nhớ. Bạn lắng nghe, tìm hiểu xem lời người nói có đúng không, hay là nói dối. Bạn hiểu chứ, tìm xem. Bạn là ghi nhớ, không ghi nhớ, bạn không là gì cả. Ghi nhớ tên họ, ghi nhớ gia đình, ghi nhớ toán học, ghi nhớ đi lên đồi kia, ghi nhớ bè bạn. Đúng không? Vậy bạn là ghi nhớ. Ghi nhớ là vật chết, đã qua.
1:11:11 S: Thế thì làm sao chúng ta sống?
1:11:14 K: Bởi vì tạng phủ, thức ăn, không khí, nước.
1:11:19 S: Vậy làm sao ta có thể...
1:11:22 K: Hãy tìm xem, đó là mấu chốt quan trọng. Bạn hiểu chứ? Tìm xem sự thật là gì. Ghi nhớ không phải sự thật.
1:11:38 S: Thưa, ý ngài sự thật là gì?
1:11:41 K: Bạn không thể mô tả nó. Hoa là gì? Đóa hoa kia là gì? Nhìn xem. Khi nhìn đóa hoa kia bạn chẳng bao giờ hỏi nó là gì, làm sao nó đến, đẹp là sao? Hãy học đi. Đẹp là sự thật. Bạn hiểu không? Đẹp là sự thật. Đẹp của cuộc sống tốt - tốt, không phải thành công - Mười một giờ kém mười, ngồi im lặng một phút chứ, các bạn? Hãy ngồi im lặng. Tốt rồi, cám ơn các bạn.