Krishnamurti Subtitles home


UN85T - Tại sao nhân loại không thể sống hòa bình trên trái đất?
Nói chuyện trước công chúng
Liên Hiệp Quốc, New York, Mỹ
Ngày 11 tháng 4 năm 1985



2:00 Chủ tịch: Thưa các quí ông quí bà Tôi là Marc Roy, chủ tịch Hội Hòa bình Thế giới (Pacem in Terris Society) Chào mừng quí vị đến với buổi thuyết trình hôm nay Tôi muốn giới thiệu với các vị những vị khách danh dự: Ở ngoài cùng bên phải tôi, Bà Đại sứ Barish từ Costa Rica Ngài Rober Muller, Trợ lý Tổng thư ký để làm lễ kỷ niệm lần thứ 40 của Liên Hiệp Quốc, và dĩ nhiên tất cả đều biết vị khách mời danh dự của chúng ta Hôm nay, chúng ta cũng làm lễ kỷ niệm lần thứ 22 của Thông điệp Hòa bình Thế giới được Giáo hoàng John XXIII ban hành vào ngày 11 tháng Tư năm 1963. Vậy chúng ta có dịp kỉ niệm chung Không chỉ về Thông điệp Hòa bình Thế giới, mà chúng ta còn có vị khách mời danh dự, vị Đạo sư thế giới. Tất cả chúng ta đều biết Ngài Krishnamurti và tôi không cần thiết giới thiệu thêm về ông. Tôi vô cùng hân hạnh giới thiệu với các vị, Ngài Krishnamurti.
3:16 Krishnamurti: Tôi được đề nghị nói về Hòa bình thế giới qua kỷ niệm lần thứ 40 của Liên hiệp quốc.
3:36 Nhân loại, con người, đã sống trên trái đất này hơn 50 nghìn năm, và có lẽ lâu hơn nhiều hoặc ít hơn. Trải qua sự phát triển lâu dài con người vẫn không thấy hòa bình trên trái đất Hòa bình trên Thế giới đã được thuyết giảng trước Công giáo lâu lắm bởi người Hindu cổ và những tín đồ Phật giáo. Và suốt thời gian này loài người vẫn sống trong xung đột, không chỉ xung đột với hàng xóm mình mà còn với người khác trong cộng đồng của mình. trong xã hội của chính mình với gia đình của mình, Con người đã đấu tranh, chiến đấu với nhau suốt 5000 năm qua và có lẽ còn hơn thế. Về phương diện lịch sử Có những cuộc chiến thực tế mỗi năm. Và chúng ta vẫn đang chiến tranh. Tôi tin là có 40 cuộc chiến đang diễn ra lúc này. Và tổ chức tôn giáo, không chỉ người Công giáo mà các nhóm khác nữa đã nói về Pacem in Terris, về Hòa bình trên thế giới Lòng tốt giữa con người. Nhưng hòa bình trên thế giới đã không bao giờ xảy ra. Và người ta đã nói về hòa bình, khi bạn chết đi, bạn lên thiên đàng và bạn có hòa bình ở đó.
6:06 Người ta băn khoăn, nếu có chút nào nghiêm túc, tại sao con người lại đi giết người khác - nhân danh Thượng đế, nhân danh hòa bình, nhân danh một hệ tư tưởng nào đó, hay vì đất nước của mình - bất cứ gì có ý đó - hay về ông vua và bà hoàng, và các thứ đại loại vậy. Có lẽ tất cả chúng ta biết điều này: rằng con người chưa từng sống trên trái đất này, nơi mà đang dần bị hủy hoại, Tại sao con người không thể sống trong hòa bình với nhau. Tại sao có những đất nước tách biệt, thứ mà sau rốt là một hình thái bộ lạc được tô điểm Và những tôn giáo, dù là Thiên Chúa giáo, Ấn giáo hay Phật giáo, cũng đang chiến tranh với nhau. Các quốc gia đang chiến tranh, các hội nhóm đang chiến tranh, những hệ tư tưởng, dù của người Nga hay người Mỹ, hay bất kì hệ tư tưởng nào khác, tất cả đều đang chiến tranh với nhau, xung đột. Và sau khi sống trên hành tinh này trải qua rất nhiều thế kỷ, tại sao con người không thể sống môt cách hòa bình trên trái đất kỳ diệu này? Câu hỏi này cứ được hỏi đi hỏi lại nhiều lần Một tổ chức như thế này đã được thành lập với ý đó. Đâu là tương lai của tổ chức đặc biệt này? Sau năm thứ 40 thì cái gì xảy ra đây?
8:59 Thời gian là một nhân tố lạ kỳ trong đời sống. Thời gian rất quan trọng với tất cả chúng ta. Và tương lai là cái đang ở hiện tại. Tương lai là hiện tại, bởi cái hiện tại này cũng là quá khứ. tự chỉnh sửa nó bây giờ trở thành tương lai. Đây là cái chu trình của thời gian, là con đường của thời gian. Giờ đây - không phải trong 40 năm của tổ chức này - nhưng giờ đây, vào lúc này nếu không có thay đổi gốc rễ nào sự chuyển hóa nền tảng nào, thì tương lai là cái ở hiện tại. Và điều đó đã được lịch sử minh chứng, Chúng ta cũng có thể chứng tỏ điều đó trong cuộc sống ngày thường của mình
10:31 Thế nên câu hỏi thực sự là: Liệu rằng con người, là các bạn và chúng tôi, ngồi trong diễn đàn này - Thông cảm vì tôi ngồi cao trên này - chúng ta là loài người. Và chừng nào mà chúng ta, với nhau hay với người nam và người nữ, đang xung đột không dứt Sẽ không có hòa bình trên hành tinh này Ta có thể luận bàn về nó không ngớt. Tổ chức giáo hội Công giáo Roma nói về Hòa bình trên Thế giới, và họ cũng phải chịu trách nhiệm về những cuộc chiến thảm khốc trong quá khứ. Cả trăm năm chiến tranh, thống khổ, Tất cả những điều kinh khủng họ đã gây ra cho con người. Những thứ này là thực kiện, thực tế, chứ không phải ý muốn của diễn giả. Và những tôn giáo, gồm những người theo Hồi giáo tín đồ Ấn giáo, Phật tử... Họ đã có những cuộc chiến riêng của họ. Và tương lai sau kỷ niệm thứ 40 này là cái đang diễn ra lúc này.
12:32 Ta tự hỏi con người có nhận ra được điều ấy không. Hiện tại không chỉ là quá khứ, mà còn chứa đựng cả tương lai; quá khứ tự chỉnh sửa nó liên tục qua hiện tại và phóng chiếu tương lai. Nếu chúng ta không thôi dứt gây hấn, đấu tranh, đối kháng, hận thù bây giờ, thì nó sẽ giống như thế vào ngày mai. Các bạn có thể kéo dài ngày mai đó qua cả ngàn năm, nó sẽ vẫn là ngày mai.
13:34 Thế nên chúng ta phải hỏi chính mình rằng liệu chúng ta, là những con người, đơn lẻ hay một cộng đồng hay trong một gia đình, liệu rằng chúng ta có thể sống một cách hòa bình với nhau không? Những tổ chức đã không giải quyết được vấn đề này. Các bạn có thể cải tổ lại nhưng chiến tranh vẫn cứ diễn ra Thế thì những tổ chức, dù nó là tổ chức tầm cỡ quốc tế hay một thứ tổ chức cá biệt để đem lại hòa bình, những tổ chức như thế sẽ không bao giờ thành công bởi vì con người thuộc cá nhân, tập thể, hay quốc gia đều đang trong xung đột. Những cường quốc, như Mỹ hay Nga, đang chiến tranh với nhau, về kinh tế, hệ tư tưởng, và thực sự - chưa đổ máu. Thế thì hòa bình không thể nào có trên hành tinh này nếu có những quốc gia, cái mà như chúng ta đã bàn là một thứ chủ nghĩa bộ lạc được điểm tô Các quốc tịch đem lại sự an toàn nhất định. Con người cần sự an toàn và anh ta đầu tư vào chủ nghĩa quốc gia, hay ở nơi một hệ tư tưởng hay một đức tin đặc thù. Những đức tin, hệ tư tưởng..., đã chia rẽ loài người. Và những tổ chức không khả dĩ có thể đem lại hòa bình giữa con người với nhau bởi vì anh ta tin tưởng vào điều gì đó, anh ta tin tưởng vào những hệ tư tưởng nhất định, anh ta tin vào Thượng đế và những người khác thì không.
16:11 Tôi tự hỏi rằng người ta có bao giờ suy xét: những tôn giáo dựa trên một quyển kinh, dù là kinh Koran hay Thánh kinh, trở nên rất mù quáng, hẹp hòi và khắc kỷ. Còn những tôn giáo như Ấn giáo và tín độ Phật giáo, Họ có rất nhiều kinh sách, tất cả đều được xem như thiêng liêng, chân thật, là đến từ miệng Đức Chúa trời! Thế nên họ không quá mù quáng, họ khoan dung, họ tiếp thu. Thế là có xung đột diễn ra: những người mà phụ thuộc, đặt niềm tin của họ vào kinh sách, và những người chẳng đặt niềm tin vào bất kỳ quyển kinh nào. Thế nên xung đột giữa (những người theo một) quyển Kinh với những người mà chấp nhận nhiều kinh sách. Tôi không biết là người ta có giác tri tất cả chuyện này không.
17:40 Và chúng ta sẽ truy vấn sâu, nếu các bạn có chút chân thành, là liệu các bạn và tôi, và chúng ta những người có tham gia trong những tổ chức, có thể nào sống hòa bình với nhau không. Hòa bình đòi hỏi rất nhiều sự thông tuệ, chứ không chỉ là những cuộc biểu tình chống lại một dạng chiến tranh cá biệt, chống lại bom hạt nhân hay bom nguyên tử ... Những cái đó là sản phẩm của tâm thức, của trí não chúng cố hữu trong chủ nghĩa dân tộc, trong hình thức đức tin, hệ tư tưởng đặc thù nào đó. Họ đang cung cấp vũ khí - những cường quốc, dù là Nga, Mỹ hay Anh, hay Pháp - vũ khí cho toàn thế giới. Và họ cũng nói về hòa bình, cùng lúc với cung cấp vũ khí quân sự.
19:09 Cả một thế giới hoài nghi khổng lồ, và sự hoài nghi không bao giờ dung chứa được tình cảm, săn sóc, yêu thương. Tôi nghĩ chúng ta đã mất đi cái đức tính ấy, đức tính từ bi trắc ẩn Không phân tích từ bi là gì, người ta có thể phân tích một cách dễ dàng. Nhưng bạn không thể phân tích tình yêu được. Yêu thương không nằm trong những giới hạn của não bộ, bởi não bộ là phương tiện của cảm giác, nó là cái trung tâm của mọi phản ứng và hành động, và chúng ta thì đang cố tìm kiếm hòa bình, tình yêu trong vùng bị giới hạn này. Có nghĩa là, nghĩ tưởng không phải là tình yêu bởi vì suy nghĩ dựa trên kinh nghiệm, là cái bị giới hạn và trên kiến thức, cái luôn luôn bị hạn chế, dù ở hiện tại hay ở tương lai. Kiến thức thì luôn hạn chế. Và có kiến thức, là cái được chứa đựng trong não bộ như ký ức, từ kí ức đó sinh ra nghĩ tưởng. Chúng ta có thể quan sát thấy điều này rất đơn giản và dễ dàng nếu ta xem xét bản thân mình, nếu ta nhìn xem động thái suy nghĩ, kinh nghiệm, kiến thức của riêng mình. Bạn không phải đọc quyển sách nào cả, hay thành một chuyên gia để hiểu được lối suy nghĩ, lối sống của bản thân.
21:48 Vậy suy nghĩ thì luôn bị hạn chế, dù nó ở hiện tại hay ở tương lai. Và chúng ta cố gắng để giải quyết tất cả những vấn đề của mình, cả về kỹ thuật, tôn giáo, và thuộc về cá nhân , qua hoạt động suy nghĩ. Chắc chắn rằng suy nghĩ không phải là tình yêu, yêu thương không phải là cảm giác hay niềm yêu thích, nó không phải là kết quả của ước muốn. Nó là điều gì đó khác biệt hoàn toàn. Để đến được với tình yêu đó, cái vốn là lòng trắc ẩn, với sự thông tuệ của riêng nó ta phải thấu hiểu bản thân, cái chúng ta là - không qua những nhà phân tích, mà là thấu hiểu những muộn phiền riêng tư, những niềm vui, những niềm tin của riêng mình.
23:11 Các bạn biết đấy, bất cứ nơi nào bạn đi, khắp thế giới này, con người, nhân loại đều đau khổ, bởi nhiều lý do khác nhau. Có thể nó lặt vặt hay việc gì đó rất sâu xa gây ra đau đớn, muộn phiền. Mỗi mỗi con người trên hành tinh này đều trải qua điều đó ở mức độ nhỏ hay ở việc trọng đại, như là cái chết. Phiền muộn được tất cả nhân loại chia sẻ, nó không phải là nỗi buồn của bạn hay của tôi, mà là muộn phiền của nhân thế, nỗi âu lo, đau đớn của con người, cô đơn, tuyệt vọng sự hung hăng gây hấn. Thế nên các bạn, và chúng tôi, là phần còn lại của nhân loại, chúng ta không phải là những con người tách biệt về mặt tâm lý. Bạn có thể là nữ, tôi có thể là nam, bạn có thể cao, da nâu, hay thấp..., nhưng trong thâm tâm, về phương diện tâm lý, là thứ quan trọng hơn nhiều, thì chúng ta là phần còn lại của nhân loại. Các bạn là phần còn lại của nhân loại, và vì thế nếu bạn giết người khác, nếu bạn xung đột với người khác, thì bạn đang hủy hoại chính mình. Bạn có thể quan sát điều này thật cẩn thận nếu bạn nhìn vào bản thân mình mà không hề bóp méo.
25:16 Vậy nên chỉ có thể có được hòa bình khi nào nhân loại, khi các bạn và tôi, không có xung đột trong chính mình. Các bạn có thể nói, "Nếu ta đạt được, hay đến chỗ chấm dứt mọi xung đột trong con người mình, thì nó sẽ ảnh hưởng ra sao đến phần còn lại của nhân loại?" Đây là một câu hỏi rất cũ kĩ. Nó được nêu ra cả ngàn năm trước Chúa - nếu ngài đã từng hiện diện. Và chúng ta phải truy vấn liệu muộn phiền của chúng ta đau khổ và lo âu tất cả điều đó, bao giờ có thể chấm dứt. Nếu ta áp dụng, nhìn ngắm, quan sát với chú tâm hết mực, khi bạn nhìn với sự chú tâm thật to lớn khi bạn chải tóc hay cạo râu, cùng với phẩm chất chú tâm đó, được gia cường, bạn có thể quan sát chính mình - tất cả những sắc thái, những cái vi tế. Và tấm gương là mối tương giao của bạn trong nhân loại. Trong tấm gương soi đó, bạn có thể thấy mình chính xác như bạn đang là. Nhưng bởi đa số chúng ta sợ phải nhìn vào cái chúng ta đang là, và thế là chúng ta dần tăng trưởng sự đối kháng, điều tội lỗi, và các thứ đại loại như thế. Chúng ta không bao giờ hỏi về tự do hoàn toàn - không phải là làm cái bạn thích làm, mà là tự do với sự chọn lựa. Ở đâu có đa dạng sự chọn lựa thì ở đó có nhiều rối loạn.
27:44 Vậy, chúng ta có thể nào sống trên tinh cầu này, Pacem in Terris, Hòa bình trên thế giới với sự thấu hiểu sâu sắc về nhân loại, tức là thâu hiểu chính mình thật sâu xa, chứ không dựa theo nhà tâm lý, nhà phân tích nào cả. Họ cũng phải được phân tích Vậy chúng ta có thể, không phải quay sang những chuyên gia, mà như một người thế tục giản đơn, chúng ta có thể quan sát những khí chất những khuynh hướng riêng tư của chúng ta, Não bộ của chúng ta - người nói đây không phải là một chuyên gia về vấn đề trí óc - Não bộ của chúng ta đã bị tập nhiễm với chiến tranh, hận thù, với xung đột. Nó bị tập nhiễm qua khoảng thời gian tiến hóa lâu dài, Liệu rằng não bộ với những tế bào của nó, chứa đựng tất cả những ký ức, liệu não bộ đó có thể nào giải phóng chình nó khỏi điều kiện khuôn định của bản thân nó hay không. Các bạn biết đó, trả lời câu hỏi như thế thật quá đơn giản. Nếu bạn cứ đi về phương bắc suốt cả đời mình - như là nhân loại đã đang đi theo một hướng cá biệt, vốn đầy xung đột - và ai đó đến và nói, "Hướng này chẳng tới đâu cả", Ông âý không đùa, và có lẽ các bạn cũng nghiêm túc. Rồi ông ấy nói, "Hãy về nam, về đông, hướng nào cũng được trừ hướng đó". Và khi bạn thực sự rời bỏ hướng đó thì có sự đột biến trong chính mỗi mỗi tế bào bởi vì bạn đã phá tan khuôn mẫu. Và khuôn mẫu đó phải bị phá lúc này, chứ không phải 40 năm hay trăm năm sau.
30:18 Và con người có thể nào có sinh khí, năng lượng, để chuyển hóa bản thân thành những người văn mình, không giết hại nhau nữa không?
30:50 C: Chúng tôi có thể hỏi vài câu chứ?
30:52 K: Ồ vâng, cứ hỏi. Xin cứ vui lòng!
31:12 C: Chúng ta sẽ có chút thời gian cho những câu hỏi và ngài Krishnamurti đã thuận lòng trả lời bất cứ câu hỏi nào các bạn muốn hỏi. Khi bạn hỏi, vui lòng giơ tay để micro được chuyển đến. Cám ơn.
31:32 Người hỏi: Tôi muốn hỏi một câu về sự thiếu thốn một biểu lộ thuộc về tâm linh - spiritual mà tôi cảm thấy được liên kết với. Mọi người có nghe được tôi không ạ? Tôi không nghĩ vậy. Phải không? Tôi thấy là có một cảm giác tách rời cái mà được truyền đạt tới tôi. Tôi trông chờ một sự kết nối về mặt tâm linh, tới tôi và những người anh em trong hội này, điều đó sẽ là một cảm giác thăng hoa. Đó là cái tôi mong chờ trải nghiệm ở buổi thuyết trình này, một cảm giác thuộc tâm linh cao hơn về tính thống nhất hơn là một sự trình bày mang tính trí thức.
32:46 K: Trước hết, tôi không hiểu từ "spiritual" (thuộc tâm linh). Có phải nó thuộc cảm giác, lãng mạn, thuộc ý tưởng, hay là thứ gì đó mơ hồ trong không gian, hay đối diện với thực tại, thứ mà đang diễn ra lúc này, cả trong bản thân chúng ta và trên thế giới? Bởi vì bạn là thế giới, bạn không tách biệt với thế giới. Chúng ta đã tạo ra xã hội này, và chúng ta là xã hội đó. Bất cứ kinh nghiệm gì ta có, cái được gọi là thuộc tôn giáo và thuộc về tâm linh, ta phải nghi ngờ chính những kinh nghiệm như thế, ta phải hỏi, phải hồ nghi. Tôi không rõ bạn có hiểu rằng từ "scepticism" - chủ nghĩa hoài nghi, là đặt vấn đề, truy vấn, thì không được ủng hộ trong giới Cơ đốc. Trái lại nơi Phật giáo và Ấn độ giáo, thì đó là một trong những điều cần thiết. Bạn phải truy vấn, mọi thứ, đến khi nào bạn khám phá hay đạt đến chân lý, thứ mà không phải của bạn, hay của bất kỳ ai, nó là chân lý.
34:45 Và sự truy vấn này không phải thuộc về sự hiểu biết. Sự hiểu biết chỉ là một phần trong toàn bộ cấu trúc con người. Ta hẳn phải nhìn vào thế giới và vào bản thân như một tổng thể. Và kinh nghiệm không phải là điều gì đó để kinh nghiệm được. Nếu ta có thể chỉ ra rằng, ai là người kinh nghiệm tách biệt khỏi kinh nghiệm chứ? Chẳng phải người kinh nghiệm là một phần của kinh nghiệm hay sao? Nếu khác đi, anh ta sẽ không biết được cái kinh nghiệm mà anh ta có. Thế nên người kinh nghiệm chính là kinh nghiệm; Người suy nghĩ chính là suy nghĩ; người quan sát, trong ý nghĩa về mặt tâm lý, chính là cái được quan sát. Không có gì khác biệt cả. Và chỗ nào có sự khác biệt, chia chẻ, thì xung đột xuất hiện. Chấm dứt xung đột thì có tự do, Và chỉ khi đó chân lý mới có thể hiện thể. Tất cả điều này không phải thuộc tri thức đâu! Đây là cái mà ta sống, khám phá ra.
36:40 Hỏi: Ngài đã nhấn mạnh nhiều về sự truy xét và chủ nghĩa hoài nghi. Tôi tự hỏi liệu ngài có thể nói cho tôi đức tin có vai trò gì trong đó không? Ngài đã đề cập tới chủ nghĩa hoài nghi và sự truy xét. và tôi tự hỏi rằng từ "đức tin" - faith cũng có vai trò trong hoạt động của ngài chứ?
37:16 K: Đức tin là gì? Bạn đặt đức tin của bạn ở cái gì? Người ta tin tưởng vào kinh nghiệm nào đó ta tin tưởng ở đức tin nào đó, hay vào một biểu tượng, ... Tại sao người ta có đức tin chứ? Có phải nó ở trong sự sợ hãi, trong sự không chắc chắn, trong cảm giác về sự bất an không? Khi bạn có đức tin - ví dụ như một người theo Ấn giáo ở biểu tượng nào đó - và bạn giữ chặt vào đức tin đó, hay vào biểu tượng đó, rồi bạn chiến tranh với phần thế giới còn lại. Còn việc xem xét chậm rãi, dè dặt, truy vấn, hỏi chính mình, rồi từ đó có sự rõ ràng sáng sủa. Và hẳn là phải có sự rõ ràng để thấu hiểu cái gì là vĩnh cửu.
38:54 Hỏi: Phần cuối khi ông nói rằng chúng ta cần phá vỡ mô hình của xung đột giữa người với người. Câu hỏi của tôi là, ông có thấy điều đó như là như một quá trình tiến hóa sẽ xảy ra là không thể tránh khỏi không? Hay ông thấy nó như điều gì mà tất cả chúng ta phải làm việc cật lực để đạt được không? Và có một câu như thế này: Trong lúc tối tăm mắt bắt đầu thấy được. Và lý do tôi đẩy câu hỏi vào ông là bởi trong cái ý hoặc nó sẽ xảy ra hoặc nó sẽ không xảy ra, nhưng làm sao ông thấy nó diễn ra chứ?
39:36 K: Tôi không hiểu câu hỏi của ông lắm, thưa ông.
39:39 Q: Vâng. Ông nói về phá vỡ mô hình, Con người có một mô hình, não bộ có khuôn mẫu, và cái khuôn mẫu đó phải được phá vỡ để mà có hòa bình trên thế giới.
39:51 K: Dĩ nhiên rồi.
39:52 Người hỏi: Thế thì ông có thấy rằng việc phá vỡ khuôn mẫu đó là một vận động tích cực, hay một phát triển tự nhiên trong sự tiến hóa của con người
40:04 K: Này ông, chúng ta có tiến hóa chút nào không?
40:10 Người hỏi: Tôi nghĩ là chúng ta liên tục tiến hóa.
40:12 K: Vậy là ông chấp nhận sự tiến hóa - tiến hóa về mặt tâm lý, Chúng ta không đang bàn về sự phát triển thuộc kỹ thuật hay sinh học - mà sự tiến hóa về tâm lý. Sau hàng triệu năm, hay 50 ngàn năm, chúng ta có chuyển hóa sâu gì không? Chúng ta chẳng phải cũng như xưa cũ, vẫn bạo tàn vậy sao? Thế nên, tôi đang hỏi, nếu ông lưu tâm liệu có sự tiến hóa thuộc tâm lý chút nào chăng? Tôi nghi ngờ điều đó. Với cá nhân tôi, với người nói đây, không có tiến hóa về mặt tâm lý gì cả, Chỉ có sự chấm dứt: của muộn phiền, đau khổ, lo âu, cô đơn, tuyệt vọng và tất cả cái đó. Nhân loại đã sống với nó cả triệu năm rồi. Và nếu chúng ta dựa vào thời gian, vốn là tư tưởng - thời gian và tư tưởng đồng hành với nhau - nếu chúng ta dựa vào sự tiến hóa thì ngàn năm hoặc lâu hơn nữa, chúng ta sẽ vẫn bạo tàn thôi.
42:00 Chủ tịch: Xin vui lòng cho biết tên và tổ chức của mình trước khi đặt câu hỏi.
42:15 Người hỏi: Câu hỏi của tôi là cái gì sẽ phải xảy ra ở đó để bắt đầu sự tiến hóa thuộc tâm lý như diễn giả thấu suốt nó?
42:39 Chủ tịch: Xin bà lặp lại câu hỏi của mình?
42:45 Người hỏi: Điều gì sẽ xảy ra trong tâm thức con người ở đó để bắt đầu sự tiến hóa thuộc tâm lý như diễn giả thấu tỏ nó?
43:07 K: Sự tiến hóa thuộc tâm lý là cái gì? Tôi không hiểu lắm câu hỏi
43:13 Người hỏi: Ngài đã nói rằng ngài không nghĩ là có sự tiến hóa thuộc tâm lý. Câu hỏi của tôi là: Cái gì có thể xảy ra để mà sẽ có, để mà có thể có sự tiến hóa thuộc tâm lý.
43:34 K: Thưa bà, tôi e là chúng ta đã chưa hiểu nhau. Chúng ta sống trên hành tinh này từ lịch sử, cũng như từ khảo cổ, trên trái đất này trên dưới 50 ngàn năm. Và suốt cả giai đoạn dài tiến hóa đó, về tâm lý, thâm tâm, về mặt chủ quan, chúng ta vẫn cứ ít nhiều bạo tàn - thù ghét nhau, giết hại nhau. Và thời gian sẽ không giải quyết được vấn đề đó, tức là sự tiến hóa. Và có thể chăng - chúng ta đang truy vấn - với mỗi con người, là phần còn lại của thế giới, liệu cái chuyển động thuộc tâm lý có thể nào chấm dứt và thấy ra điều gì đó tươi mới lại hay không?
45:09 Người hỏi: Tôi muối hỏi ngài cùng câu hỏi theo lối nói khác: Chúng ta nên làm gì để mà tác động lên cái chống lại sự tiến hóa này. Tôi muốn nói thêm điều này nữa. Tháng trước tiến sĩ Bohm ông ấy cũng nói thế và ngài đang nói theo cách khác. ông ấy là một nhà khoa học, ông ấy cũng đang giải thích vấn đề tương tự. Tôi tự hỏi ngài nghĩ chúng ta có thể làm gì, như một vấn đề của thực tế, Chúng ta có thể làm gì ngay lúc này để mà tác động điều này?
45:40 K: Được rồi, tôi hiểu rồi. Bạn có thể làm gì ngay lúc này? Phải chứ? Thay đổi hoàn toàn - cả thuộc tâm lý và thuộc ngoại giới. Đầu tiên là một cuộc cách mạng tâm lý không phải tiến hóa, mà là cách mạng, là thay đổi hoàn toàn. Đó là hành động thực sự của con người, chứ không phải nghịch vớ vẩn ở phía ngoại biên.
46:35 Người hỏi: Ngài đã phát biểu rằng điều kiện quan trọng để hiểu con người bắt đầu từ thấu hiểu bản thân chúng ta thật rõ ràng. Ông có thấy rằng trong những căn phòng này trong vòng 40 năm tiếp theo, ở Liên Hiệp Quốc, rằng sự thấu hiểu con người qua việc thấu hiểu bản thân chúng ta sẽ trở thành một phần trong quyết định toàn cầu không?
46:58 K: Tôi không thể trả lời câu hỏi đó bởi vì tôi không thuộc về tổ chức này. Xin hỏi những chủ nhân ấy.
47:16 Người hỏi: Tôi là đại diện cho Hội đồng Công dân thế giới của LHQ và là đồng chủ tịch của Ủy ban điều phối truyền thông cho LHQ và để phục vị việc ghi lại, tôi muốn nói rõ rằng ông Marcel Boe, người đã hỏi câu hỏi rất có ý nghĩa lúc trước cũng là một thành viên của tổ chức đó và tôi tin tưởng rằng ngài và ông ấy sẽ có dịp để nói chuyện một chút sau bởi vì nhiều tác phẩm của ông ấy dường như rất có liên quan tới những kết luận của ngài. Nhưng tôi muốn thêm một ý khác, có lẽ một ý về sự cổ vũ lớn hơn trong câu hỏi của tôi. Ngài đã chỉ ra rằng, các tổ chức có thể không đưa ra lời đáp, và ngài cũng biểu lộ rằng lịch sử của loài người có thể đã khiến ngài bi quan về tương lai hay sự cứu rỗi. Tôi nghĩ rằng nó phụ thuộc vào bản chất của các tổ chức, và những tổ chức này có đang phục vụ cho lợi ích của con người hay không và có được chuẩn bị để cho việc phát triển, khi tổ chức LHQ và nhiều hội nhóm khác phát triển, và khi con người phát triển. Để ghi lại, tôi xin đọc một câu của tiến sĩ Louis Thomas. Ngài có lẽ biết ông ấy với tư cách một nhà khoa học, một tác giả anh em, cũng là Hiệu trưởng của Trung tâm Memorial Sloan Kettering. Ông nói, " Chúng ta có thể xây những cơ cấu xã hội người chưa từng thấy trước đó, những suy nghĩ chưa bao giờ nghĩ trước đó âm nhạc chưa bao giờ nghe trước đó miễn là chúng ta không giết tiêu diệt chính mình và miễn là chúng ta có thể kết nối với nhau qua tình cảm và sự tôn trọng vì rằng bộ gen của chúng ta cũng được mã hóa. Không có giới hạn nào với cái chúng ta có thể làm trên hay ngoài hình tinh này. Và ngụ ý mà tôi muốn chia sẻ là, rằng chúng ta đã đang phát triển bởi chúng ta có khả tính yêu thương và hợp tác, và rằng chúng ta không bị kết tội bởi chúng ta biểu lộ hận thù, sợ hãi và tham lam và đã khuất phục với những tội lỗi ở quá khứ như thế Mà bởi chính sự hiện diện của tổ chức LHQ chúng ta có một sự minh họa cho khả tính của loài người về sự phát triển và những mục tiêu chung. Và tôi nghĩ rằng cái hiện tại chứa đựng tương lai và chúng ta, bằng hành động quyết liệt trong hiện tại có thể ảnh hưởng đến tương lai và sự tồn vong của chúng ta. Do đó, tôi muốn hỏi, đâu là câu trả lời cho vấn đề ngài đã nêu lên về việc khi ta đạt được bình an trong bản thân, nó tác động lên thế giới còn lại ra sao, được đặt trong hạn định thời gian?
50:14 K: Câu hỏi là gì vậy thưa ông?
50:15 Người hỏi: Câu hỏi là: khi ta đạt được bình an trong bản thân thì nó ảnh hưởng như thế nào đến nhân loại còn lại khi không có những cấu trúc có tổ chức?
50:25 K: Tôi đã giải thích điều đó, xin lỗi. Tôi đã giải thích rồi. Nói rằng, nếu tôi thay đổi thì điều đó sẽ ảnh hưởng ra sao đến nhân loại, đến thế giới còn lại? Phải câu hỏi như thế không?
50:41 K: Xin đợi chút. Người hỏi: Đúng câu hỏi đó.
50:44 K: Tôi nghĩ nếu tôi có thể chỉ ra bằng sự tôn trọng hết mức, thì đó là một câu hỏi không ổn. Thay đổi đi rồi ông sẽ thấy cái gì sẽ xảy ra. Đây là vấn đề thực sự hết sức quan trọng. Chúng ta phải gạt bỏ tất cả những vấn đề bên rìa. Xin hãy nhìn nhận điều gì đó thật to lớn: là ông là phần còn lại của nhân loại về mặt tâm lý. Ông là nhân loại, dù ông sống ở Ấn, Nga, Trung hoa, hay ở Mỹ, ở Âu, ông là phần còn lại của nhân loại bởi ông đau khổ, và bất cứ ai trên trái đất này đều đau khổ theo cách riêng của họ. Chúng ta chung niềm đau khổ ấy, chứ nó không phải là khổ đau của tôi. Vậy nên khi ông hỏi câu hỏi: Việc đó sẽ đổi thay được gì nếu tôi hay ngài thay đổi, Nếu tôi có thể hết sức khiêm tốn chỉ ra thì đó là câu hỏi sai. Ông đang tránh né vấn đề trung tâm. Và chúng ta dường như không bao giờ đối diện với vấn đề trung tâm này, Thách thức trung tâm này nó đòi hỏi chúng ta phải sống khác hoàn toàn, chứ không phải như người Mỹ, người Nga, người Ấn, Phật tử hay Cơ Đốc nhân.
52:36 Tôi không rõ ông có nhận thấy không, Người Cơ đốc phải chịu trách nhiệm về việc giết hại con người hơn nhiều so với tất cả những nhóm tôn giáo khác. Xin đừng tức giận! Rồi đến dân Hồi giáo, thế giới đạo Hồi, Rồi đến tín đồ Ấn giáo và những người Phật tử đi sau nhiều. Thế nên cái gọi là Cơ đốc hữu, bao gồm cả tín đồ Công giáo nữa, khoảng tám trăm triệu người, nếu họ nói, "Không chiến tranh nữa!" thì các bạn sẽ có hòa bình trên địa cầu này. Nhưng họ đã không nói như thế. Chỉ có Phật giáo và Ấn giáo nói, "Đừng giết hại, Nếu bạn sát sanh", - họ tin vào sự luân hồi - "bạn sẽ trả oán vào đời sau. Do vậy đừng giết hại những sinh vật dù nhỏ nhất trừ cái bạn phải ăn, rau cỏ vân vân. Hãy đừng sát sanh". Chúng tôi, như những người Bà la môn đã được nuôi lớn theo lối đó. đừng giết một con ruồi, đừng giết thú vật làm thức ăn. Nhưng tất cả điều ấy đã hết. Vậy xin vui lòng, chúng ta đang đề nghị rằng vấn đề trung tâm là: để chấm dứt chiến tranh, bạn phải chấm dứt sự đối kháng, sự xung đột của riêng bạn, sự thống khổ và đau đớn riêng tư.
54:41 Người hỏi: Chúng tôi có một câu hỏi gửi đến ngài Krishnamurti. Ông có tin vào cái gọi là realised soul - tâm thức giải thoát không?
54:54 K: Ông có tin vào cái gọi là tâm thức giải không? Tôi không biết nó nghĩa là gì. Gượm đã, thưa ông.
55:09 Người hỏi: Thưa ngài, giờ ngài đang nói chuyện từ một diễn dàn công khai và khi bài nói kết thúc có lẽ ngài sẽ trở về chỗ riêng tư mà có lẽ ngài vô cùng yêu mến. Thế thì với đa số con người trong thế giới này, sự phân chia giữa đời sống xã hội và đời sống riêng tư. Ngài có thể bàn về sự phân chia này không? Ngài có cảm thấy nó đưa đến xung đột không? Có tất yếu không?
55:35 K: Giữa đời sống xã hội và đời sống riêng tư ư? Câu hỏi là vậy phải không?
55:40 Người hỏi: Vâng thưa ngài.
55:42 K: Tại sao bạn lại chia tách điều này? Tại sao chúng ta lại phân ra đời sống xã hội như thể nó là cái gì bên ngoài, và đời sống riêng tư? Nếu ta sống đúng, xác đáng, không phải thuộc trí thức, mà một cách tổng thể, thì có đời sống bên ngoài và đời sống riêng không? Nhìn tổng thể, tức là sống như một con người trọn vẹn, không phải như một người thuộc hội nhóm không phải như một cá nhân riêng lẻ không phải như những tâm thức vụn vặt, bộ não vận hành theo mối quan tâm riêng. Thứ lỗi nếu tôi quá dứt khoát. Chuyện đó chấm dứt chưa thưa bạn?
56:39 Chủ tịch: Còn hai câu hỏi nữa.

K: Tôi không sao đâu.
56:48 Người hỏi: Nếu ngài đang sống bình an, và kẻ bạo ngược tấn công, thì ngài không chống cự sao?
56:56 K: Bạn sẽ làm gì lúc đó? Nếu bạn sống một cách hòa bình và một kẻ bạo ngược hay kẻ cướp tấn công bạn sẽ làm gì? Đó là câu hỏi. Bạn có sống bình an trong một hay hai ngày không? Hay bạn sống hòa bình cả đời? Nếu bạn sống hòa bình trong nhiều năm rồi thì bạn sẽ làm đúng việc cần làm khi bạn bị tấn công.
57:39 Thưa quí vị, người nói đã ở trường hợp này, đã nói chuyện trong 60 năm qua, và lâu hơn - trên khắp thế giới ngoại trừ phía bên kía Bức Màn Sắt. Trước chiến tranh ông ấy đã đi khắp châu Âu - và những câu hỏi này đã được đặt ra cho người nói trong 60 năm. Những khuôn mẫu tương tự được lặp lại bởi thế hệ trẻ, bởi một nước văn minh ở thời điểm này, giống như Mỹ quốc, những câu hỏi giống nhau, với cùng mục đích, để bẫy người nói, hay để thực sự hiểu người nói, hay để thấu hiểu bản thân. Và nếu các vị bất hạnh hay may mắn nói chuyện cả 60 năm các vị sẽ biết tất cả những câu trả lời và tất cả những câu hỏi. Không hề có sự khác biệt nào giữa câu hỏi và lời đáp. Nếu bạn thấu hiểu câu hỏi thật sự sâu xa thì câu trả lời nằm trong câu hỏi.
59:16 Chủ tịch: Ngài Robert Muller muốn hỏi một câu.
59:22 Người hỏi: Vâng, không phải là để hỏi một câu hỏi tôi chỉ là muốn chúc mừng bài phát biểu của ngài. Và để xác nhận rằng sinh hoạt trong tổ chức này trong khoảng 40 năm qua và sống hơn 60 năm rồi, tôi cũng đã đi đến cùng một kết luận như ngài. Tất cả chúng ta bị lập trình, chúng ta đã bị lên chương trình vào một quốc gia, vào một hệ tư tưởng, vào một tôn giáo. Và tất cả là những con người bị phân mảnh. Tôi mất bốn mươi năm qua trong ngôi nhà này để được lên chương trình lại từ hai hay ba quốc tịch đè nặng lên mình, mỗi lần tôi cầm cây súng để bắn về hướng khác. Và ở nơi này, sau khi thấy thế giới trong sự thống nhất của nó và con người trong sự trọn vẹn của nó từ đó tôi đi đến một kết luận rằng là một con người thì quan trọng hơn là một người Do Thái, một người Công giáo hay một người Pháp, người Nga, người da trắng hay người da đen. Và trong sách của mình, tôi sẽ không giết hại với bất kỳ lý do gì, và vì bất kỳ quốc gia, tôn giáo nào hay vì bất cứ hệ tư tưởng nào. Đây là kết luận, vốn cũng là kết luận của ngài.
1:00:57 K: Nó là kết luận ư, thưa ông? Hay là một thực tế?
1:01:05 Người hỏi: Đó là thực tế ở tôi.

K: Vậy tốt hơn. Không phải là kết luận.
1:01:15 Chủ tịch: Bà đại sứ Barish muốn bình luận.
1:01:18 Người hỏi: Không phải bình luận mà là câu hỏi ạ. Tôi không tranh luận gì về các tôn giáo mà tôi chỉ gợi nhắc rằng, "mắt đổi mắt răng đổi răng" không chính xác là một giáo huấn của đạo Cơ đốc. Trái lại, Chúa nghĩ đường lối hòa bình là: chăm lo cho những người anh em của bạn, từ ái và thương yêu người khác. Nhưng tôi muốn biết làm sao để phá vỡ mô hình đối đầu giữa con người với nhau. Tôi không đang nói về các quốc gia bởi các quốc gia được hình thành bởi con người và các chính phủ nữa, họ, những con người mới điều khiển những đất nước. Làm sao chúng ta có thể phá vỡ mô hình này Làm sao con người đã không thể thực hành được những suy tư sáng rỡ như cái đức Chúa đã viết cho chúng ta và điều đó cũng được viết bởi mọi tôn giáo như Ấn giáo và Phật giáo. Tôi rất muốn thấy rằng liệu chúng ta có thể thấy một công thức, một giải pháp để phá vỡ cái mô hình đối đầu kinh khủng đó, và thù ghét thậm chí trong gia đình như ngài Krishnamurti đã chỉ ra bởi không chỉ có chiến tranh giữa những quốc gia, mà cũng luôn có đối đầu, đối ngẫu thậm chí giữa trẻ con với nhau, ông thấy như đứa thì với mẹ, và đứa kia muốn ... Cái mô hình đó làm sao chúng ta có thể phá vỡ đây? Cám ơn.
1:03:01 K: Tôi có thể trả lời câu hỏi của bà chứ? Chúng ta được lập trình, giống những cái máy tính vậy - chúng ta là người Công giáo, Tin lành Phật tử và v...v. Như ngài Muller đã vạch rõ, chúng ta bị tập nhiễm. Chúng ta có nhận ra hay thấy một cách thực sự không, một cách thực sự, không lý thuyết, không dựa trên ý niệm, mà thực thấy rằng chúng ta bị lập trình không? Hay nó chỉ là một phát biểu tùy tiện? Nếu bạn thực sự được lập trình và bạn nhận ra những hậu quả của việc bị lên chương trình đó. Một trong những hậu quả là hận thù, hay chiến tranh, hay chia tách bản thân với người khác. Nếu ta nhận chân rằng mình đang bị lập trình, bị áp lực, được khuyên bảo, và nếu ta thực sự thấy điều đó, thì bạn từ bỏ nó, bạn không muốn một công thức cho nó. Khoảnh khắc mà bạn có công thức rồi thì bạn dính kẹt vào nó. Rồi bạn lại bị lập trình trở lại bởi bạn có chương trình của mình và người anh em khác đem đến cho bạn chương trình khác. Thế nên, quan trọng là nhận chân thực tế về việc bị lập trình, không phải thuộc trí thức, mà với toàn bộ máu huyết và năng lượng của bạn.
1:05:10 Chủ tịch: Bởi vì yếu tố thời gian nên chúng ta sẽ không thể trao đổi thêm câu hỏi nào nữa. Thay mặt cho Cộng đồng Pacem in Terris và cuộc vận động vì một thế giới tốt hơn chúng tôi muốn cám ơn diễn giả vị khách danh dự của chúng ta và ông Robert Muller, bà Đại sứ Barish là những chủ tịch danh dự của hội, và tất cả những người đến tham dự buổi thuyết trình hôm nay.
1:05:35 Tôi có một lễ kỉ niệm rất đơn giản trước khi quí vị rời đi. Ngài Krishnamurti đã ở đây năm ngoái vào ngày 17 tháng tư, trước sau thời điểm chúng ta có ngày Hòa bình trên thế giới. Và năm nay, chúng ta rất may mắn trong kỉ niệm lần thứ 22 của tổ chức Pacem in Terris, và các bạn đã nghe rồi. Thay mặt cho Hội Pacem in Terris tại Liên Hiệp Quốc, chúng tôi lấy làm vinh dự trao tặng đến ngài Krishnamurti, vị đạo sư thế giới, tấm Huy chương Hòa bình Liên hiệp quốc năm 1984.