Krishnamurti Subtitles home


RV85DS2 - Suy nghĩ về mình suốt ngày
Buổi Thảo luận thứ nhì với Sinh viên
Rishi Valley, Ấn độ
11 tháng Mười hai 1985



0:44 K: Các bạn ngủ ngon không?
0:47 S: Ngon ạ.

K: Ngon à? Tốt. Hôm nay bạn sẽ làm gì?
0:53 S: Hãy kể chúng tôi nghe về ngài.
0:58 K: Không, tôi hỏi bạn hôm nay sẽ làm gì? Đến trường? Lên lớp?
1:18 K: Chúng ta cùng ngồi im lặng, hay nói chuyện? Nói xem.

S: Nói chuyện.
1:29 K: Nói chuyện - vậy thì nói. Bạn muốn nói về gì nào?

S: Nói về ngài ạ.
1:43 S: Kể chúng tôi nghe đôi điều về ngài.
1:46 K: Về tôi à? Chẳng thú vị gì.
1:50 S: Không sao đâu ạ.
1:56 S: Anh ấy nói không hề gì.
1:58 K: Tôi biết. Nhưng là vấn đề với tôi. Bạn muốn tôi nói gì về mình đây?
2:14 S: Quá khứ.

K: Về quá khứ tôi à? Bạn thực sự thích thú sao?

S: Vâng ạ. (Cười)
2:26 K: Tại sao? Bạn nói tại sao rồi tôi sẽ kể.
2:36 S: Chúng tôi tò mò.

K: Bạn tò mò, và gì nữa? Nếu thế, tôi sẽ đáp ứng tò mò của bạn tốt thôi, rồi gì nữa?
2:57 S: Rồi chúng tôi sẽ tò mò hơn.
3:01 K: Tò mò hơn, đúng thế. Vậy chúng ta bắt đầu từ đâu?
3:10 S: Thưa, từ bắt đầu.

K: Từ bắt đầu. (Cười) Ồ, hầu như tôi quên hết đời mình. Thực đó. Thực sự, tôi nghiêm túc và sẽ kể bạn nghe cuộc đời hầu như quên hết ấy.
3:37 S: Kể điều gì ngài còn nhớ.
3:43 K: À - vậy tốt. Bạn khá cương quyết, phải không? (Cười) Tôi sẽ kể điều không nhớ điều người khác kể tôi nghe. Được chứ? Tôi thực sự không nhớ, nhưng mọi người kể rằng dù họ có phóng đại - bạn hiểu không? hay thực, hay tưởng tượng. Tôi nghĩ điều họ kể về tôi nghe rất tức cười, phải không cũng ít nhiều xác thực bởi vì mọi người đều kể như nhau qua nhiều năm. Phải không? Lạy trời, không biết bắt đầu từ đâu. Được rồi. Bạn biết ai đó cho cá nhân tôi 5.000 mẫu ở Hòa lan bạn biết không? - 5.000 mẫu là mảnh đất đáng nể và một lâu đài và chúng tôi họp nhau ở đó mỗi lần 6.000 người, nhiều người lắm; tò mò như bạn vậy. Tò mò xem coi K nói về cái gì và v.v.. Tôi chống lại - K chống lại, các tổ chức. Bạn hiểu không? Bạn không hiểu, không sao. Bạn biết tổ chức là gì không? Điều hành trường học, như Rishi Valley, bạn phải có tổ chức. Bạn phải có mặt đúng 1 giờ hay 12 giờ 30, khi bạn ăn trưa. Phải không? Bạn phải đến lớp, phải làm điều này, chơi đùa từ 4 giờ v.v.. Mọi việc ấy cần tổ chức. Nhưng - sao chúng ta lại vào đó chứ? Nào, đến giúp tôi, Radhikaji! Và tôi chống lại cái gọi là tổ chức tôn giáo. Phải không? Bạn có biết nghĩa là gì không? Không. Bạn muốn biết hết không?
6:50 S: Thưa vâng.
6:52 K: Thực à?

S: Thưa vâng.
6:55 K: Đừng nói, 'Thưa vâng', vì
6:59 S: Trong nhiều sách vở nói về giáo lý Krishnamurti nhưng rồi ngài luôn nói ngài không phải là thầy luôn mâu thuẫn thế.
7:14 K: Làm sao việc ấy xảy ra rằng giáo lý K là giáo lý tôn giáo và chính K lại nói ông ta không phải là thầy. Phải không? Làm sao giải thích đây? Bạn giải thích thế nào? Bạn nói sao đây? Tôi không cần phải lý giải đâu. Chỉ đùa thôi, nhưng tôi hỏi bạn bạn giải thích thế nào? Bạn đặt câu hỏi ấy, phải không? Đúng không? Bạn nói gì nào? Có mâu thuẫn ư? Hay cá nhân K không như thân xác - bạn hiểu không? không như cơ thể, hiện thể vật lý, anh ta không quan trọng. Điều anh ta nói mới đáng kể. Phải không? Vậy đó. Đến đâu rồi? Các bạn thích chứ?
8:43 S: Không ạ.
8:45 K: Không gì đặc biệt. Phải không? Tôi nghĩ các cậu lớn sẽ đến ngồi đây.
8:56 S: Thưa, tại sao đầu óc chúng ta luôn quay cuồng với ý nghĩ? Và tại sao chúng ta quá quan tâm đến mình?
9:09 K: Tại sao chúng ta quá quan tâm đến mình và?

S: Tại sao đầu óc luôn quay cuồng với ý nghĩ?
9:27 K: Tại sao đầu óc luôn quay cuồng với ý nghĩ. Phải không?
9:40 Tôi không phải chuyên gia trí não. Bạn hiểu không? Tôi nói chuyện với rất nhiều nhà khoa học ở Mỹ, ở Anh, và v.v.. và tôi cũng nói chuyện với nhiều nhà sinh vật học và chuyên gia tâm thần, v.v.. Bạn có xem coi trí óc là gì chưa? Trí óc là gì? Tại sao nó đầy nghẹt ý nghĩ? Tại sao trí óc không bao giờ yên lặng? Phải không? Tại sao? Tôi hỏi bạn đó. Câu hỏi kia hỏi gì?
10:43 S: Tại sao chúng ta quá quan tâm
10:45 K: Tại sao chúng ta quá quan tâm đến mình. Tiếp tục, trả lời đi. Tại sao bạn luôn quan tâm đến mình, hầu như luôn luôn?
11:01 S: Chúng tôi muốn điều tốt nhất.
11:06 K: Bạn nói tốt nhất là gì?
11:09 S: Chúng tôi muốn có mọi đặc quyền.
11:11 K: Bạn muốn có mọi đặc quyền. Thế nghĩa là sao? Ý bạn đặc quyền là gì?
11:23 S: Chúng tôi muốn có mọi tiện lợi.
11:30 K: Bạn muốn có mọi tiện lợi, hết đất đai.
11:35 S: Thuận lợi.
11:37 K: Mọi thuận lợi, mọi điều tốt nhất của thế gian. Phải không? Chúng tôi trả lời câu hỏi bạn à? Không. Bạn hiểu cô ấy hỏi gì không? Cô ta muốn biết tại sao chúng ta quá quan tâm về mình. Bạn trả lời chưa?

S: Ta quan tâm về mình bởi vì
12:11 Ý tôi là ta luôn nghĩ về mình vì ta muốn điều gì đó cho mình
12:16 K: Phải. Tôi biết thế. Tại sao bạn quan tâm về mình? Mọi người mà - đâu phải bất thường. Rất ít người lại không quan tâm về họ - hiếm lắm. Vậy, tại sao bạn quan tâm về mình?
12:40 S: Thưa, vì mọi việc ta làm thường là xung quanh mình.
12:47 K: Mọi việc bạn làm đều ở xung quanh.
12:52 S: Nó liên quan đến ta.
12:55 S: Nói lớn lên.
12:57 S: Mọi việc làm đều liên quan mật thiết đến mình.
13:01 K: Mọi việc làm đều liên quan mật thiết với bạn. Phải không? Bạn là gì? Bạn là ai?
13:17 S: Là một cơ thể.

K: Vâng - bạn là gì? Cơ thể, tóc vàng, mắt tía da ngăm, da sáng, tên bạn có thể là, gì nào? Ông Rao hay bà Rao, hay cô Rao tôi không biết, dù bạn tên gì đó là bạn, phải không? Nét mặt, thân thể và ngoài đó ra, bạn là gì? Bạn là BA hay MA? Các bạn đều sẽ đi thi, phải không? Phải không? Tôi không biết tại sao, nhưng bạn sẽ thi cử như đám khỉ kia. Và đó là bạn: BA, MA, hay PhD hay là luật sư giỏi, kỹ sư giỏi, nhà khoa học, bạn đó. Mọi cái đó là bạn, phải không? BA, MA, PhD, MAD. (Cười) Phải không? Mọi cái đó là bạn. Phải không nào? Không à? Vậy bạn là gì? Bạn kết hôn với ai đó và được gọi là bà, rồi thì Phải không? - hay cô, hay gì gì bạn thích. Vậy bạn là gì? Tại sao bạn quá quan tâm về mình? Tôi biết bạn muốn mọi thuận lợi, đặc quyền, cả trái đất nhưng ai là 'tôi' muốn mọi cái đó?
15:31 S: Tâm trí.

K: Tâm trí, từ 'tâm trí' với bạn thực sự nghĩa gì?
15:39 Đừng chỉ tuôn từ ngữ ra. Ý bạn tâm trí là gì?
15:45 S: Cái ngã. Linh hồn. Linh hồn ạ.
15:50 K: Linh hồn.

S: Có thể hiểu tâm trí là cái gì đó bảo ta, xui ta làm gì
15:57 Tôi cho cái đó gọi là tâm trí nó bảo ta làm này, làm kia, đừng làm nọ.
16:04 K: Bạn đang cố nói điều gì?
16:07 S: Tôi muốn biết tâm trí là gì.
16:09 K: Bạn muốn biết tâm trí là gì. Trước khi đi vào tìm hiểu tâm trí là gì trí óc là gì, trí óc bạn giống gì nào?
16:25 S: Nó giúp ta suy nghĩ.
16:27 S: Trí óc giúp ta suy nghĩ ạ.
16:31 K: Trí óc giúp bạn suy nghĩ. Phải không? Nó khá là phức tạp, phải không? Ý bạn suy nghĩ là gì? Các bạn đều suy nghĩ, phải không? Tự nhiên thôi. Ý bạn suy nghĩ là gì?
16:55 S: Cách ta cảm nhận, ý kiến và quan niệm.
16:59 K: Không, tôi hỏi bạn hiểu suy nghĩ là gì.
17:04 S: Tìm hiểu.
17:11 K: Suy nghĩ, không phải tìm hiểu. Bạn biết hai cái khác nhau chứ? Tôi nghĩ sáng nay tôi sẽ đi bộ. Tôi suy nghĩ. Bạn hiểu không? Giờ thì bạn hiểu suy nghĩ là gì?
17:33 S: Sức mạnh để quyết định.
17:40 K: Anh bạn không trả lời câu tôi hỏi. Tôi hỏi, nếu bạn vui lòng lắng nghe bạn hiểu suy nghĩ là gì, không phải về điều gì không bảo bạn nghĩ về điều đó, bạn hiểu suy nghĩ là gì? Có lẽ điều này quá phức tạp. Bạn đến lớp, thầy cô giáo bảo bạn nào, hãy học toán. Có thể bạn không thích môn ấy nhớ kỹ đó, bạn phải học. Bạn học từ sách vở và những gì thầy cô giáo nói rồi bạn ghi nhớ. Phải không? Tôi nói điều gì không đúng à? Bạn ghi nhớ, nghĩa là bạn lặp đi lặp lại mãi đến lúc nó là một phần trí óc bạn Phải không? Vậy là, bạn ghi nhớ, phải không? Bạn không biết về vật lý, nhưng bạn học nó tức là, bạn ghi nhớ. Bạn ghi nhớ tên mình. Phải không? Bởi vì bạn lặp đi lặp lại rất thường xuyên tên tôi là Smith, hay ông Rao, hay ông K. Phải không? Vậy cái học chúng ta là ghi nhớ. Phải không? Bạn bạn đồng ý chứ? Học ở trường tiểu học, trung học, đại học là luôn luôn ghi nhớ. Tôi sẽ không đào sâu cả chủ đề này vì nó quá phức tạp, tôi không bắt bạn làm thế. Hiện giờ, bạn ghi nhớ để hành động khéo léo. Phải không? Nếu là luật sư, bạn ghi nhớ mọi tình tiết trước đó, phán quyết, v.v.. và rồi bạn thành luật sư, và v.v.. Bác sĩ, phải thực hành mười năm, học rồi trở thành bác sĩ thực tập, v.v.. Có lẽ mất 15 năm để thành bác sĩ giỏi thực sự hay nhà phẫu thuật, hay nhà khoa học, v.v.. Vậy điều gì xảy ra cho trí óc bạn? Nói xem, đừng đi ngủ nhé. Điều gì xảy đến cho trí óc bạn trong suốt mười năm hay năm năm ấy?
21:05 S: Trí óc bị đầy ắp.
21:08 K: Đầy ắp. Đầy cái gì?
21:10 S: Đầy thông tin ạ. Đầy thông tin về việc ta đang làm.
21:15 K: Phải, trí óc bạn đầy ắp biết bao là thông tin. Phải không?
21:22 S: Và kiến thức.

K: Và kiến thức. Bạn hiểu từ 'kiến thức' nghĩa là gì?
21:30 S: Thông tin về chủ đề.
21:34 K: Vâng, thông tin về chủ đề nào đó đề tài nào đó, và trí óc bạn đầy ắp chúng. Phải không? Tôi là PhD, tôi biết v.v.., v.v.. Phải không? Đúng không? Bạn chán à? Được rồi, chán thì đi ngủ. Tôi không sao, buổi sáng đẹp quá - tại sao bạn lại đi ngủ? Vậy trí óc bạn chứa mọi thứ bạn đã học. Phải không? Tên mình, gương mặt mình, cha, mẹ tiến trình ấy không chỉ là nhận biết mà cả tích chứa. Phải không? Bạn hiểu tiếng Anh tôi chứ? Đó là tiến trình thu gom và sử dụng điều gì bạn đã thu gom. Nghĩa là bạn thu gom Phạn ngữ rồi nói ra, v.v.. Vậy trí óc bạn đầy ký ức. Phải không? Bạn biết nơi mình sống biết cha mình tên gì, mẹ mình tên gì biết anh nè em nè, vậy là đầy thông tin như là kiến thức. Phải không? Và bạn dùng kiến thức ấy khéo hay vụng bạn có thể là kỹ sư giỏi nhất, hay kỹ sư dở ẹc, và v.v.. hội đồng chính phủ Ấn
23:44 S: Nhân viên.
23:47 K: Vâng, và v.v.., v.v.. Đúng không? Vậy bạn luôn sống trong vòng tròn vòng vây của điều bạn học điều bạn thu được như thông tin, rồi nó thành kiến thức. Vậy trí óc bạn chứa mọi điều bạn thu được mọi cái bạn học, bạn kinh nghiệm. Thế là nó đầy kiến thức: những ngớ ngẩn, tưởng tượng, ảo tưởng và mọi cái đó là tôi. Phải không? Tôi có thể nghĩ mình vĩ đại, tôi đó tôi có thể ngồi lặng im, đó là tôi. Vậy, điều gì tôi nghĩ hay làm cũng từ kinh nghiệm, kiến thức. Phải không? Và tôi có thể tưởng mình là Thượng đế hay có thể tưởng mình là họa sĩ lớn, nhưng không phải hay khi tôibạn biết đó, mọi thứ. Hay tôi có thể tưởng tượng mình là vua Ấn độ. Phải không? Có thể tôi có nhiều tưởng tượng kỳ lạ ý niệm, ảo tưởng, v.v.. Tôi là mọi cái đó - sợ hãi, khổ đau, v.v.. Tôi là - mọi thứ tích chứa đó. Phải không? Bạn rõ chứ, đừng đồng ý với tôi đó là điều cuối cùng bạn nên làm. Nhưng hãy tìm xem điều đang nói là đúng hay sai. Tôi có thể tưởng tượng Thượng đế trong tôi. Nhưng điều đó có thể không đúng. Phải không? Vậy tôi là cả gói của hai triệu năm ấy tụ họp thành. Phải không? Và tôi trở nên rất quan trọng.
26:34 S: Tại sao ạ?
26:35 K: Bởi vì tôi hai triệu tuổi tôi đã học quá nhiều. Anh bạn tội nghiệp kia lang thang trong vườn chẳng biết gì nhiều, tôi thì biết nhiều quá. Bạn kính trọng những người có nhiều kiến thức và xem nhẹ những người ngoài kia. Phải không? Vậy khi bạn hỏi, tại sao tôi nghĩ về mình suốt ngày bởi vì bạn đã được dạy thế bạn đã được qui định thế. Xã hội giúp bạn nghĩ về mình bởi vì nếu không thế bạn có thể mất việc. Vậy là mọi người giúp nhau nghĩ về mình. Phải không? Bạn theo đạo Hồi, và bạn nghĩ về Allah. Vậy là bạn xây đắp mọi thứ tưởng tượng mê tín dị đoan, ảo giác, gọi là Maya. Phải không? Và có những người nói 'Tôi phải thoát khỏi mọi cái này, phải rời chính tôi'. Phải không? 'Tôi phải quên mình, phải lìa bỏ mình tôi phải thành cái gì đó hoàn toàn khác tôi hiện giờ'. Nhưng đó vẫn là cái vòng lẩn quẩn lặp đi lặp lại bởi vì tôi nghĩ về mình. 'Tôi phải thiền định hai giờ' nghĩa là, tôi nghĩ về mình, và v.v.., v.v.. Và câu hỏi kế của bạn là - là gì?
28:52 S: Tại sao trí óc luôn bề bộn với ý nghĩ?
29:00 K: Tại sao trí óc quá bận rộn với ý nghĩ? Tôi vừa giải thích, tôi thấy vật này trước mặt phải không? - và tôi gọi nó là micro. Phải không? Nhưng từ 'micro' không phải là nó. Bạn có thấy thế không? Thấy thế trong đời rất quan trọng rất quan trọng - rằng từ ngữ không phải sự vật. Bạn hiểu lời tôi chứ? Hay các bạn điên hết? Vô cùng quan trọng khi biết rằng từ ngữ không phải là sự vật: cánh cửa, từ cửa, không phải là cánh cửa thực.
30:00 S: Tại sao ngài nói thế?

K: Gì nào?
30:03 S: Rằng cửa không phải là cửa.
30:06 K: Ồ, bạn không lắng nghe. Từ ngữ khác với cánh cửa. Quá khó sao? Nào, tên tôi là K. Phải không? Nhưng K khác với thực tế. Điều này quá khó, phải không?
30:34 S: Có phải ngài cố gắng nói

K: Khoan đã. Rishi Valley, từ 'Rishi Valley', không là cái đó. Khó lắm à? Tại sao cô gái không chắc chắn Tại sao bạn không hiểu? Từ ngữ không phải cái thực. Bạn hiểu không? Bạn, tên bạn là gì đó. Phải không? Tên ấy không phải là bạn.
31:21 S: Cái đó có gì quan trọng?
31:26 K: Quan trọng phi thường. Từ ngữ không phải sự vật. Tôi có thể vẽ bức hình Hy mã lạp sơn nhưng hình ảnh không phải sự thực. Phải không? Tôi có thể diễn tả New York nhưng New York không phải điều diễn tả. Tôi có thể viết về Gita, hay Kinh thánh, hay gì gì nhưng điều tôi viết không phải cái thực. Tôi muốn bạn nắm thật vững điều này bởi vì nó sẽ giúp bạn cư xử mọi việc rất thực tế. Tôi đau chân - ví dụ thế cái đau ấy không phải từ 'đau'. Bạn hiểu chứ?

S: Chắc vậy.
32:47 K: Tôi bị thương, cây gai, cái đau từ 'đau' khác với cây gai và cái đau thực. Nếu một lần bạn nắm được thực tế là biểu tượng không phải sự thực. Phải không? Vào đền chùa, có vài hình tượng kỳ quái ở đó và hình tượng ấy là biểu tượng cái gì khác. Nhưng bạn tôn thờ biểu tượng ấy. Vào nhà thờ, và có thánh giá nó biểu tượng cái gì khác, nhưng bạn tôn thờ thánh giá. Bạn hiểu cả chứ?
33:44 S: Thưa, biểu tượng không thể diễn tả sự thực.
33:47 K: Vâng, biểu tượng không thể diễn tả. Biểu tượng không phải cái thực - phải không? - v.v..
33:56 S: Nó chỉ giúp ta nhận ra cái thực. Nó đem đến trí óc ta hình ảnh về cái thực. Nó mang đến trí óc ta ý niệm về cái thực.
34:09 K: Phải không? Ý niệm có phải là thực tế? Ý niệm tôi sẽ leo lên Hy mã lạp sơn. Ý niệm không phải thực tế, tôi không leo núi.
34:25 S: Không, nhưng nếu ngài xem ảnh Hy mã lạp sơn
34:27 K: À, nhưng đó vẫn là biểu tượng.
34:29 S: Vâng, nó giúp ngài xem coi Hy mã lạp sơn thế nào.
34:32 K: Nhưng bạn chưa thấy Hy mã lạp sơn. Thế nên cái thấy khác với bức ảnh. Phải không? Cái thấy thực, đỉnh Hy mã lạp sơn thung lũng, ánh sáng buổi sớm trong xanh trên đó và tuyết, hoàn toàn khác với bức ảnh. Nhưng chúng ta tôn thờ bức ảnh. Không biết bạn theo kịp không? Câu hỏi bạn là, tại sao chúng ta luôn nghĩ về mình? Và câu hỏi kia là, tại sao trí óc ta đầy ắp ý nghĩ? Giờ bạn hỏi người lớn xem họ nghĩ việc ấy thế nào? Họ đàng kia, ngồi trên ghế. Tôi sẽ chờ đến khi bạn hỏi.

S: Thưa.
35:53 Trí óc chúng ta như cái hộp, khi còn trẻ hộp rỗng, thế nên có ít ý nghĩ khi lớn lên, hộp bắt đầu đầy dần.
36:02 K: Đúng thế. Bạn giống như cái chai rỗng, bạn nói và khi bạn lớn lên cái chai đầy. Đầy cái gì?
36:14 S: Ý nghĩ.
36:16 K: Với nước đục, nước trong?
36:21 S: Cả hai.

K: Cả hai, đúng thế. Đầy nước đục và nước trong. Phải không? Bạn không thể hòa nước đục với nước trong thế nước trong sẽ thành đục. Bạn đang làm thế đó. Nên bạn muốn tôi nói về mình. Tôi đã nói. Nếu bạn có thể học, như học toán nếu tâm trí bạn có thể lặng yên. Tuyệt đối lặng yên.
37:18 S: Rồi làm thế nào được nước trong?
37:24 K: Không đâu. Anh ta hỏi, làm sao có nước trong? Cuộc sống không cho bạn nước trong, chỉ cho nước đục bởi thế bạn đau, bạn khổ, bạn thống thiết bạn tham vọng, bạn muốn là cái này hay cái kia. Tất cả đó là nước đục.
37:47 S: Nhưng đôi khi ta được hạnh phúc, phải không?
37:53 K: Phải, đôi khi bạn hạnh phúc. Ý bạn từ 'hạnh phúc' là gì?
38:00 S: Khi ước vọng được thỏa mãn.
38:02 K: Vâng, khi ước vọng bạn được thỏa mãn. Phải không? Tôi muốn sống tiện nghi trong ngôi nhà lớn với nhiều người phục vụ và nếu có thể muốn, nếu muốn là được, bạn hạnh phúc. Phải không? Nếu không được thỏa mãn, bạn buồn - phải không? bạn không hạnh phúc, bạn chán nản. Vậy điều gì khác nhau giữa hạnh phúc và chán nản? Với bạn là quá khó, đừng bận tâm. Các bạn biết đó, với tôi, tổ chức tôn giáo là ngốc nghếch. Bạn hiểu chứ? Đến nhà thờ, đền chùa, miếu mạo lặp đi lặp lại, lặp đi lặp lại. Điều gì xảy ra khi bạn lặp lại?
39:18 S: Không hiểu được cái mới.
39:20 K: Vậy bạn sẽ ngừng lặp lại chứ?
39:25 S: Làm sao dừng ạ?
39:27 K: Đừng hỏi tôi làm sao dừng, bạn dừng chứ? Bạn dừng gãi đầu. Ý tôi là bạn cứ gãi đầu, nó thành thói quen. Phải không? Và bạn có thể dừng, phải không, chỉ nói, thì sẽ không dừng. Phải không? Bạn sẽ làm thế chứ? Đừng nhìn người khác.
39:57 S: Khó quá ạ.
39:59 K: Đúng rồi, khó lắm. Vậy tốt hơn bạn cứ gãi đầu. Phải không?
40:09 S: Mình có thể bàn về sự hiện diện của thượng đế?
40:18 K: Chúa ơi! Sao bạn biết có thượng đế?

S: Tôi muốn hỏi ngài thế.
40:27 K: Bạn muốn hỏi có thượng đế không? Phải không?
40:34 S: Nếu có, ông ta ở đâu, và tại sao chúng ta tin?
40:38 K: Ông ta ở đâu, và tại sao chúng ta lại bận tâm.
40:44 S: Chúng ta muốn an toàn.

K: Vâng. Trước hết để tôi trả lời câu hỏi cô ấy - được chứ? Có thượng đế không? Phải không? Bạn nghĩ sao?
41:05 S: Tôi nghĩ có lẽ có, nhưng tôi không tin thượng đế.
41:08 K: Tại sao, tại sao bạn không tin?
41:12 S: Bởi vì tôi chưa hề thấy, chỉ nghe nói thôi.
41:17 K: Tiếp tục nói đi.
41:21 S: Với tôi có vẻ thượng đế giống như cột chống.
41:26 K: Gì, chống đỡ tài chánh?
41:28 S: Không, trụ chống đỡ.

K: Phải rồi. Vâng, vâng, nhưng nói chống đỡ tài chánh tốt hơn. Nghĩa là, bạn dựa vào, hay tìm thượng đế khi chán nản khi bạn không hạnh phúc, khi muốn gì đó, khi cầu nguyện. Phải không? Làm sao bạn tìm xem có thượng đế hay không?
42:08 S: Khi thực sự nhìn thấy. Khi thực sự nhìn thấy.

K: Bạn thực sự thấy chưa?
42:15 S: Chưa, sẽ tìm hiểu thêm về ông ta khi thấy mặt. Ngài biết có mà.
42:21 K: Bạn biết câu chuyện hai người Mỹ lên thiên đàng chứ? Và họ lang thang trên thiên đàng, khắp mọi nơi hàng tuần, hàng tháng, và có biển đề 'Thượng đế'. Và họ đi lên đường ấy, và một người nói 'Leo vậy nhiều lắm, anh lên đó rồi nói lại tôi nghe'. Vậy là anh ta lên đó rồi vội vã quay lại: 'Thượng đế là phụ nữ!' (Cười) Phải không? Làm sao bạn biết có thượng đế? Vì 100 người nói thế sao?
43:16 S: Chỉ vì 100 người nói có thượng đế, không có nghĩa là Ngài biết đó, có thể tất cả họ nghe người khác nói.
43:28 K: Đúng thế. Vậy làm sao bạn biết có thượng đế?
43:33 S: Khi thấy ông ta.

K: Bạn thấy ông ta ở đâu?
43:38 S: Vậy ai tạo ra thế giới?
43:43 K: Anh ta hỏi, nếu thượng đế không tạo ra thế giới bạn hiểu thế giới là gì? Bạn, cây cối, cá, nước, ếch nhái voi, sư tử,
43:58 S: Mọi vật.

K: Mọi vật. Nghĩa là, đất đá, cây cối, con người thung lũng, sông ngòi, bạn nghĩ mọi vật do thượng đế tạo ra.
44:14 S: Nếu không phải thượng đế thì là ai khác?
44:17 K: Anh ta hỏi, nếu không phải thượng đế thì là ai khác?
44:21 S: Có thể là một dạng năng lượng hay gì đó.
44:23 K: Gì?

S: Có thể là một dạng năng lượng.
44:27 K: Sao bạn biết?
44:28 S: Tôi chỉ đoán thôi.

K: Đoán. Họ đang làm thế đó. (Cười) Và ai đó đoán nghiêm chỉnh hơn, và nói, 'Có' và rồi bạn chấp nhận. Giả sử bạn không chấp nhận truyền thống rằng có thượng đế, rồi bạn sẽ làm gì, làm sao bạn tìm ra? Điều đó thật quan trọng hơn là tin. Phải không? Bạn có đồng ý, tìm hiểu rất quan trọng hơn là tin tưởng. Phải không? Giờ bạn sẽ dừng tin chứ?
45:21 S: Tôi không tin gì hết.

K: Không, dừng kia. Tức là, bạn thoát khỏi kết luận rằng có thượng đế. Phải không? Bạn sẽ làm chứ, hay bạn sợ?

S: Không.

K: Không, đừng nói không, chúng ta sợ người khác.
45:43 S: Chúng ta sợ nếu không tin vào thượng đế và giả sử cha mẹ chúng ta tin thượng đế rồi thì họ có thể bắt đầu nói điều gì
45:53 K: Đúng thế.
45:55 S: Từ khi chúng ta còn bé được nuôi lớn lên trong tin tưởng thượng đế. Chúng ta bắt đầu tin rằng nếu không tin thượng đế thượng đế sẽ giáng họa cho chúng ta.

K: Tôi biết. Nhưng trước hết hãy tìm xem tại sao bạn muốn tin điều gì. Đừng đi ngủ nhé! Tại sao bạn muốn tin vào việc gì? Có phải nó cho bạn dễ chịu, nó giúp bạn nó khỏa lấp khổ sở, đớn đau, mọi thứ? Đó là tin tưởng. Tại sao bạn tin mọi thứ ấy? Bạn có gì à?
46:41 S: Tôi nghĩ nhiều người, cả tôi tin vì họ cảm thấy sau quá nhiều câu chuyện mà nhiều người kể họ nghe về thượng đế giúp đỡ người này hay thượng đế giúp đỡ người kia họ cảm thấy rằng nếu họ cũng tin thượng đế có lẽ họ cũng được giúp trong những lúc khốn cùng.
47:01 K: Nhưng trước hết tìm xem họ được giúp thực không.
47:06 S: Tôi chưa được giúp.

K: Bạn quá trẻ. Bạn quá nhỏ. Đừng bận tâm về thượng đế và niềm tin. Bạn thấy đó là tính kỳ cục của chúng ta chúng ta cả tin. Phải không? Chúng ta tin. Mà không bao giờ tìm hiểu. Niềm tin ngăn cản bạn tìm tòi. Bạn hiểu lời tôi chứ?
47:43 S: Thưa, ta tin khi người ở gần ta tin tưởng, như
47:54 K: Vâng, vâng, nếu mẹ bạn tin bà muốn bạn cũng tin điều ấy. Phải không? Và bạn lắng nghe bà nhưng không cần phải tin.
48:06 S: Thưa, vài người lo sợ rằng họ có thể bị rút phép thông công nhà thờ và họ không muốn làm thế. Họ sẽ bị rút phép thông công nhà thờ nếu họ không tin thượng đế.
48:18 K: Dĩ nhiên, tôi biết. Đó là trò chơi.
48:22 S: Thưa, thượng đế giúp ngài chứ?

K: Tôi? Bạn hỏi tôi à? Thượng đế có giúp tôi?

S: Không, giúp ai đó.
48:33 K: Bạn nên hỏi họ. Nên hỏi ai đó nói, 'Thượng đế giúp tôi'. Cẩn thận nhé. Nếu anh ta nói có, bạn sẽ làm gì?
48:48 S: Tin thượng đế.

K: Vâng, vậy đó. Kẻ điên nào đó đến trong bộ áo kỳ cục, như tôi và anh ta nói, 'Có thượng đế, tôi biết có', phải không? Bạn tin anh ta chứ?
49:12 S: Không ạ.

K: Tại sao?
49:15 S: Chúng tôi không tin trừ khi thấy ạ.
49:22 S: Anh ta phải chứng minh.

S: Không bằng chứng.
49:26 K: Nhiều người nói cùng lúc.
49:29 S: Ngài phải rất thuyết phục. Chỉ như thế chúng tôi mới tin.
49:35 K: Này, bạn có viếng thăm vài nhà ảo thuật hay thầy phù thuỷ chưa? Bạn thấy họ chưa?

S: Có ạ.
49:46 K: Họ làm gì đó trước khi bạn biết điều gì xảy ra. Không, không đào sâu nữa, các bạn quá nhỏ. Mấy giờ rồi?
50:04 S: Hơn 15 phút.

K: 9 giờ.
50:06 S: 10 giờ 15.

K: 10 giờ 15. Tôi còn 15 phút nữa chứ? Tệ quá! Chúng ta sẽ nói gì nào?
50:17 S: Có cách nào suy tư mà không dùng quá khứ ạ?
50:25 K: Có cách nào suy tư mà không có quá khứ. Có chăng cách suy tư mà không có ký ức dính với quá khứ. Phải không? Để trả lời câu hỏi này đúng đắn, chính xác, vô tư bạn phải tìm hiểu toàn bộ cấu trúc, bản chất của ý nghĩ. Phải không? Bạn làm chưa? Chưa. Bạn có muốn làm không?

S: Có.
51:11 K: Bạn muốn nghe điều ấy chứ? Và bạn có muốn theo đuổi nó đến cùng sau khi nghe không?
51:22 S: Nếu nó đúng.
51:25 K: Nếu nó đúng. Phải không? Nguồn gốc, khởi đầu của ý nghĩ là gì? Làm sao ý nghĩ khởi lên?
51:42 S: Từ kinh nghiệm cũ.
51:47 K: Vậy bạn nói ý nghĩ có gốc rễ từ kinh nghiệm cũ Những kinh nghiệm cũ. Vậy bạn nói, bạn bảo ý nghĩ có gốc rễ từ kinh nghiệm sao? Phải không? Bạn nói thế à?

S: Vâng.
52:16 K: Chắc chắn, đừng trù trừ. Nếu không kinh nghiệm, bạn có suy nghĩ không?
52:31 S: Thưa, như tôi đã nói ý nghĩ chúng ta ban đầu như cái hộp rỗng và rồi nó đầy ắp, và đó là cả quá khứ. Nếu không có quá khứ, cái hộp trống rỗng mãi.
52:43 K: Đúng thế. Bạn đến đây nào. Bạn không ngại chứ? Bạn có ngại đến ngồi đây không?
52:52 S: Không ạ.

K: Tốt. Anh ta nói cái chai - bạn sẽ trở lại cái chai. Bạn biết trở lại cái chai là sao không? Uống. Bạn từ đâu đến?

S: Mandu.
53:15 K: Mandu, tốt. Bạn thích nơi đây không?

S: Vâng.
53:20 K: Có nói với thầy giáo bạn thích nơi đây chưa?
53:23 S: Thầy giáo hỏi thế.
53:32 K: Như cái chai rỗng bị đổ đầy ắp kinh nghiệm. Phải không? Anh ta nói vậy đó. Và từ kinh nghiệm ấy, từ quá khứ ấy mọi thứ ấy được đổ đầy chai là ký ức, là ghi nhớ và bên trong cái chai ấy luôn động đậy. Vậy đó, rồi gì nữa? Nói tiếp xem! Trí óc bạn như chiếc hộp rỗng, chai rỗng và từ bé đã đầy ắp vấn đề. Phải không? Thi cử ra sao, đọc thế nào, viết thế nào và với mớ hỗn độn ấy suốt cả đời. Và trí óc bạn, anh ta nói, như cái chai, đầy mọi cái đó. Và khi cái chai bắt đầu chạy lòng vòng, nói chuyện cái chai, tích chứa trong chai là ký ức kiến thức, rồi thốt thành lời ý nghĩ trước, từ ngữ sau. Phải không? Tôi tự hỏi - đừng đồng ý, bạn không học được gì nếu đồng ý
55:06 S: Thưa, giả sử cái chai rỗng làm sao ta có ý nghĩ đầu tiên?
55:13 K: Làm sao người đầu tiên hai triệu năm trước, làm sao anh ta bắt đầu suy nghĩ. Bạn xem phim hoạt hình khoa học, hay sinh vật học chưa? Bạn thấy con người - hình, hoạt hình con người đi săn rồi đi săn, ăn, và ngủ. Phải không? Bạn đang nghe chứ? Rồi phim hoạt hình kế tiến bộ hơn một chút anh ta không đi săn, nhưng bảo người khác đi săn.
56:03 S: Bởi vì anh ta biết nguy hiểm.
56:07 K: Phải, phải, phải. Và hình ảnh thứ ba: anh ta không đi săn nhưng học cách dùng dụng cụ, và v.v.. Cuối cùng, anh ta trở nên quá khôn ngoan - phải không? như bạn, rất khôn ngoan, rất như chúng ta, bạn hiểu không? Đầu tiên anh ta bắt đầu bằng săn bắn và ăn rồi bảo người khác đi săn và ăn và thứ ba anh ta là hình ảnh của chúng ta. Không biết bạn hiểu hết không, không thành vấn đề. Vậy điều gì làm chúng ta cư xử như hiện giờ? Điều này quá khó với bạn. Bạn có ngồi im lặng chưa không động đậy, không nháy mắt, bạn có làm chưa? Bạn muốn làm thế không? Hãy ngồi thật yên lặng. Bạn làm chứ?
57:40 S: Thưa, nhưng làm thế ích gì?
57:45 K: Chỉ kiểm soát cơ thể, xem bạn có thể kiểm soát cơ thể không. Không có ích lợi gì; nếu bạn nói 'Tại sao tôi ăn, thế có ích gì?' Bạn chết. Phải không? Vậy, bạn thử ngồi thật im lặng xem. Không nháy, không liếc mắt. Thử xem anh bạn, thử cho vui, bạn biết ngồi im, tiếp tục. Ngồi im.
58:19 S: Đời vui lắm sao?
58:21 K: Dời chân qua - để chân kia qua đó anh bạn.
58:30 S: Đời vui lắm sao?
58:36 K: Tuỳ thôi.
58:38 S: Nếu chúng ta có nước đục thì không vui. Nếu chúng ta có nước trong thì vui.
58:42 K: Nước trong, nếu bạn thích gọi thế là vui nhưng nó hòa lẫn với nước đục. Phải không? Nào, xem bạn sẽ ngồi yên lặng một phút.