Krishnamurti Subtitles home


RV85DS1 - Vị của sợ hãi là gì?
Buổi Thảo luận thứ nhất với Sinh viên
Rishi Valley, Ấn độ
5 tháng Mười hai 1985



1:04 K: Các bạn muốn tôi nói về gì nào? Bạn không cần phải giơ tay - nói được rồi.
1:22 S: Tại sao ngài cao còn chúng tôi ở dưới thấp?

S: Tại sao đa số chúng tôi cảm thấy thế?
1:33 K: Cảm thấy cao, thấp à?

S: Vâng.
1:37 K: Lạy trời, tôi không hề nghĩ thế! Tại sao chúng ta ngồi đây - có tiếng vang kìa (cười). Tại sao chúng ta - nó ngưng rồi - tại sao tại sao bạn cảm thấy mình cao hơn người khác. Phải thế không?
2:12 S: Đa số cảm thấy thế.

K: Đa số chúng ta cảm thấy thế. Tại sao? Tại sao bạn nghĩ vậy?
2:24 S: Có lẽ vì mọi người nói về ngài.
2:28 K: Ồ, mọi người nói về tôi. Tệ thật! Để việc ấy sang bên, tại sao bạn nghĩ như thế?
2:40 S: Tôi không biết.

K: Không biết.
2:42 S: Nó hiện ra trong trí.

S: Nó hiện ra trong trí chúng tôi.
2:46 K: Đừng nói hai người cùng lúc. Bạn nói gì nào? Đừng ngại.
2:59 S: Nó hiện ra trong trí chúng tôi.
3:03 K: Chỉ hiện ra trong trí. Phải không? Tôi đã đi khắp thế giới, còn bạn thì chưa. Tôi đã đi trước chiến tranh, thế chiến thứ hai, khắp châu Âu Úc, Tân tây lan, Fiji, Nam Mỹ - phải không? khắp châu Mỹ, châu Âu, v.v.. vậy có gì khác nào?
3:36 S: Không.

K: Không. Vậy điều gì làm bạn khác với người khác?
3:44 S: Có lẽ chúng ta tạo ra ý niệm về người khác. Chúng ta tạo ra vài loại ý kiến.
3:53 K: Tại sao bạn có ý kiến về người khác? Nói xem tại sao bạn có ý kiến khác với người khác. Ý kiến là gì? Các cậu lanh lợi lắm, đến đây! Hai kẻ ngồi giữa nhóm vĩ đại! Ý kiến là gì? Tại sao chúng ta có ý kiến về tôi, ý kiến về nhau, về người lớn? Sao bạn có ý kiến, bạn hiểu ý kiến là gì?
4:41 S: Hình ảnh, ý niệm.
4:45 K: Hình ảnh, hay ý niệm về người khác. Sao bạn có chúng nào? Bạn đâu biết tôi. Phải không? Đúng không?

S: (Không nghe được)

K: Không, không, đợi chút. Bạn không biết tôi, phải không? Không. Thỉnh thoảng tôi mới đến đây và biết bao om sòm về việc này. Phải không? Nhưng bạn thực sự không biết tôi. Tại sao bạn có ý kiến về tôi? Tôi có thể là lão mũi khoằm phải không? - có thể là lang băm, - hay tên lừa bịp, gì gì bạn thích, nhưng bạn không biết tôi. Phải không? Đúng không? Vậy tại sao bạn có ý kiến về tôi? Ý kiến là, một gợi ý trước. Cũng nghĩa là ý niệm tưởng tượng trước về anh ta. Bạn có hình ảnh về anh ta. Phải không? Theo hình ảnh ấy bạn diễn dịch lời anh ta anh ta có vẻ gì, và v.v.. Phải không? Vậy tại sao bạn lại thế? Tôi hỏi tất cả, tại sao các bạn có ý kiến?

S: Tò mò. Vì tò mò.
6:27 K: Tại sao bạn tò mò về tôi?
6:29 Tôi sẽ kể mọi điều bạn muốn biết về tôi mọi việc bạn muốn biết về tôi. Phải không? Vậy tại sao bạn tò mò về tôi? Tôi chải tóc thế nào? Tôi đánh răng ra sao? tôi ngủ bao lâu? Phải không? Bạn muốn biết mọi điều đó à? Không, không phải. Thành thật là không. Đúng không? Vậy bạn muốn biết gì ở tôi nào? Bạn không biết. Vậy tại sao bạn có ý kiến về tôi? Tại sao bạn có ý kiến về nhau? Nghĩa là tôi có ý kiến về bạn và ý kiến ấy ngăn cản tôi nhìn bạn. Ý kiến xen giữa tôi và bạn. Phải không? Vậy tại sao bạn có nó?
7:45 S: Vậy làm sao ngài nhìn người khác?
7:47 K: Làm sao bạn nhìn người khác. Nhìn tôi xem. Tôi nhìn bạn, tại sao phải cần ý kiến? Tôi nhìn bạn. Bạn có mái tóc cao đến đây. Tôi thì chải đầu (Cười). Có lẻ bạn đã xem ảnh tôi. Nhưng gì nào? Tại sao bạn có ý kiến? Tiếp tục, suy nghĩ đi. Thực sự bạn đang suy nghĩ hay chỉ im lặng? Có thể nào bạn nhìn ai đó, lắng nghe ai đó mà không có ý kiến gì để có thể nghe lời anh ta? Phải không? Bạn hiểu lời anh ta bạn bắt đầu nắm được ý nghĩa, ý tứ những gì người khác đang nói. Đúng không? Nhưng nếu có ý kiến bạn không thể nghe. Phải không? Vậy bạn có lắng nghe lời tôi không? Nghe thực sự, với đôi tai và lắng nghe điều anh ta phải nói không chút diễn dịch lời anh ta nói với bạn. Nghĩa là thực sự lắng nghe ai đó. Phải không? Thực sự lắng nghe. Bạn có lắng nghe thầy giáo không?
9:40 S: Có ạ.

K: Đừng nói dối. Đừng giả vờ. Bạn có lắng nghe thầy giáo không?

S: Không phải luôn luôn.
9:52 K: Không phải luôn luôn. Tốt! Khi nào bạn lắng nghe họ? Đừng nhìn họ. Khi nào bạn lắng nghe họ?

S: (Không nghe được)

K: Bốn bạn cùng nói, để người khác nói chứ. Khi nào bạn lắng nghe thầy cô giáo nào?
10:19 S: Khi thích hợp.
10:21 K: Khi thích hợp. Hoàn toàn đúng! Khi thoải mái với bạn khi dễ chịu với bạn, khi thích hợp bạn lắng nghe anh ta. Phải không? Đó không phải lắng nghe, đúng không? Bạn biết lắng nghe là gì mà, biết không? Nghĩa là: bạn nghe âm thanh và nó được truyền vào trí não rồi trí não diễn dịch thành ngôn ngữ bạn quen dùng và nói ra đó là lời anh ta đang nói với tôi. Phải không? Đúng không? Vậy bạn có lắng nghe ai đó chứ? Chú ý chứ không phải tình cờ. Bạn biết mà. Nhưng bạn có thực sự lắng nghe ai đó không? Nghe cha mẹ nghe chú bác, cậu mợ, cô dì, hay thầy cô giáo bạn bè, bạn có thực sự lắng nghe ai chứ?
11:31 S: Chúng tôi lắng nghe ngài.

K: Bạn lắng nghe tôi - tại sao?
11:38 Bạn có thực sự lắng nghe tôi không? Hay giả vờ bảo,'Vâng, chúng ta vào đề đi'. Bạn lắng nghe thực chứ? Bạn có lắng nghe chim chóc không?
11:59 S: Khi không lãng tâm chúng tôi lắng nghe.
12:04 K: Bạn làm thế khi nào? Lãng tâm ấy.

S: Không.
12:08 Nếu không lãng tâm ta lắng nghe điều gì mình thích nghe.
12:12 K: Vậy tại sao bạn dùng từ 'lãngtâm'? Nói xem, các bạn lớn ngồi im lặng đàng kia tại sao các bạn dùng từ 'lãng tâm'? Bạn biết từ ấy nghĩa gì chứ?
12:30 S: Điều gì xen vào đường đi của cái khác.
12:34 K: Anh bạn, tôi hỏi nhé, bạn hiểu lãng tâm là gì? Bị lôi kéo - phải không? - và bị lãng tâm. Điều gì lôi kéo bạn? Bạn đang lắng nghe tôi chứ? Vui không? Bạn có bị ép phải lắng nghe tôi không? Không ai yêu cầu bạn đến đây nghe tôi chứ, có không? Bạn chắc chứ? Đừng nhìn họ. Bạn thấy người lớn không nói gì cả bởi vì họ lớn cả rồi. Và các bạn cũng thế khi các bạn lớn lên các bạn cũng sẽ ít nói. Nhưng các bạn không ít nói với nhau mà là ít nói với tôi. Phải không? Đúng không? Tại sao? Bạn tò mò điều tôi muốn nói à? Bạn muốn tôi kể nơi tôi đã đi chứ? Có muốn tôi nói đã gặp ai không?
14:12 S: Không ạ.

K: Không. Bạn không thích, phải không? Ba chú chim kia cứ nói huyên thuyên. Tôi vui là bạn đang nói. Nhưng người khác giữ im lặng. Tại sao? Tôi đã gặp Thủ tướng, đã gặp phó Tổng thống. Rồi cùng ăn trưa và ăn tối và chúng tôi tán gẫu - bạn biết 'tán gẫu' là gì chứ? Nói chuyện. Và chúng tôi gặp vài người khác. Chính trị gia là gì?
15:00 S: Một người vận động giành cử tri và trông nom đất nước ở vị thế cao.
15:22 S: Người lãnh đạo đất nước.

K: Lãnh đạo đất nước.
15:29 Họ lãnh đạo đất nước sao?
15:32 S: Không ạ.
15:35 K: Vậy tại sao bạn dùng từ 'lãnh đạo đất nước'?
15:41 S: Người giúp đất nước.
15:45 K: Bạn hiểu từ 'đất nước' thế nào?

S: Nơi chúng ta sống.
15:51 K: Ý bạn 'đất nước' là gì? Đất nước nào?
15:57 S: Nước nào đó.

K: Nước nào đó.
16:01 Vậy chính trị gia lãnh đạo đất nước sao?
16:05 S: Họ cố gắng giúp.

K: Cố gắng giúp gì? Nghèo khổ ư?
16:11 S: Cố gắng giúp giải quyết vấn đề.
16:14 K: Vấn đề gì?

S: Nhiều vấn đề.
16:18 K: Nói xem vấn đề là gì?
16:21 S: Thưa, giải quyết lời kêu ca của mọi người.
16:26 K: Kêu ca của người khác. Đúng không? Bạn có kêu ca không? Về ai nào? Tôi mong vài bạn sẽ nói. Bạn thích điều gì? Bạn muốn nói với tôi hay tôi tiếp tục nói với chính mình?
17:07 S: Thưa, tôi muốn hỏi ngài về sợ hãi.
17:13 K: Sợ hãi. Đó là chủ đề rất lớn, phải không? Bạn sợ điều gì à? Hãy thành thật.

S: Đôi lúc thôi.
17:31 K: Đôi lúc thôi. Bạn hiểu sợ hãi là gì? Suy nghĩ cẩn thận xem lắng nghe kỹ ý nghĩa của từ 'sợ hãi'. Bạn có sợ cha mẹ không? Đôi lúc.
17:54 S: Đôi lúc khi họ nổi giận.

K: Vâng, đôi lúc. Bạn có cảm giác gì khi bạn sợ hãi, khi bạn có nổi sợ? Cảm giác là gì? Tiếp tục chứ. Suy nghĩ kỹ xem, đừng nói gì hết. Khi bạn sợ hãi cảm giác đó là gì? Mùi vị nó ra sao? Bạn đã ăn chuối bạn đã nếm vài loại thức ăn - mùi vị sợ hãi ra sao? Đặc biệt là người lớn, học sinh lớn. Họ rất sợ bởi vì họ phải thi cử và cha mẹ bảo họ phải làm gì. Phải không? Đúng không? Bạn cũng sẽ được bảo phải làm gì: thi cử, nghề nghiệp - bạn biết cả. Vậy cảm giác sợ hãi là gì?
19:08 S: Cảm thấy muốn thối lui vào điều gì để tránh cái đang sợ.
19:20 K: Phải, bạn thấy rắn hổ có vài con ở đây, tôi tin thế, tôi chưa thấy những con dài và có nọc độc bạn sợ - phải không? - và bạn lùi lại. Cảm giác đó là gì?
19:41 S: Đau đớn mình sẽ bị.
19:51 K: Đau đớn - phải, giữ từ ấy đau đớn có thể có nếu rắn hổ cắn. Cảm giác ấy giống cái gì nào? Bạn chưa bị cắn nhưng tưởng tượng điều có thể xảy ra - phải không? hay nghĩ đến điều có thể xảy ra, và bạn sợ. Tôi xin hỏi bạn nhé cảm giác đó là gì? Có thể các bạn lớn sẽ tham gia. Cảm giác sợ hãi là gì? Suy nghĩ xem, tiếp tục chứ, đừng ngủ sáng sớm mà.
20:53 S: Thưa, có lẽ trí óc có vấn đề.
20:57 K: Trí óc có vấn đề. Ý bạn là sao?
21:03 S: Thưa, không biết phải làm gì.
21:06 K: Bạn không biết việc đang làm. Phải không? Bạn thấy rắn hổ trên đường, dọc đường và bạn biết nó có nọc độc - phải không? và bạn bỏ chạy, hay la lên. Tôi hỏi cảm giác đàng sau việc đó là gì?
21:33 S: Thưa, ta cảm thấy hơi bất an.
21:41 K: Bạn cảm thấy bất an, bạn thấy lo. Phải không? Bạn sợ hãi. Cảm giác đang sợ ấy là gì?
21:54 S: Cảm thấy bất an.

K: Bất an.
21:59 Bạn hiểu từ 'bất an' là gì? Tiếp tục. Tìm hiểu từng bước.
22:07 S: Không có bảo vệ.

K: Không bảo vệ.
22:13 Bạn chưa bị rắn hổ cắn. Phải không? Bạn tưởng tượng ra mọi điều này. Đúng không? Bạn hiểu lời tôi chứ? Bạn tưởng tượng bạn có thể bị tổn thương có thể nằm liệt giường, hay chết. Bạn sợ hãi. Tôi đang hỏi bạn. Bạn không trả lời, bạn có phiền lòng không. Cảm giác ấy là gì? Đàng sau từ ngữ ấy là gì?
22:56 S: Ngài cảm thấy như là bắp thịt mình căng cứng và có Tôi không biết nói thế nào.

K: Bạn kể đi.
23:10 S: Có vẻ tim như ngừng đập và đôi khi, những người như tôi, tim bắt đầu đập nhanh hơn
23:19 K: Tôi không hiểu.
23:21 S: Anh ấy nói tim đập nhanh hơn.
23:24 K: Tôi muốn bạn nói ra điều đó. Tim đập nhanh hơn.
23:29 S: Anh ấy nói, bắp thịt căng cứng.

K: Bắp thịt căng cứng. Thế à, lên đây, anh bạn. Bạn không ngại ngồi gần tôi chứ?

S: Không ạ.
23:41 K: Ngại không?

S: Không ạ.
23:42 K: Vậy ngồi gần tôi. Hai chú khỉ! Tim đập nhanh hơn. Bắp thịt co lại. Phải không? Và gì nữa nào? Tiếp tục, kể đi. Bạn muốn thảo luận về sợ hãi. Tôi đang làm đây. Phải không?
24:17 S: Mình muốn đập nó bằng cục đá hay gì đó.
24:22 S: Mình muốn khử nó đi.
24:30 K: Tôi không

S: Bạn muốn thoát khỏi nó.

K: Bạn muốn giết nó.
24:40 Vậy đó, bắp thịt căng cứng.
24:54 S: Cảm thấy như tiếng chuông leng keng trong bụng. (Cười)
25:09 K: Tiếng chuông bên trong bạn. Thế nghĩa là sao?
25:20 S: Chỉ là cảm giác thế thôi.
25:22 K: Bạn có từng sợ hãi thực sự chưa?
25:26 S: Có ạ.
25:29 K: Nghi quá.
25:33 S: Lúc ấy muốn làm gì đó, chạy đi nhưng không thể.

K: Phải rồi. Nhưng tôi muốn hỏi việc khác kia, bạn chưa nói.
25:43 S: Bắt đầu toát mồ hôi
25:45 K: Anh ta nói, bắp thịt co lại, bạn biết đó, co rút và trí óc tê liệt trong vài giây không nghĩ được, nó sợ. Phải không?
26:09 S: Nghĩ về hình ảnh cũ.
26:18 K: Nghĩ về hình ảnh cũ. Lúc đó bạn sợ hãi, khi bạn thấy rắn hổ, phải không? Hay một giây sau, 'lạy trời, nguy hiểm quá' bạn chạy trốn, hay bạn ném đá vào nó từ đàng xa, và v.v.. Nhưng bạn không nói phiền không, tôi lặp lại, cảm giác đàng sau đó là gì? Bạn biết cảm giác khi bị tổn thương bạn biết cảm giác khi bị bỏng ngón tay. Phải không? Bạn biết cảm giác khi ai đó đánh mình. Mong không ai làm thế, nhưng ai đó đánh bạn. Phải không? Bạn biết cảm giác ấy. Vậy cảm giác sợ hãi là gì? Đừng nói. Suy nghĩ kỹ xem. Cảm giác. Cảm giác khi ai đó sỉ nhục bạn, bạn biết đó là gì mà. Ai đó nịnh hót bạn, bạnPhải không? Vậy bạn biết cảm giác mọi thứ đó. Nhưng tôi hỏi bạn cảm giác là gì cảm giác đàng sau sợ hãi?
27:41 S: Cảm thấy sợ hãi.
27:45 K: Phải, anh bạn, tôi nói bạn cảm thấy sợ. Nhưng cảm giác đàng sau đó là gì?
27:54 S: Tôi nghĩ đó là cảm giác hoàn toàn rối loạn.
28:04 K: Cảm giác rối loạn. Từ 'rối loạn' nghĩa là sao? Bạn thấy không suy nghĩ được.
28:16 S: Không biết phải làm gì.
28:20 K: Không biết phải làm gì. Đúng thế. Tiếp tục, nói tiếp xem nào.
28:35 S: Không biết mình làm điều gì đó là đúng hay sai. Không có kinh nghiệm gì hết.

K: Phải. Bắp thịt co lại - phải không? trí óc bạn bị rối loạn, có cảm giác cô lập bạn hiểu hết mà?

S: Vâng.
28:57 K: Cảm giác hoàn toàn cô lập với mọi người. Bạn đối mặt rắn hổ, đương đầu điều nguy hiểm và cảm thấybạn co rúm. Cảm giác
29:17 S: Bạn bị sững sờ trong lúc ấy.
29:29 K: Đúng thế. Sững sờ. Khi sợ hãi, bạn thấy sững sờ. Thần kinh co rúm. Phải không? Bạn cảm thấy bị cô lập, v.v.. và v.v.. Nào, đợi chút. Cảm thấy thế, rồi bạn làm gì? Cô ấy đặt câu hỏi, cô ta nói 'Hãy nói về sợ' sợ thi đậu hay thi rớt. Phải không? Sợ thi rớt, sợ cha mẹ sơ thầy giáo, sợ rắn - sợ hãi. Phải không? Bạn có hàng tá sợ hãi. Phải không? Hàng tá sợ. Đồng ý chứ? Phải không? Điều gì gây ra sợ? Nguyên nhân nào? Khi tôi dùng từ 'nguyên nhân' bạn hiểu chứ? Bạn hiểu từ 'nguyên nhân' khi tôi dùng không?
30:53 S: Hiểu ạ. Động cơ là gì.

K: Động cơ là gì? Khởi đầu sợ hãi là gì. Điều gì khởi đầu sợ hãi? Nguyên nhân gì, nguồn gốc nào nền tảng sợ hãi là gì? Tôi dùng vài từ: 'nguyên nhân', 'động cơ', 'gốc rễ'. Phải không?
31:20 S: Giả sử khi nghĩ điều này có thể xảy ra. Ngài nói giả sử tôi thi rớt, cha mẹ tôi sẽ nói gì đây? Nghĩ điều này có thể xảy ra nên cảm thấy sợ.
31:38 K: Đúng. Nghĩa là, điều người khác nghĩ về bạn nếu bạn thi rớt. Mong các bạn rớt cả!
31:58 S: Nếu nghĩ về tương lai ta sẽ sợ hãi.
32:05 K: Ồ, một, hai, ba người nói cùng một lúc.

S: Nghĩ về tương lai và rồi
32:24 K: Khoan, khoan, khoan đã - dừng ở đó.
32:28 Bạn hiểu tương lai là gì?
32:32 S: Điều gì đó sẽ xảy ra.
32:35 K: Điều có thể xảy ra. Phải không? Nếu như tôi thi rớt, và tôi mong tất cả sẽ và bạn nghĩ về tương lai cha mẹ sẽ nói gì, thầy giáo sẽ nói gì. Phải không? Ý bạn tương lai là gì?
33:01 S: Điều có thể xảy ra. Có thể bị ai đánh, có thể bị xuống lớp.
33:05 K: Tương lai. Hiểu rồi anh bạn. Ý bạn từ 'tương lai' là gì?
33:11 S: Điều sẽ xảy ra trong quá khứ sao? (Cười)
33:21 K: Quá khứ qua rồi! Tôi hỏi bạn tương lai là gì? Ý bạn từ ấy nghĩa gì? Lắng nghe đi - quan trọng cho bạn lắm. Bạn hiểu từ tương lai là sao?
33:38 S: Điều có thể xảy ra.

K: Điều có thể xảy ra. Nghĩa là, bạn có thể - ồ không - tôi có thể bị bệnh có thể bị giết, có thể bị thương. Mọi cái đó là tương lai, phải không? 'Tôi có thể là'. Phải không?
33:59 S: Khi lo sợ ta nghĩ nó có thể sẽ xảy ra.
34:05 K: Phải. Nào, đợi chút, tôi hỏi bạn, tương lai là gì. Ngày mai là tương lai. Phải không? Đúng không?

S: Vâng.
34:16 K: Hai giây tới là tương lai. Hai giây tới. Một giờ tới. Phải không? Vậy tôi hỏi bạn tương lai là gì nào? Cẩn thận. Suy nghĩ kỹ đi. Đừng chỉ nói về điều sẽ đến trong Tương lai.
34:39 S: Tương lai là khi không biết điều gì sẽ xảy ra.
34:42 K: Chính thế. Tương lai là thế. Điều có thể xảy ra, hoặc không xảy ra. Tôi mong điều sẽ xảy ra hay không xảy ra - đều là tương lai. Đúng không? Bạn có thể cao lên, tôi có thể thấp hơn - có thể, có thể. Vậy từ 'có thể' ám chỉ tương lai, một khả năng. Phải không? Có thể xảy ra. Mái nhà có thể rơi xuống. Tôi có thể bị bệnh. Mọi điều có thể - tương lai. Phải không? Đồng ý chứ?

S: Vâng ạ.
35:27 K: Tương lai là gì? Là ngày mai. Hôm nay, hiện giờ là 10 giờ 5 và năm phút nữa là mười giờ mười - tương lai. Suy nghĩ đi. Rất quan trọng cho bạn. Tương lai là gì nào.
35:51 S: Điều sẽ xảy ra ngày mai.
35:53 K: Ồ, chúng ta đã nói rồi. Đã nói tương lai là điều có thể/không thể xảy ra. Tương lai là ngày mai. Phải không? Tương lai là hai giây nữa. Đúng không? Vậy tương lai là gì nào? Quá rắc rối với bạn.
36:19 S: Tương lai là điều không biết.
36:25 K: Là điều không biết ư?
36:32 S: Đôi lúc có thể được biết. Nếu ta biết điều có thể xảy ra nếu biết mình sẽ vào trường cao đẳng hay gì gì ta biết điều gì sẽ xảy ra.
36:48 K: Nếu bạn thi đậu. Phải không?
36:54 S: Khi ai đó nói với ngài điều sẽ xảy ra ngài sẽ biết tương lai.

K: Đúng, anh bạn. Qua hết mọi cái này rồi khi nói cái có thể xảy ra nó luôn ở tương lai. Phải không? Hay không xảy ra - đó là tương lai. Quá khó với bạn. Vậy sợ hãi nghĩa là hiện đang sợ, hay trong tương lai. Phải không? Đúng không? Bạn đang sợ chứ?
37:37 S: Giờ thì không.

K: Tại sao?
37:40 S: Bởi vì không có gì để sợ.
37:43 K: Không có gì để sợ. Đúng không? Nhưng khi bạn vào lớp Ở đây không ai bảo bạn điều nên làm, không nên làm điều nên nghĩ, không nên nghĩ. Không ai bảo gì hết. Thế nên bạn không lo. Hay bạn thực sự lắng nghe để tìm hiểu. Phải không? Không, bạn quá trẻ, quá nhỏ. Sợ hãi là một trong những điều khó nhất để hiểu và để thoát Phải không? Mọi người vào cuộc chiến, giết hại nhau vì sợ hãi. Bạn hiểu không? Tôi có thể mất đất nước tôi có thể mất của cải tôi có thể không thuộc nhóm này - hiểu không? Vậy chiến tranh, giết chóc xảy ra đã hai triệu năm. Bạn hiểu chứ? Đã hai triệu năm con người giết hại lẫn nhau.
39:06 S: Tại sao?
39:08 K: Vì anh ta và tôi thuộc về một bộ lạc. Bạn và anh kia thuộc về bộ lạc khác. Phải không? Chúng ta muốn giành đất đai lẫn nhau hoặc muốn cướp của cải lẫn nhau - theo kịp không? loại đánh nhau, giết chóc, đả thương tổn hại nhau ấy xảy ra đã hai triệu năm.
39:33 S: Thưa, chúng ta chia rẽ.

K: Chia rẽ.
39:42 Ấn độ và Pakistan. Đó là chia rẽ, phải không? Vậy là chúng ta muốn giết nhau.
39:53 S: Nhưng tại sao?
39:56 K: Tại sao? Rất đơn giản. Tôi là người Pakistan và anh ta Hindu. Tôi muốn anh ta theo Hồi giáo. Phải không? Hay nghĩ rằng đất nước tôi to hơn, tôn quý hơn hay gì đó hơn đất nước anh ta.
40:24 S: Họ đạt được gì trong đó? Họ được gì khi làm người khác thành Hồi giáo hay gì gì đó
40:30 K: Đúng thế. Chúng ta được gì nào? Bạn trả lời tôi đi. Họ là những kẻ ngốc. Phải không? Không, nghe kỹ nhé. Việc này xảy ra ở Anh xảy ra ở Đức, Mỹ, Nga. Xảy ra khắp mọi nơi. Quốc gia này là đất nước nghèo. Phải không? Bạn xuống làng sẽ thấy nghèo đói khủng khiếp nhưng họ vẫn xây dựng vũ trang hùng hậu. Phải không? Tại sao?
41:11 S: Thưa, vì họ muốn

K: Không, lắng nghe đi. Hễ bạn còn là người Ấn và cảm thấy mình là người Ấn, bạn sẽ giết ai đó. Phải không? Hễ chủ nghĩa dân tộc, phân biệt chủng tộc, bộ lạc bao lâu còn hiện diện thì bạn sẽ giết ai đó hay ai đó sẽ đến giết bạn.
41:45 S: Thưa, nếu không có quốc gia thì ta đồng hóa mình với cái gì?
41:54 K: Nếu bạn không có quốc gia làm sao có thể đồng hóa mình với cái gì. Phải không? Tại sao bạn muốn đồng hóa với Ấn độ, với Mỹ, với Nga - tại sao?
42:11 S: Thưa, cảm thấy an toàn khi là thành phần của nó.
42:14 K: Khoan đã. Bạn cảm thấy an toàn. Phải không?
42:20 S: Nhưng rồi lại sợ rằng đất nước bị tiêu huỷ. Nếu là thành phần của nó, nếu là một người và có thể nói rằng mình là người Ấn hay gì đó tương tự ta luôn có nổi sợ người khác đến và tấn công hay bảo rằng ta phải là cái gì hoặc người Hồi hay gì đó tương tự.
42:47 K: Tôi không hiểu.
42:49 S: Chị ấy nói, ta cảm thấy bất an nếu không có quốc gia, hay nếu ta không thể bảo mình là người Ấn hay Mỹ Khi nói thế ta vẫn có nổi sợ bị tấn công.
43:06 K: Phải. Vậy bạn muốn giết tôi như một người Hồi? Phải à? Bạn đúng là tên ngốc. Tại sao bạn muốn giết tôi? Bởi vì tôi tin vào thần thánh khác ư? Nhưng tại sao bạn muốn giết tôi?
43:27 S: Thưa, để được tiếng tốt.
43:34 K: Được tiếng tốt bằng cách giết tôi sao?
43:40 S: Sau đó hình như được mạnh mẽ hơn.
43:48 K: Giết tôi bạn thấy hạnh phúc hơn à?
43:51 S: Không, bởi vì rồi cảm thấy mạnh mẽ hơn.
43:54 S: Cảm thấy an toàn hơn vì rồi ta được
43:56 K: Các bạn đúng là một đám khùng! Tôi đã được mời, xin nói về việc ấy mong bạn không phiền tôi được mời đến nói chuyện ở Liên hiệp quốc. Bạn biết là gì chứ?

S: Vâng.
44:14 K: Biết ư? Chắc không?

S: Vâng ạ.
44:22 K: Bạn chắc mình đang ngồi đây chứ?

S: Vâng ạ.
44:32 K: Tôi được mời nói chuyện ở Liên hiệp quốc
44:39 và tôi nói 45 phút. Người trưởng nhóm tổ chức khi tôi nói xong, anh ta đứng lên nói 'Đặc ân lớn lao,' v.v.., 'được gặp ngài' và v.v.., và nói, 'tôi làm việc ở đây cho tổ chức này đã 40 năm, rất vất vả'. Bạn hiểu lời tôi 40 năm anh ta làm việc vất vả để tạo dựng, duy trì giữ cho Liên hiệp quốc hoạt động và anh ấy nói 'Sau 40 năm tôi học không giết người' Bạn có hiểu lời tôi không? Bạn lầm lì như Liên hiệp quốc ư? Bạn hiểu lời tôi không? Mất 40 năm để anh ta học không giết người. 40 năm! Bạn hiểu lời tôi chứ? Bạn sẽ làm y vậy à?
46:03 S: Không ạ.
46:05 K: Không chắc.
46:07 S: Ít nhất hiện giờ tôi không làm. Ít nhất hiện giờ tôi không nghĩ tôi sẽ giết người. Nhưng khi lớn lên tôi không biết.

K: Đúng thế. Bạn cũng ngốc y vậy thôi, phải không?
46:19 S: Không thể nói gì.

K: Đúng thôi. Quá khó để bạn hiểu gốc rễ sợ hãi là gì. Vô cùng khó khăn. Khi sợ hãi. Bạn luôn kiềm chế hay chạy trốn, loại nó đi hoặc khóc lóc. Phải không? Nhưng có lẽ có cách đối đãi hoàn toàn khác. Bạn muốn biết không? Nhưng đòi hỏi suy tư thật nhiều tìm kiếm thật nhiều. Bạn mất bao lâu nghiên cứu toán học sinh vật hoặc khoa học, mấy năm? Nhiều năm, phải không? Tiểu học, trung học, đại học. Bạn mất 20 hay 25 năm trãi qua hết mọi thứ đó. Phải không? Nhưng thậm chí bạn không bỏ ra năm hay mười phút để tìm xem có thể nào bạn thoát khỏi sợ hãi. Bạn mất cả 20 năm cho vài môn học đáng tởm nhưng thậm chí không dành 5 phút để hiểu bản chất sợ hãi Đúng vậy đó. Phải không?
47:57 S: Vâng ạ.
48:00 K: Vậy nên bạn phải học thật nhiều bạn phải hiểu thật nhiều. Gốc rễ sợ hãi là gì? Tôi sẽ nói ngắn gọn thôi. Sợ hãi dính với thời gian - ngày mai, có thể xảy ra. Phải không? Vậy bạn phải tìm xem thời gian là gì. Quá khó với bạn. Không chỉ là đồng hồ, mà thời gian là gì. Bạn gieo hạt giống, cần thời gian để lớn. Phải không? Bạn có cháu bé, cần thời gian để thành thiếu niên. Người bệnh cần thời gian để khoẻ mạnh. Phải không? Bạn học toán hay vật lý hay học gì khác và để có thể thi đậu môn ấy cũng cần có thời gian. Cần thời gian để bạn đi từ đây đến Madanapalle hay về nhà. Bạn hiểu không? Thời gian rất quan trọng cho đời người. Không chỉ đi từ đây đến kia mà còn để lớn lên lớn về vật lý và lớn cả tâm trí. Mọi thứ cần thời gian. Và cần thời gian cho người đầu tiên đến hiện giờ, 2 triệu năm, gọi là tiến hoá. Phải không? Vậy cả đời bạn nằm trong thời gian. Bạn hiểu không? Cả đời bạn kẹt trong thời gian. Bạn đang sống, bạn có thể chết. Năm dài đằng đẵng. Phải không? Vậy cả đời ta bị kẹt bị dính với thời gian. Bạn có thể thi đậu, có thể thi rớt Thời gian. Vậy phải tìm xem thời gian là gì. Thật là khó.
50:31 S: Thời gian là liên quan, phải không?
50:35 K: Tôi biết, tôi đã nói thế. Tôi không định dùng từ ấy vì 'liên quan' cũng có nghĩa khác, 'Anh ấy là bà con tôi'. Nào, đợi chút. Thời gian là liên quan, nhưng ý bạn thời gian là gì? Nào, các bạn lớn đàng kia rồi sẽ đi thi sẽ đi tìm việc làm, lập gia đình. Tất cả cần thời gian. Phải không? Vậy, con người kẹt mãi trong thời gian ư? Không, điều này quá khó. Bạn nghĩ sao? Bạn hiểu chứ?

S: Không hiểu lắm.
51:27 K: Bạn không hiểu lắm. Nào, giờ bạn quá nhỏ. Bạn sẽ lớn lên, cao lên, sẽ thế là cần thời gian phải không? Nếu bị bệnh cũng cần thời gian để khỏi. Thức dậy buổi sáng, chuẩn bị, cũng cần thời gian tắm rửa, mọi cái - đều cần thời gian. Cần thời gian để học môn gì hay một kỹ năng hay học gieo hạt giống trong vườn và xem nó lớn lên. Mọi thứ trong đời sống đều cần thời gian. Phải không?

S: Vâng ạ.
52:14 K: Và con người nằm trong thời gian: để đi từ đây đến kia. Bạn sống ở đâu?
52:25 S: Bombay ạ.

K: Bombay. Cần thời gian để bạn đi từ Bombay đến Rishi Valley.
52:32 S: Vâng.
52:33 K: Hai đêm hoặc một ngày hay đại loại thế. Và cũng để thi cử để có việc làm, đều cần thời gian. Vậy là bạn bị buộc trong thời gian. Rõ chứ?

S: Vâng.
52:52 K: Phải không? Rõ chứ? Rõ không? Nghĩa là - sẽ không đào sâu nữa. Quá phức tạp để bạn hiểu. Bạn làm gì cũng nằm trong thời gian, quá khứ bảo bạn đừng làm cái kia, quá khứ bảo đừng làm cái nọ. Nếu làm sẽ bị trừng phạt hay sẽ đạt được. Vậy quá khứ đang kiểm soát bạn. Hiểu không?

S: Hiểu ạ.

K: Hãy hiểu thật đơn giản trước đã. Quá khứ kiểm soát điều bạn đang làm. Tôi không nên làm thế, bạn đã có kinh nghiệm ấy và quá khứ bảo, đừng làm nó nữa, bạn sẽ bị bệnh. Quá khứ định dạng suy nghĩ bạn nghĩa là quá khứ là thời gian. Vậy thời gian định dạng việc bạn đang làm và tương lai tuỳ thuộc việc bạn đang làm.
54:09 S: Vâng ạ.

K: Rõ chứ? Suy nghĩ xem, anh bạn. Nghĩ kỹ đi. Quá khứ dạy bạn, bảo bạn điều phải làm và điều bạn đang làm sẽ định dạng tương lai. Phải không? Vậy tương lai đang được lắp đặt, chế tạo.
54:32 S: Ngay lúc này.

K: Ngay lúc này. Hiểu không?

S: Hiểu ạ.
54:37 K: Chắc không?
54:39 Vậy là quá khứ kiểm soát hiện tại và hiện tại định dạng tương lai. Suy nghĩ thật kỹ xem. Vậy tương lai đang được chế tạo. Hiểu không?

S: Vâng.
54:59 K: Vậy tương lai đang được hình thành. Hiểu không?

S: Hiểu ạ.
55:05 K: Không biết bạn hiểu không.

S: Hiểu ạ.
55:09 K: Vậy điều bạn đang làm rất quan trọng. Không phải việc sẽ làm ngày mai đâu. Hiểu chứ? Việc bạn đang làm rất quan trọng bởi vì nó sẽ tạo nên tương lai bạn. Hiểu không?

S: Hiểu ạ.
55:33 S: Thời gian giới hạn phải không?

K: Đừng bận tâm. Đừng đặt câu hỏi trừu tượng vì tôi có thể trả lời trừu tượng nhưng không có ý nghĩa. Thời gian luôn giới hạn. Vậy có chăng một cách - điều này quá khó có chăng cách thoát khỏi thời gian?
56:06 S: Không ạ.
56:11 K: Tại sao bạn nói không?
56:16 S: Thưa, đang sống thì không có cách, nhưng có lẽ sau khi chết.
56:22 K: Theo bạn hiểu chết là sao?
56:24 S: Không ạ.

K: Vậy đừng dùng từ ấy. Bạn tự hỏi xem. Đừng cố trả lời. Hãy tự hỏi mình. nghĩa là, trí óc bạn trong đầu được lắp ghép hai triệu năm qua bị qui định, khuôn đúc, kinh nghiệm, kiến thức mọi thứ ở đó. Hiện giờ có thể nào bạn làm đúng để nó có thể đúng đắn tiếp tục? Bạn hiểu câu hỏi chứ?

S: Vâng ạ.
57:18 K: Điều này quá khó. Phải không?
57:28 S: Thưa, ý nghĩa đúng của tập trung và chú tâm là gì ạ?
57:42 K: Bạn thực sự muốn biết ư?

S: Vâng ạ.
57:44 K: Tại sao? Suy nghĩ xem. Có ai khác xui bạn hỏi câu ấy không?
57:54 S: Có ạ.

K: À ra thế.
58:00 S: Ba tôi bảo là có lần ngài giải thích rằng chú tâm cần thiết hơn tập trung.
58:11 K: Ba bạn nói à. Tại sao? Bạn biết tập trung là gì không? Nghe này: Tôi là thầy giáo giáo viên của bạn bạn đang nhìn ra cửa sổ, thú vị hơn là nhìn vào sách. Phải không? Đúng không?

S: Vâng.
58:40 K: Tôi là thầy giáo và nói, 'Nào, nhìn vào sách đi' và bạn không muốn nhìn vào sách mà thích nhìn chú chim ngoài kia. Phải không? Nên thầy giáo nói, 'Nào, nếu bạn muốn học, nhìn sách đi'. Và anh ta phát chán nếu bạn cứ mãi nhìn ra cửa sổ. Nên anh ấy đến lay bạn, hay véo tai bạn hay kéo tóc hoặc đánh đòn. Tôi mong ở đây không ai đánh bạn. Không. Vậy điều gì xảy ra? Bạn muốn nhìn ra cửa sổ nhưng ai đó bảo 'Nhìn vào sách đi'. Vậy là bạn có xung đột, phải không? Bạn muốn nhìn ra ngoài kia chứ không muốn nhìn sách. Nên bạn có xung đột. Phải không?

S: Vâng.
59:41 K: Vậy xung đột không cần thiết đi cùng với tập trung. Phải không? Tôi muốn tập trung vào sách. Tôi cố bắt mình hết sức chú ý vào sách hết sức tập trung, nghĩa là tôi cố gắng không suy nghĩ gì khác ngoài trang sách. Trong tiến trình ấy có sự chống đối mãnh liệt xung đột, bởi vì tôi muốn nhìn ra ngoài nhưng tôi phải nhìn vào sách. Bạn hiểu không? Vậy là có xung đột mãnh liệt, cố gắng lớn lao. Không đào sâu nữa. Nhưng chú tâm thì không có nổ lực. Dù ai bảo bạn hỏi tôi câu ấy, hãy kể lại thế. Chú tâm không có nổ lực gì cả. Bạn chú tâm. Sáng nay chúng ta nói chuyện một giờ rồi. Bạn muốn tiếp tục chứ?
1:01:12 S: Vâng ạ.
1:01:13 K: Vâng à? Tại sao?
1:01:16 S: Thú vị.

K: Vui vẻ hơn! Và có lớp học đang chờ bạn và bạn không muốn vào lớp mà lại thích giải trí Phải không? Bạn có nhìn mấy đóa hoa kia không?
1:01:44 S: Có ạ.
1:01:47 K: Bạn nhìn chúng à? Nhìn chúng xem. Dành thời gian và chịu khó nhìn chúng một phút đi. Nhìn xem. Nhìn màu sắc trộn lẫn, và vẻ đẹp của hoa sự xếp đặt, ánh sáng. Nó có ý nghĩa gì với bạn? Đừng nói, 'Đẹp', hay - nó có ý nghĩa gì với bạn? Khi bạn nhìn cả màu sắc phơi bày và màu sắc phong phú ấy xanh đối với đỏ, màu xanh đậm hơn và mọi thứ, nó có nghĩa gì với bạn?
1:02:48 S: Thưa, nó có nghĩa gì với ngài?

K: Chút nữa tôi sẽ nói. Tôi hỏi bạn trước.
1:02:54 S: Thưa, ý là tại sao chúng ta muốn mấy ngôi nhà và các vật máy móc kia trong khi ta có mọi thứ từ cuộc sống tự nhiên.
1:03:23 K: Quá dễ khi nhìn vào vật máy móc. Nhưng khi nhìn thiên nhiên, mấy ngọn đồi và bóng râm mấy hòn đá, hình dạng đá cánh đồng, gieo hạt thế nào ngay hàng, hay soài đang lớn và chim chóc, và bươm bướm và trái đất xanh bóng râm, suối cạn khô v.v.. Nhìn xem. Nhìn vẻ đẹp, sự hùng vĩ bệ vệ của mấy tảng đá kia. Nhưng bạn lại tập trung vào sách. Phải không? Vào sách vở, thi cử tìm việc làm, lập gia đình và có nhà cửa. Đó là mọi điều bạn thích. Phải không? Đúng không? Nhưng vượt qua ngôi nhà còn có chân trời. Đúng không? Qua ngôi nhà là mấy quả đồi kỳ diệu kia vẻ đẹp và hùng vĩ. Buổi sáng hôm nay thế là được chứ? Phải không? Bạn sẽ có một ngày vui vẻ?
1:05:22 S: Vâng ạ.

K: Chúc vui vẻ.
1:05:28 S: Cảm ơn ạ.

K: Thong thả nhé. Phải không? Bảo cả lớp tiến lên nhé! Bạn biết tôi khuyến khích chứ? Bạn biết thế là sao không?

S: Không ạ.
1:05:50 K: Khuyến khích bạn nổ bùng lên. Bạn không thể. Đừng nổ bùng với súng và chất nổ. Chúc một ngày tốt lành, vui vẻ. Phải không? Chúc hạnh phúc. Buổi sáng đẹp quá. Vui nhé. Được rồi.